Dấu chỉ của thời: Cuộc tấn công ở Điện Capitol và âm mưu lật đổ chống Đức Phanxicô
international.la-croix.com, Massimo Faggioli, 2021-01-20
Massimo Faggioli, giáo sư thần học và nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Villanova, Philadelphia, tác giả quyển sách “Joe Biden và công giáo ở Hoa Kỳ” (Joe Biden and Catholicism in the United States) vừa được phát hành ngày 20 tháng 1-2021.
Vụ tấn công Điện Capitol và âm mưu lật đổ chống Đức Phanxicô làm lộ mặt những người công giáo Hoa Kỳ đang phá hoại đất nước và Giáo hội của họ.
“Nó trông giống như cảnh chiến đấu thời trung cổ.”
Đó là lời của một cảnh sát ở Washington, D.C., mô tả vụ tấn công ngày 6 tháng 1 tại Điện Capitol, trụ sở của Quốc hội Hoa Kỳ.
Cảnh chiến đấu thời trung cổ là hình ảnh phù hợp để mô tả những gì đã xảy ra trong Giáo hội công giáo Mỹ kể từ ngày Đức Phanxicô được bầu năm 2013.
Chúng ta đã thấy cùng những lời hô trong các cuộc tụ họp tương tự (“hãy lấy lại Giáo hội chúng ta”), cũng cùng chiến thuật (phổ biến những lời nói dối và thuyết âm mưu) và những bộ óc lỗi lạc tương tự hoặc ít nhất là đánh giá thấp cho những gì đang xảy ra (không phải những nhân vật làm rối bời đám đông, nhưng là những nhân vật mặc vét, thắt cà vạt từ phòng thâu hình công giáo).
Nếu cuộc tấn công vào Điện Capitol là của đám đông đang muốn phá vỡ trật tự hiến pháp Hoa Kỳ, thì trong vài năm qua, những gì đã xảy ra ở Giáo hội công giáo cũng là nỗ lực nhằm lật đổ giáo hoàng đương nhiệm.
Một cựu sứ thần và nhóm chống Đức Phanxicô
Sự việc bắt đầu rất sớm, vào mùa xuân và mùa hè năm 2013 – qua cố gắng làm suy yếu tính hợp pháp của ngài.
Rồi khi những chiến thuật để làm bất hợp pháp rõ ràng không hiệu quả, một nhóm âm mưu đã được thành lập xung quanh giám mục cựu sứ thần Carlo Maria Viganò tháng 8 năm 2018 khi cựu sứ thần tại Washington (2011-2016) chỉ đạo một chiến dịch dữ dội và chưa từng có để hạ uy tín Đức Phanxicô.
Khi cựu sứ thần Viganò yêu cầu Đức Phanxicô từ chức, hai mươi giám mục Hoa Kỳ đã công khai ủng hộ. Không một giám mục nào trong số các giám mục này đã xin lỗi hoặc rút lại sự ủng hộ của mình, ngay cả khi cựu sứ thần Viganò và những tuyên bố của ông bị vạch trần dứt khoát.
Không có gì ngạc nhiên khi đây cũng chính là những giám mục tìm cách làm bất hợp pháp, mất uy tín Tổng thống công giáo Joe Biden.
Một cuộc khủng hoảng chính trị và tôn giáo đang diễn ra ở Mỹ
Giáo hội ở Hoa Kỳ là trung tâm của cuộc khủng hoảng tôn giáo và chính trị mà không cách nào có thể giải quyết được trong tương lai gần.
Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ (USCCB) đã không thể thu hẹp khoảng cách giữa việc cố gắng duy trì hoạt động phi đảng phái và sẵn sàng nói lên sự thật.
Chỉ cần so sánh tuyên bố của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ về Điện Capitol với lời tố cáo của hồng y người Áo Christoph Schönborn về âm mưu nổi dậy.
Đức Tổng Giám mục Paul Coakley của giáo phận Oklahoma, Chủ tịch Ủy ban Công lý Gia đình và Phát triển Con người của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 16 tháng 1 kêu gọi hòa bình và lên án bạo lực.
Nhưng Đức Hồng Y Schönborn còn đi xa hơn thế.
Trong tuyên bố ngày 15 tháng 1, hồng y tuyên bố: “Đám đông xông vào Điện Capitol đã bị thuyết phục một cách sai lầm, rằng họ đang chống lại vụ gian lận bầu cử lớn nhất lịch sử nước Mỹ. Không có gì biện minh cho bạo lực của họ. Thậm chí những lời nói dối đã dẫn đến bạo lực”.
Ngài đã phải kêu lên: “Đây là những gì sẽ xảy ra khi sự thật không còn được phân biệt với dối trá. Đây là lời cảnh báo chống lại sức mạnh của sự dối trá!”
Trên thực tế, “sức mạnh của sự dối trá” là trọng tâm của vấn đề liên quan đến các cuộc tấn công gần đây chống lại cả hệ thống hiến pháp của nền dân chủ Hoa Kỳ và địa vị giáo hội của Giáo hội công giáo trong nước.
Ngoài các giám mục còn có người công giáo trên các phương tiện truyền thông chính thống
Một cuộc tranh luận nội bộ công giáo trong nhiều ngày qua đã tập trung đúng và cần thiết vào sự thất bại của các giám mục Hoa Kỳ đã không dứt khoát tố cáo chủ nghĩa Trump hoặc quyết tâm của một số nhà lãnh đạo công giáo để ông Trump được tự do và cho ông, ngầm hoặc khá công khai trong tư cách là ứng viên thiện cảm của Giáo hội.
Sự chú ý cũng tập trung vào trách nhiệm mà các phương tiện truyền thông công giáo ở Hoa Kỳ phải gánh chịu trong việc tạo ra một môi trường đầy thù hận.
Nhưng ở đây có một tầng lớp lãnh đạo khác đã bị loại bỏ quá dễ dàng: các tiên tri và tiền thân của chủ nghĩa công giáo Trump, những người không phải là thành viên của hàng giáo sĩ và không làm việc trong các phương tiện truyền thông công giáo.
Có những người công giáo trong dòng bình luận chủ đạo làm rõ khuynh hướng “lấy lại Giáo hội chúng ta” do các phương tiện truyền thông kém nổi tiếng truyền đi.
Những người công giáo với phương tiện truyền thông đi theo những người tấn công Đức Phanxicô
Chẳng hạn ông Ross Douthat, người viết blog, trở lại đạo công giáo, có cột báo trên New York Times từ năm 2009, liên tục hạ thấp mối đe dọa mà Donald Trump đại diện cho nền dân chủ Mỹ kể từ khi ông tuyên bố ứng cử vào Nhà Trắng năm 2015.
Đồng thời, ông Douthat xúi giục nghi ngờ Đức Phanxicô.
Ông viết trong dòng mở đầu một trong các bài viết của ông tháng 10 năm 2015: “Tham vọng của ngài đã khuyến khích những kẻ âm mưu và kẻ phản âm mưu làm việc hăng hái hơn. Và ngay bây giờ, người lập mưu cao nhất chính là ngài.” Bài viết này không phải là một sự cố cô lập. Năm 2018, ông Douthat đã xuất bản một quyển sách về Đức Phanxicô – hoặc nói đúng hơn là cố chống lại ngài.
Nó chứa đầy những tư tưởng tiêu biểu của một trí thức thông minh độc ác. Nhưng nó cũng cho thấy một số căn bệnh văn hóa của chủ nghĩa Trump. Chỉ cần nhìn vào các nguồn ông Douthat trích dẫn. Một số người trong số họ nổi tiếng với chiến dịch không ngừng chống giáo hoàng.
Và rồi có các bậc vị vọng “cựu công giáo” nổi tiếng tấn công giáo hoàng
Một anh hùng khác của những người bảo thủ công giáo là nhà báo Rod Dreher. Ông từng trở lại đạo công giáo, nhưng bây giờ ông thành viên Giáo hội Chính thống giáo Đông phương.
