Đức Phanxicô và nhà thơ trẻ Milanese: “Lắng nghe là hình thức đầu tiên của sự dịu dàng”

102
Đức Phanxicô và nhà thơ trẻ Milanese: “Lắng nghe là hình thức đầu tiên của sự dịu dàng”
famigliacristiana.it, Antonio Sanfrancesco, 2021-01-21
Đức Phanxicô viết trong lời tựa của quyển sách “Ghép vần bất ngờ” (Rime a sorpresa) của nhà thơ trẻ Luca Milanese: “Nếu thời đại của chúng ta nghèo thơ thì không phải vì nét đẹp bị thua, nhưng vì chúng ta khó lắng nghe”. Lời bạt do Linh mục Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí Văn minh Công giáo,  La Civiltà Cattolica viết: “Cử chỉ của Đức Phanxicô là lật ngược, ngài không chọn cái đã biết, cái đã được vững mạnh nhưng cái chưa mọc chín”.
Một nhà thơ trẻ, Luca Milanese, và một độc giả đặc biệt: Đức Phanxicô, tuyển tập thơ có lời tựa và chữ ký của Đức Phanxicô: “Vẻ đẹp không sinh ra từ một tác phẩm khó khăn viết về những chủ đề to lớn hoặc một lựa chọn cẩn thận các từ uyên bác, nhưng nó phát sinh từ khả năng tự phát để làm nổi bật nội tâm vốn có trong lòng bằng những từ thích hợp, nắm bắt những thứ dường như ngẫu nhiên theo một chiều sâu mới, khác biệt. Thực ra thơ của Luca là một loại khác, có thể gọi nó là “bài hát không nốt nhạc”. Thơ của anh là cái nhìn nội tâm, qua đó chữ là một chút âm nhạc của nó, nhạc cụ anh dùng để đào sâu và cho người nghe, không phải là một khái niệm mà là trải nghiệm. Vẻ đẹp là trải nghiệm, và nhà thơ trẻ nói lên điều này qua ba hướng khác nhau: nhìn bản thân, nhìn người khác và nhìn Chúa”.
Anh Luca Milanese kể câu chuyện tập thơ: “Tôi nghi ngờ ý tưởng làm quyển sách này. Tôi bị chứng khó viết, tôi luôn viết bằng máy tính ở trường trung học. Đức Phanxicô thuyết phục tôi viết, lời của ngài thật ấm áp. Tôi nhận ra, dù người chưa bao giờ nghĩ đến viết cũng có thể viết sách”. Anh Luca Milanese xúc động nói. Lời của Đức Phanxicô vẫn còn sống động trong lòng anh, điều này đã thúc đẩy anh làm tập thơ đầu tiên “Ghép vần bất ngờ” có phần đóng góp đặc biệt cho quyển thơ: lời tựa do Đức Phanxicô viết.
Đức Phanxicô viết trong lời nói đầu: “Luca buộc chúng ta nhớ rằng hình thức dịu dàng đầu tiên là lắng nghe. Sẽ không có thơ nếu không có ai đó sẵn sàng lắng nghe.” Anh Luca nhìn thấy chính mình trong những lời này: “Trong tốc độ phát triển của thế giới chúng ta đang sống, làm thơ giống như dừng lại cái nhìn của mình, không điên cuồng. Với tôi là những bài thơ được viết một lần, trong dòng xúc cảm, trong những khoảnh khắc gần như xa rời thực tế. Những suy nghĩ đi ra từ lời nói. Thơ là một bài tập lắng nghe nhưng không. Thơ là sự dịu dàng theo hai chiều: với người viết và với người đọc. Tôi hy vọng qua tập thơ, Luca có thể là nét đẹp và sự dịu dàng, khuyến khích người trẻ làm nổi bật những tài năng mà Chúa đã gieo trong họ, và đôi khi họ không tìm thấy can đảm để thể hiện vì sợ hãi”.
Linh mục Spadaro: “Thơ của Luca là trải nghiệm cuộc sống”
Linh mục Antonio Spadaro viết trong lời bạt: “Qua giấy bút mà Luca lấy lại được sức mạnh và sự quật cường, ý chí sống. Anh không xa rời thực tế, như đôi khi người ta nghĩ, với anh ‘thơ là điểm gắn anh lại với thực tế của sự vật’”. Luca mô tả bài thơ như một điều gì đó “chắc chắn sẽ không đưa ra giải pháp”, nhưng có thể để lại cho chúng ta “một cảm giác ở đó, một vuốt ve nhẹ nhàng đến tận trái tim. Thậm chí cho chúng ta cảm nhận có một cái gì đó phi thường”.
