Florence de Leyritz : “Món quà chức thánh không phải bất cứ món quà nào!”

293

Florence de Leyritz : “Món quà chức thánh không phải bất cứ món quà nào!”

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, 2019-06-20

Chấm dứt các linh mục-điều khiển vạn năng! Quan trọng là phải xem lại vai trò vững mạnh của họ trong đường hướng mục vụ. Bà Florence de Leyritz, chuyên gia về huấn luyện và phúc âm hóa phân tích các thách thức.

Bây giờ làm linh mục có khó hơn cách đây 50 năm không?

Làm linh mục không bao giờ dễ. Một mặt sứ vụ có những thách thức giống nhau cho mỗi thế hệ, mặt khác nó các khó khăn riêng của thời buổi chúng ta, thời buổi bất định hơn, hoang mang hơn và hỗn loạn hơn. Trong số ba chức năng của linh mục – chức thánh (liên hệ đến bí tích), mục vụ (liên hệ đến hướng dẫn) và ngôn sứ (liên hệ đến giảng dạy) -, còn có thêm chức năng quản trị, chức năng này khó khăn nhất, đòi hỏi nhất và như thế là khó nhất cho nhiều linh mục ngày nay.

Vì sao đặc biệt là quản trị?

Tây phương đang trải qua một làn sóng rất lớn và sâu đậm về khát vọng quản trị chung, minh bạch, đồng trách nhiệm, đồng quản lý và tình trạng này đang áp đảo trên con người của thế kỷ này, trong đó những người đã được rửa tội có dự phần. Phong trào này có mặt trong đời sống chính trị và giới kinh doanh, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến Giáo hội.  Như vậy phải xem lại đòi hỏi của tinh thần thượng hội đồng với áp lực mới của xã hội để phát triển đồng trách nhiệm. Điều này không phải là một chuyện hiển nhiên vì như các nhà hệ thống đã biết, mọi tổ chức đều có ba khía cạnh: thứ trật, quan hệ và ngang nhau. Trên hai khía cạnh sau, đòi hỏi càng ngày càng mạnh đối với người đã rửa tội, vì không phải dễ cho người mục tử luôn giữ ba chiều kích này chung với nhau, vừa đảm bảo tình phụ tử thiêng liêng, vừa chỉ là người anh em đơn thuần giữa các người khác. Ngoài ra, không có sáng tạo mà không có ngang nhau, nhưng ngang nhau là có khả năng có xung đột. Điều này đòi hỏi phải học để thoải mái với nó.

Không có sáng tạo mà không có ngang nhau, nhưng ngang nhau là có khả năng có xung đột  

Mà trong Giáo hội công giáo chúng ta, chúng ta sợ xung đột…

Văn hóa thỏa thuận và hiện trạng statu quo làm cho các linh mục gặp khó khăn. Một mặt nó mang hình thức của chủ nghĩa tiêu thụ nơi người đã rửa tội – chúng tôi muốn thánh lễ một tuần một lần và chúng tôi hy sinh các linh mục trên bàn thờ cho các mong chờ của chúng tôi – và mặt khác, một bất trắc của các giám mục, tránh lấy các quyết định khó khăn, sợ mích lòng giáo dân của họ. Để tránh căng thẳng, chúng ta biến các linh mục thành con dao đa năng Thụy Sĩ hay con người điều khiển vạn năng. Tôi còn nhớ có một linh mục đã nói: “Tôi nhận ra tôi duy trì tình trạng anh hùng và tôi hãnh diện về điều này.” Linh mục có thể làm được, nhưng với giá của một áp lực đáng kể.

Điều này tạo ra rất nhiều tình trạng hung bạo phải sống, với tất cả căng thẳng, khó khăn gây ra trong các cộng đoàn.

Tại sao chúng ta có quá nhiều khó khăn để chấp nhận tái tổ chức lại cho cơ bản?

