Chương 1: Bệnh kiêu ngạo (5/6)
Kiêu ngạo: nguồn gốc của mọi tật xấu và đau khổ
Trong sự cô lập với cuộc hẹn không thành với Chúa
Trích sách Bảy căn bệnh thiêng liêng, Sept maladies spirituelles, Sơ Catherine Aubin.
Kiêu ngạo sinh ra nhiều đổ vỡ và bất hoà, và ở dưng đưa tới túng thiếu và nghèo mạt, vì ở dưng là mẹ của đói khát (Tb 4, 13).
Kiêu ngạo có nhiều tác động bệnh lý khác. Theo các Giáo phụ, kiêu ngạo là gốc rễ đầu tiên và nguyên do của nhiều bệnh nặng nhất; nó có thể hủy và thiêu rụi tất cả những gì tốt có trong tâm hồn. Kiêu ngạo là gốc rễ và là nguồn của mọi bệnh thiêng liêng, có thể phá vỡ mọi đức tính, kể cả đức tình khiêm nhường. Đam mê này là nguồn của đau khổ. Người kiêu ngạo đau khổ vì sự cách biệt giữa cái họ nghĩ hay muốn và cái họ cảm nhận thật sự. Người kiêu ngạo cũng có thể đau khổ vì thấy mình bi đe dọa hoặc bị phủ nhận hình ảnh ở thế thuận lợi mà họ có hay muốn có, hoặc sự vượt trội muốn tỏ ra hơn người khác. Họ cũng tỏ ra bất mãn kinh niên, không bao giờ có bình an nội tâm, họ thường xuyên nghĩ mình bị người khác bức bách. Vì thế, tính kiêu ngạo thường là nguồn xung đột, ngăn không cho họ thấy lỗi lầm của mình và xin tha thứ. Tính kiêu ngạo làm cho người kiêu ngạo không nhìn thấy tội lỗi của mình, các khuynh hướng xấu xa, quên chúng, giữ lại chúng, vì thế xa Chúa.
Năng lực tối thượng của tính kiêu ngạo của chúng ta
Xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác (Lc 18, 11).
Trong sâu thẳm con người mình ẩn giấu một năng lực tối thượng muốn bỏ thân phận con người để có thể có được một thân phận mà mình không thể có, tự cho mình là Chúa hoặc không cần Chúa. Đó là một ứng xử thường xuyên, không dễ để nhận ra vì, thường thường người kiêu ngạo viện lý do làm điều tốt mà họ ở trong tình trạng tối thượng này. Đa số những người ở trong tình trạng này họ không biết – khái niệm về kiêu ngạo đã trở nên quen thuộc -, và nó xây dựng trên ảo tưởng. Trong số các biểu hiện của sự tối thượng này, chúng ta có thể nêu ra: không chấp nhận trong đời sống của mình và của người khác các sai lầm, các yếu đuối hay tội lỗi, một cách nào đó không chấp nhận tính mong manh của con người. Do đó họ muốn là người hoàn hảo, lúc nào cũng hướng lên cao, không để chỗ cho sự mong manh và các nhu cầu.
Trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa có hai khuynh hướng chính của tính tối thượng – tự cho mình là Chúa hoặc không cần Chúa – trục xuất con người ra khỏi chỗ đứng đúng của nó. Không cần Chúa là không ý thức mình kết nối với nguồn của sự sống, không muốn có luật nào khác hay chỉ dẫn nào khác về đời sống ngoài chỉ dẫn của chính mình tạo ra. Chúng ta lấy ví dụ lời của người biệt phái: “Người biệt phái đứng thẳng, nguyện thầm rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con’” (Lc 18, 11-12). Những lời này cho thấy, người biệt phái nghĩ ông ở ngoài thân phận con người, không như những người khác, một cách nào đó ông đứng về phía Chúa, biết điều tốt điều xấu: điều tốt nơi mình, điều xấu nơi người khác. Cám dỗ của sự tối thượng này đến từ các vết thương, nên mới làm cho cám dỗ này được thiết lập. Nếu ba nhu cầu sinh lý căn bản – an toàn và sinh tồn, quyền lực và thẩm quyền, tình cảm và sự công nhận không được thỏa mãn, chúng ta sẽ có cách ứng xử bù trừ và sẽ tạo ra thái độ tối thượng.
Mở mắt về một số điều của kiêu ngạo
Nhưng nào ai thấy rõ các lầm lỗi của mình? Xin Ngài tha các tội con phạm mà chẳng hay (Tv 18, 13).