Theo Linh mục Spadaro, Luca dùng từ như dùng phòng tối, giúp chúng ta phát triển những gì mà có lẽ, nếu không có nó, chúng ta sẽ không quan sát được bên trong và bên ngoài bản thân. “Và đó là những gì thơ của Luca Milanese nhắm đến: phát triển hình ảnh cuộc sống, để tự hỏi bản thân về ý nghĩa của nó và có lẽ để hiểu nó. Nói tóm lại, việc trải nghiệm cuộc sống một cách thực sự và hiệu quả là cần thiết, là một cách giải mã thế giới”.
Nhận xét việc Đức Phanxicô chấp nhận viết lời tựa cho tập thơ của nhà thơ trẻ, Linh mục Spadaro cho biết, trong trường hợp này là chưa từng có, cho chúng ta biết thêm về Đức Phanxicô và cũng biết thêm về Luca: “Cử chỉ của Đức Phanxicô là lật ngược, ngài không chọn cái đã biết, cái đã được vững mạnh nhưng cái chưa mọc chín. Ngài đặt chữ ký của mình vào lời nói của những người chưa có bài phát biểu hoàn chỉnh nào được công nhận. Sự quan tâm của ngài dành cho công việc đang làm. Và vì thế nó làm chúng ta hiểu chính trong sự căng thẳng này mà chúng ta tìm thấy chìa khóa cho ngày hôm nay: quan sát những gì phát triển chứ không phải quả đã chín”.
Cha Spadaro viết tiếp, từ ngữ “là yếu tố cụ thể trong đó mọi thứ chúng ta trải nghiệm và suy nghĩ cho thấy chính mình, nó đưa trở lại trải nghiệm chứ không phải một cái gì trừu tượng. Và những gì Luca Milanese làm với thơ của anh là tạo ra những kết nối và nắm bắt chiều sâu của trải nghiệm, lắng nghe thực tế và nghe chính mình. Vì vậy, những gì chúng ta đọc ở đây là một bài thơ về sự phát triển và mâu thuẫn biện chứng. Nhưng cũng là hơi thở, của hòa bình, của bình lặng được chiếu vào các yếu tố tự nhiên: đó là lời kêu gọi sự hòa hợp, mà những câu thơ này biết cách nói lên một cách sâu đậm.”
Cuộc gặp đầu tiên giữa anh Luca và Đức Phanxicô cách đây 4 năm ở Nhà Thánh Marta sau một thánh lễ. Khi đó anh 24 tuổi và mang theo một số bài thơ của mình để Đức Phanxicô đọc. Anh nói: “Tôi thật xúc động. Tôi đến gặp ngài trong một giai đoạn đặc biệt của đời tôi và ngài khuyến khích tôi viết và tiếp tục công việc này mà tôi chưa bao giờ tưởng tượng là được ngài thúc đẩy trong lòng. Ngài nói với tôi: “Con đừng lo, các bài thơ rất hay. Cha sẽ viết cho con một cái gì, vì cảm xúc đã làm cha xúc động.”
Lời hứa đã được giữ. Công việc của anh Luca còn kéo dài hai năm, trong thời gian này Đức Phanxicô mời anh đến gặp thêm vài lần nữa để nói chuyện, để khuyến khích anh tiếp tục viết. Anh nói: “Những lời nói của ngài thôi thúc tôi không giữ những gì tôi đang viết cho riêng mình, ra khỏi phạm vi cá nhân và quảng bá ra bên ngoài. Không có ngài, tôi cũng sẽ tiếp tục viết, nhưng tư tưởng của tôi vẫn chỉ ở đó”.
Đức Phanxicô đã cho anh sự thanh thản và sức mạnh: “Ngài là người rất tích cực, vui vẻ, dễ chịu, ngài làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, dù ngài là Đức Thánh Cha. Ngài không nhấn mạnh quan điểm của mình, nhưng ngài cởi mở để thảo luận”.
Marta An Nguyễn dịch