Chúng ta sống một thời kỳ biến chuyển mục vụ trong một xã hội đang thay đổi và chúng ta thấy rõ ràng các khó khăn: sự kiệt sức của các mục tử, các nhà thờ sẽ đóng cửa, từ đó mối quan hệ gần gũi với linh mục sẽ chấm dứt. Vì thế sẽ có nhiều tình trạng chịu đựng khá hung bạo phải sống, với tất cả các căng thẳng và khó khăn tạo ra cho các cộng đoàn. Con số linh mục vẫn còn cao so với số người được rửa tội ở Pháp, không giống như ở châu Phi hay châu Mỹ Latinh, nhưng, càng ngày, chúng ta càng cảm thấy mất mát. Mà chúng ta ghét mất mát. Như thế chúng ta hài lòng gom lại các giáo xứ, các cha xứ sẽ cai quản các nhà thờ cũ. Họ hy sinh đời sống của mình để là mục tử theo hình ảnh các linh mục thời thơ ấu của họ, chứ không phải theo hình ảnh người quản trị hay người lãnh đạo.

Nhưng nhu cầu hiện tại của Giáo hội buộc họ phải có tinh thần lãnh đạo mạnh mẽ, nhưng vẫn là người mục tử, người truyền giáo. Các linh mục nghẹt thở dưới các khía cạnh “cùng một lúc này”. Trong số các linh mục 50 hoặc 60 tuổi tôi gặp, một số là những người duy nhất trong thế hệ của họ ở lại chức tư tế.

Làm thế nào một thanh niên trẻ có thể bình tâm là linh mục vào năm 2019 trong những điều kiện này? Và làm thế nào để cha mẹ, gia đình, bạn bè của họ chấp nhận quyết định của họ?

Khó để có bình tâm với bất cứ gì trong bối cảnh hiện tại, một bối cảnh biến động và không chắc chắn. Chúng ta đang sống trong giai đoạn chuyển tiếp, một thời kỳ thúc bách. Ngày hôm nay, cuộc phiêu lưu hôn nhân không bảo đảm cho một ai. Và phiêu lưu trong chức thánh cũng không ngoại lệ, nó không được thoải mái. Món quà chức thánh không phải là bất cứ món quà nào! Một tiếng “xin vâng” trọng thể kèm theo tiếng “xin vâng” trong đời sống hàng ngày và phải được làm mới lại mãi mãi.

Chúng ta chạm vào mầu nhiệm của một ơn gọi sẽ mở ra và nhất thiết phải trải qua những giây phút khủng hoảng. Có lẽ chúng ta hơi bị cắt đứt khỏi sự khôn ngoan thiêng liêng của Giáo hội: cuộc sống của các thánh như thánh Gioan Thánh giá hay Mẹ Têrêxa dạy chúng ta, không ai tránh khỏi được khủng hoảng. Chúng ta càng đi tới, chúng ta chiến đấu trong các cuộc chiến thiêng liêng. Với một thanh niên trẻ sắp chịu chức, cũng nên để họ đào sâu tinh thần các Giáo phụ trong sa mạc. Và rồi đừng quên tháp tùng thiêng liêng.

Có lẽ chúng ta hơi bị cắt đứt khỏi sự khôn ngoan thiêng liêng của Giáo hội 

Chính xác có công thức nào truyền lại cho các linh mục trẻ để họ không mất niềm vui không?

Một trong các yếu tố của khả năng phục hồi là gắn kết với truyền thống Giáo hội, qua việc tháp tùng thiêng liêng, liên kết với các linh mục khác, với giám mục của họ và quan tâm đến mối quan hệ thân thiện với gia đình, bạn bè. Với độ lùi, nhiều người nhận ra họ không nuôi dưỡng đủ đời sống gia đình và bạn bè, vì họ bù đầu với nhiệm vụ, bỏ ít thì giờ ra để bổ sung năng lực. Giữ các liên kết này luôn sống động là một công việc lớn, nhưng là chuyện cần thiết giúp mình sống.