Cuộc tấn công chống Đức Phanxicô của ông không xuất hiện trong bài báo “ không hối lỗi” của ông sau khi chứng kiến cuộc mít-tinh của phong trào Trump ở Washington, D.C. vào ngày 12 tháng 12. Một sự kiện mà hồng y Viganò đã nhắc đến.
Trong một bài báo tháng 2 năm 2020 có tên “Mối đe dọa của Đức Phanxicô”, ông Dreher đã chế nhạo triều giáo hoàng hiện nay.
Ông viết: “Cuộc chiến thiêng liêng diễn ra ở đỉnh cao Giáo hội công giáo sẽ mang tính quyết định đối với tương lai của thế giới”.
Nhưng đây chỉ là một ví dụ.
Đám đông và những người cổ vũ họ
Cuộc tấn công vào Điện Capitol là hành động khủng bố trong nước được chuẩn bị và thực hiện bởi hàng trăm hoặc hàng ngàn người. Nhưng có những người khác không thuộc đám đông đó của ngày 6 tháng 1, nhưng lại là người chịu trách nhiệm đạo đức về những gì đã xảy ra. Họ là những người công giáo nắm quyền lực chính trị và những người khác làm việc trong lãnh vực truyền thông.
Và họ cũng có trách nhiệm trong việc tấn công Đức Phanxicô. Lý do duy nhất mà những lời nói dối của cựu sứ thần Viganò đã có được chỗ đứng trong công chúng công giáo là vì có một ban bình luận lẽ ra phải biết rõ hơn đã tiếp tay nuôi dưỡng những lời nói dối này.
Trong số họ là những người công giáo (và những người cựu công giáo), những người không có một day dứt lương tâm nào trong việc xuyên tạc để mở rộng khối lượng khán thính giả vốn đã lớn của họ.
Tất nhiên, vấn đề không nằm ở việc chỉ trích giáo hoàng. Đó là quy lỗi cho những điều ngài làm mà họ không thích vì một âm mưu bất chính nào đó. Chúng ta đã thấy điều này xảy ra trong chính trị Hoa Kỳ cũng như trong Giáo hội.
Thời điểm đánh giá
Có một sự song song giữa việc tấn công vào tính hợp pháp của cuộc bầu cử và việc từ chối chấp nhận kết quả, liên quan đến cả Đức Phanxicô và Tổng thống Biden.
Các thuyết âm mưu đã làm cho một số người ở Mỹ và trong Giáo hội công giáo hoàn toàn rơi vào đó, những người trí thức làm thuận lợi cho những việc này thành công trên làn sóng chống thể chế và chống tổ chức.
Trong thời điểm chính trị và giáo hội này, thật dễ dàng để đi theo các phương tiện truyền thông công giáo. Việc chỉ tay vào các giám mục lại còn dễ dàng hơn, một mục tiêu có thể nhìn thấy được với rất nhiều câu trả lời.
Nhưng thời điểm đánh giá này đòi hỏi phải có nhiều phân tích, đặc biệt là suy tư về vai trò của các nhà lãnh đạo quan điểm, những người đã giúp phát triển chiêu trò “làm gì cũng thoát tội” thành một nghệ thuật.
Đó là đặc quyền của những người mà tác giả người Anh George Orwell (1903-1950) gọi là giai cấp thống trị “không thể dạy được” – sản phẩm của một hệ thống ưu tú, nơi mà sự ngu dốt được ngụy trang rất kỹ bằng sự tùy tiện và khinh miệt những gì họ không biết.
Tránh xa những lời nói dối loan truyền có thể là quy luật trong chính trị. Nhưng đó không phải là cách Giáo hội đối phó với những gì đã xảy ra trong bốn năm qua.
Tôi đang mong chờ lời nhận tội mea culpa của một số giám mục. Nó có nhiều khả năng đến từ họ nhiều hơn là từ những người mà tác giả Orwell xem là không thể dạy được.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Joe Biden có thể cứu công giáo Hoa Kỳ khỏi phái cực hữu không?