Kết quả của Nhập Thể trong đời sống thiêng liêng (3/6)

168

Kết quả của Nhập Thể trong đời sống thiêng liêng (3/6)

Trích sách: Khát Khao Nên Thánh, Đi tìm một Linh đạo Kitô, The Holy Longing: The Search for a Christian Spirituality, Ronald Rolheiser

Một ít kết luận trả lời cho một vài phản biện hiển nhiên

Nếu điều này đúng, thì đối với Thiên Chúa nó cũng phải đúng

Cách đây vài năm, tôi có viết nhiều bài ngắn về nhập thể, đưa ra những gì thiết yếu được phác họa trên đây. Liền có một đống thư và phản hồi chống đối.

Nhiều người phản đối vấn đề cơ bản này: “Làm sao cha nói chúng ta có thể tha tội và làm mọi chuyện mà chỉ có Chúa Kitô mới làm được?” Những phản biện này rất đúng, ngoại trừ quan điểm nhập thể đặt ra ở đây chưa bao giờ cho rằng chúng ta tha tội, cầm buộc và mở ra, chúng ta chữa lành cho nhau, hay chúng ta xức dầu cho nhau. Sức mạnh vẫn là Thiên Chúa, không phải là chúng ta, nhưng Thiên Chúa đã chọn cách nhập thể tuyệt diệu để thông ban sức mạnh của Người cho chúng ta, để thể xác chúng ta làm cho sức mạnh của Người thành hiện thực.

Tuy nhiên, các than phiền ở nhiều dạng khác nhau có tính hiếu kỳ hơn. Một số lớn người viết phản biện về vấn đề này trên nhiều tạp chí khác nhau: “Điều này không thật, vì nếu thật, thì quá đẹp!” Trả lời cho câu này chỉ có thể là: Mô tả về nhập thể mới tuyệt vời làm sao. Quá đẹp để có thể thành sự thật! Chính xác vì không thể tin được, không thể tưởng tượng được, quá đẹp như khi chúng ta vui hát bài hát Giáng Sinh: “Joy to the World, Lord comes!” Trong ngày Chúa Giêsu xuống thế, một cái gì nền tảng đã thay đổi. Theo nghĩa đen, Thiên Chúa cho chúng ta sức mạnh để giữ gìn nhau khỏi hỏa ngục.

Vậy bí tích Hòa Giải đặt ở đâu?

Nếu chỉ đơn giản chạm đến cộng đoàn và Thánh Thể là được tha tội, thì có cần thay đổi việc xưng tội với linh mục như hội thánh Công Giáo vẫn hay làm không? Dĩ nhiên, đây là mối quan tâm của người Công Giáo, chứ không phải quan tâm của các tín hữu Kitô khác, tuy thế, đây vẫn là vấn đề quan trọng. Xưng tội công khai, người với người, điều đó là gì?

Vấn đề này cần thảo luận đầy đủ hơn là phạm vi đưa ra ở đây. Tuy nhiên, ít nhất, trả lời cho vấn đề này cũng tùy theo hoàn cảnh. Trong bất cứ cách nào, ơn tha tội nhờ chạm đến nhiệm thể Chúa Kitô cũng không giảm đi tầm quan trọng của việc xưng tội với linh mục. Hiểu một cách đúng đắn, làm như thế là trái ngược. Khi hiểu mình là nhiệm thể Chúa Kitô và chạm đến nhiệm thể Người, thì theo suy nghĩ cá nhân chủ nghĩa, người ta sẽ không bao giờ muốn đi xưng tội với người khác, đặc biệt với vị đại diện chính thức của Giáo Hội, khi không còn bị cám dỗ, thì trên thực tế, chúng ta bắt đầu cảm nhận một thôi thúc mạnh mẽ để xưng tội (vượt ngoài mọi giáo luật). Nhưng vấn đề xưng tội với linh mục không phải là vấn đề cơ bản Chúa tha hay không tha tội.

Ở mức độ cơ bản nhất, chúng ta không nhất thiết xưng tội công khai với một linh mục để được tha tội – Đó là sự thật hiển nhiên được các giáo phụ dạy theo kinh thánh, trong cái gọi là thần học Kitô giáo, trong truyền thống tín lý (kể cả trong Công Đồng Trentô và thần học hay giáo lý được rút ra từ Công Đồng), trong truyền thống Giáo Hội, và đặc biệt trong thực hành đức tin ấy. Điều thiết yếu của bí tích Hòa Giải là lòng thành thật ăn năn thống hối như khi chúng ta đến với Thánh Thể và chạm đến cộng đoàn kitô hữu. Nhưng điều này không nói lên việc xưng tội là không cần thiết và không quan trọng.

Trong câu chuyện người phụ nữ chạm đến gấu áo Chúa, có hai khoảnh khắc chữa lành: cái chạm đến và cuộc đối thoại. Xưng tội với linh mục và tha tội nhờ chạm đến cộng đoàn nói lên cùng một cách như thế, như người phụ nữ chạm đến áo Chúa trước khi nói chuyện với Chúa. Cuộc đối thoại giữa người với người, hoàn tất mọi điều quan trọng nhất và đó là một phần cơ chế hướng đến hòa giải, bình an và trưởng thành. Xưng tội công khai là bí tích Hòa Giải, là thế nào lời xin lỗi công khai mang lại ơn chữa lành. Hành động thì mạnh hơn là lời nói và hòa giải cốt yếu là qua hành động. Nhưng ở một mức độ nào đó, lời nói lại rất quan trọng. Người trưởng thành biết xin lỗi rõ ràng, và chúng ta trở nên trưởng thành nhờ biết xin lỗi. Ngoài ra, ai đã từng bị lợi dụng sẽ nói cho bạn biết, có một cái gì chưa được trọn vẹn cho đến khi nó được xưng tội công khai, sự nhận biết việc làm sai trái chưa tận căn. Cũng vậy, ai đã từng chữa trị cơn nghiền mới hiểu chương trình mười hai bước, họ sẽ nói cho bạn hay họ sẽ không bao giờ lành hẳn và có bình an, cho đến khi nào họ chân thành đối diện với tội lỗi và nói cho người khác biết tác hại của ma túy.

Khi ai tin mình được hòa giải cách thiết yếu nhờ chạm đến cộng đoàn đức tin, thì họ không giảm nhu cầu xưng tội riêng. Khi đến trình độ trưởng thành, sẽ làm cho họ thấy, như người phụ nữ kia chạm gấu áo của Chúa, bây giờ là lúc quan trọng của một nhận định sâu xa, lúc đó mới có chỗ cho diện đối diện.

Nguyễn Kim Long dịch

Xin đọc thêm:  Kết quả của Nhập Thể trong đời sống thiêng liêng (1/6)

Kết quả của Nhập Thể trong đời sống thiêng liêng (2/6)

Lời nói đầu sách Khát Khao Nên Thánh, Đi tìm một Linh đạo Kitô