Và đó không phải là vấn đề riêng của các linh mục! Các giáo xứ cũng bù đầu với đời sống nghề nghiệp riêng của mình… 

Chính xác là như vậy. Thường thường, các linh mục mong giáo dân cùng dấn thân, cùng gánh công việc với họ trong các vùng mà cuộc sống đô thị rất bận rộn. Và các linh mục này, những người mong chia sẻ công việc mục vụ của mình lại đối diện với các giáo dân bị tràn ngập công việc, có cuộc sống gia đình và cá nhân khó khăn. Không kể đến một số linh mục khó khăn khi kêu gọi giáo dân và tin tưởng ở họ. Như thế phải tìm một tham dự khả thi. Nhưng chúng ta cũng đang chứng kiến một sự đổi mới thiêng liêng sâu sắc khi thấy những điều mới xuất hiện. Nhu cầu học hỏi và phát minh mở ra một cơ hội phi thường, và các vụ bê bối kinh hoàng các vụ lạm dụng cũng là yếu tố thúc đẩy sự “tái cấu trúc” quản trị.

Chúa Giêsu tập trung vào 12 người … Tiềm năng loan báo ở đất nước chúng ta là vô cùng lớn. 

Cuối cùng, các linh mục trẻ, họ có thể làm gì?

Những người “sinh ra” đồ đệ. Nhiệm vụ số một của họ là sinh ra các đồ đệ để những người này lại sinh ra các đồ đệ khác. Để làm được điều này, chúng ta cần tìm một vài người để cùng làm việc. Chúa Giêsu tập trung vào 12 người … Tiềm năng loan báo ở đất nước chúng ta là vô cùng lớn.

Sức mạnh truyền giáo của các nhóm gia đình chưa được khám phá. Linh mục người Canada James Mallon trong tác phẩm Tái xây dựng (Rebuild ở Mỹ), bà Natalia Trouiller trong khảo luận Đi ra! (Sortir! ở Pháp) đề nghị các suy nghĩ để xem lại vai trò của linh mục, để linh mục là người kiến trúc của tiến trình mục vụ. Người mục tử của ngày mai có thể là người quan tâm đến sự trưởng thành thiêng liêng của những người được giao phó cho mình, tìm kiếm những người không ở đó và khởi xướng cho họ các con đường tốt, thích ứng với giáo xứ của mình, chứ không theo các công thức làm sẵn. 

Con cái của các linh mục: Giáo hội phải đối diện với một im lặng khác

Sau các tai tiếng lạm dụng của các giáo sĩ và luật ‘cấm nói’ thống trị trong một số trường hợp, bây giờ lại có một cấm kỵ khác đang được tiết lộ trong Giáo hội công giáo. Ngày 13 tháng 6 vừa qua, nhiều giám mục đã gặp con cái của các linh mục ở trụ sở Hội đồng giám mục Pháp (CEF), sau lần gặp đầu tiên vào tháng 2 của linh mục Olivier Ribadeau Dumas, tổng thư ký của Hội đồng giám mục Pháp với ba người trong số họ, đó là các thành viên của hiệp hội Trẻ em của thinh lặng, một hội gồm các người con của giáo sĩ. Một vấn đề đau đớn và tế nhị mà gần đây hồng y Stella, bộ trưởng bộ Giáo sĩ đã lên tiếng. Trong cuộc phỏng vấn với báo L’Osservatore Romano được đăng vào tháng 2 vừa qua, hồng y Stella đã đưa ra các chỉ thị mới có từ 12 năm nay, bắt đầu với việc phải hành động “vì lợi ích của em bé”: “một tình trạng như thế này được xem như “không đảo ngược” và đòi hỏi linh mục phải từ bỏ chức thánh dù đương sự cho mình phù hợp với sứ vụ.” Chúng ta biết rằng, một số linh mục đã không ngưng việc và thay đổi giáo xứ với sự hỗ trợ của cấp trên, ngài nhấn mạnh các trường hợp ngoại lệ rất hiếm: trường hợp em bé được sinh ra trong một gia đình đã được ổn định, đã có một người đàn ông đảm nhận vai trò người cha, hay những người lớn, mà người cha là linh mục lớn tuổi, cung cấp các nhu cầu vật chất, tinh thần và thiêng liêng trong suốt quá trình giáo dục con. Ở Pháp cuộc đối thoại sẽ phải tiếp tục, nhưng chưa ai biết nó sẽ đạt được gì.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Là linh mục năm 2019 

“Cần phải có một người cha, một người mẹ để có linh mục!”

Các bà mẹ của các linh mục kể chuyện