Kiêu ngạo và tất cả các yếu tố của nó che khuất cái nhìn của chúng ta; nó lan ra trên toàn bộ con người mình; nó có thể bị bỏ qua hoặc phủ nhận. Trong chúng ta có một điểm mù quáng liên quan đến hình thức kiêu ngạo đặc biệt mà chúng ta sống, đôi khi chúng ta phải chịu đựng và thường xuyên là duy trì. Danh sách “các điểm kiêu ngạo” này sẽ là một vén mở, một nhận thức các cơ chế sâu đậm bao quanh chúng ta. Đây không phải là các điểm đạo đức, nhưng đúng hơn là triệu chứng của căn bệnh này. Nghiên cứu các điểm kiêu ngạo này không phải để chôn vùi chúng ta, nhưng để chúng ta phản ứng như một loại hành động “giải thoát”: “Đó là như vậy mà lâu nay tôi không thấy!…”
Trước hết chúng ẩn giấu trong chúng ta quyền lực và sự thống trị với nhu cầu muốn kiểm soát, muốn biết, không để gì lọt qua, luôn đi trước, vượt ra khỏi luật đã được quy định vì lợi ích chung. Đó là cách ứng xử của những người luôn muốn vượt “lằn ranh đỏ” trên các bình diện giao thiệp, chính trị, kinh tế hoặc đạo đức. Thái độ này thường thấy trong các hội từ thiện đáng khen ngợi nhất. Người biệt phái của dụ ngôn ở đây: ông ở trên mọi người, ông khác mọi người.
Rồi đến sự quyến rũ kéo con người đi ra khỏi con đường của mình để chỉ nhìn về mình. Vì thế quỷ được gọi là “người quyến rũ”, vì mục đích duy nhất của nó là chuyển hướng, không ca ngợi Chúa mà ca ngợi mình, đây cũng là một cách định nghĩa vinh danh hảo: tự gán cho mình các phẩm chất, các ơn mà quên nguồn gốc của nó. Điều này cũng gọi là “hảo”, có nghĩa là nghĩ mình mạnh, mình tinh tuyền, hợp pháp trong mọi sự. Đó cũng là đặc tính của hình thức kiêu ngạo đạo đức, nghĩ rằng mình là người không ai đạt tới được, bao bọc trong xác tín của mình, thậm chí trong ý thức hệ của mình.
Từ đó tuôn ra quyết tâm tự cứu mình bằng phương tiện của mình, bằng canh thức, bằng ăn chay quá độ, bằng các cố gắng đau khổ; một cách mà chúng ta không thể làm được, không hợp tác với ân sủng trong chúng ta; tích lũy công trạng, công trình để cuối cùng có thể nói: “Khi tôi chết, tôi đến trước mặt Chúa với bao nhiêu công trạng” hoặc “Cuối cùng, may mắn thay tôi đến được đây!” Với một chút khôi hài, chúng ta có thể tóm các chuyện này trong một câu đầy sự thật: “Nghĩa trang đầy cả những người không thể thiếu.” Trong các lệch lạc này, không có chỗ cho nghi ngờ, cho đặt lại vấn đề, cho im lặng sâu đậm để lắng nghe, để ân sủng dạy dỗ. Trong sự từ chối nhìn thẳng vào điều dẫn cái chết này, nhìn và sắp xếp lại, cứ nghĩ như mình là người bất tử, tất cả cũng là ẩn giấu quyết tâm muốn là tối thượng của mình.
Ai không nổi giận khi đang lái xe bị người khác lấn đường một cách không chấp nhận được? Thật thú vị khi nhìn cách mà chúng ta cho mình tuyệt đối có lý. Trong cơn giận mình đi đúng đường này là – “Tôi có quyền” – tôi không nhường vì “tôi đúng luật”. Thêm một lần nữa, người biệt phái gặp chúng ta trong cơn giận, trong tức tối mà chúng ta biện minh bằng mọi giá. Bao nhiêu lần, chúng ta lặp đi lặp lại trên một lỗi lầm, một vụng về mà phát xuất đầu tiên gần như tự động là biện minh: “Tôi không thấy, không phải lỗi tôi, không phải tôi, là người kia!”
Còn đối với sự tuyệt vọng, nó vừa là hậu quả, vừa là chữa lành bệnh kiêu ngạo. Vì vậy chúng ta đang ở trên con đường, chúng ta đang chữa lành. Điều này vượt quá sức của chúng ta, nhưng chúng ta có thể ngừng lại, nghe Lời Chúa và các dấu chỉ của Chúa Thánh Thần.
Marta An Nguyễn dịch
(Còn tiếp)
Xin đọc thêm: Từ kiêu ngạo đến khiêm nhường. Từ thông minh đến kênh kiệu 1-6