Týp người đi khủng bố là con của những người vô thần

268

aleteia.org, Sylvain Dorient, 2015-11-19

Abbaoud
Abbaoud, thanh niên chủ mưu vụ khủng bố Paris tháng 11, 2015

Một báo cáo của Trung tâm đề phòng chống các trệch hướng đi theo bè phái liên hệ đến hồi giáo (CPDSI) khẳng định các ứng viên đi khủng bố thường xuất thân từ những gia đình ít mang tính tôn giáo.

Bản báo cáo được báo Le Figaro đưa ra dựa trên chứng từ của 160 gia đình. Bản báo cáo rõ ràng cho thấy thật khó để hiểu tiến trình đưa đến sự thay đổi tận căn của những ứng viên trẻ đi theo chủ nghĩa khủng bố của người hồi giáo. Thường, họ chao đảo trệch hướng một mình, đơn giản qua nối mạng Internet – 91% các trường hợp – và qua các chương trình tuyên truyền của những người hồi giáo.

Những người trẻ thuộc giai cấp trung lưu

Theo bản báo cáo của CPDSI thì rất hiếm khi có những người trên 30 tuổi tham gia: những người trẻ ở độ tuổi 15-21 chiếm 63%, từ 21-28 là 37% số còn lại. Ngược lại, quần chúng thì nới rộng: “Những vụ quay về tận căn dù đó là với người hồi giáo hay người thuộc giáo phái tin lành, thì trước hết họ cùng có các thuộc tính xã hội chung: thế hệ thứ nhì của những người di dân, thành phần bình dân không có cuộc sống ổn định, thuộc thành phần thiểu số, người trẻ cắt đứt với xã hội và đi tìm một lý tưởng để bảo vệ… Ngày nay, nó có thể đụng đến với tất cả các thành phần xã hội, có thể làm đảo ngược cả một người trẻ có học ở một trường lớn, cả một nữ vô địch bơi lội đang thành công, đang thăng tiến trong xã hội”.

Các gia đình vô thần đã ở Pháp từ lâu

80% gia đình ghi trong bản báo cáo này là những gia đình “có nguồn gốc vô thần”, 20% còn lại thuộc một tôn giáo khác như hồi giáo, phật giáo, do thái giáo hay kitô giáo. Người trẻ nào muốn đi theo chủ nghĩa khủng bố đều cắt đứt liên hệ với tất cả người thân của mình. Họ không khép mình trong tôn giáo của gia đình, ngược lại, người trẻ mâu thuẫn với gia đình mình, họ vứt hết mọi giá trị của gia đình, bản báo cáo giải thích: “Sự suy sút về sự chính đáng và từ đó kéo theo sự suy sút về mặt uy quyền đã là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự thay đổi của những người tận căn. Nguyên tắc này cũng cùng một cách trong các gia đình vô thần, do thái giáo, kitô giáo hay hồi giáo”. Những người trẻ này giải thích, họ không có gì dính với cha mẹ, vì cha mẹ họ không phải là những “người hồi giáo đích thực”, và cũng vậy với tất cả gia đình và bạn bè.

Công dân thế giới

Chỉ có 10% người trẻ trong bản báo cáo này có một ông/bà người nước ngoài. Các ứng viên bị cuốn hút theo chủ nghĩa khủng bố thường cảm thấy mình “không nhà”, “không thuộc về một nơi nào”. Rốt cùng, đó là những người trẻ nổi loạn chống với chủ thuyết hư vô hơn là nạn nhân của một tôn giáo từ gia đình truyền lại. Người ta có thể suy ra từ các  phản ứng không chính đáng của một vài phản ứng trong vụ tấn công 13 tháng 11, như hình vẽ của Johan Sfar mà nhân vật đã nói “cám ơn đã cầu nguyện cho Paris, nhưng chúng tôi không cần tôn giáo nữa…” Dù mọi cảm tình người ta có thể có đối với tác giả của tranh vẽ “Con mèo của giáo sĩ do thái”, thì tốt hơn nên nói “chúng tôi không cần chủ thuyết hư vô nữa”!

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch