“Tôi đã khóc và tôi đã tin”, hướng tới sự tái sinh đạo công giáo?
fr.aleteia.org, Bruno Béthouart, 2019-04-20
Bruno Béthouart, chủ tịch hội Các nẻo đường của lịch sử tôn giáo (Carrefour d’histoire religieuse) đặt câu hỏi về ý nghĩa của cảm xúc tập thể đã huy động người dân nước Pháp trùng tu lại Nhà thờ Đức Bà Paris. Đây có phải là dấu hiệu của tính thường kỳ “cốt tủy Công giáo Pháp” và sự tái sinh đức tin của nó không?
“Tôi đã khóc và tôi đã tin.” Các chữ đơn giản này đã được văn hào Châteaubriand viết trong lời tựa cho tác phẩm nổi tiếng của ông, Tinh hoa Kitô giáo (La Génie du Christianisme) xuất bản năm 1802, sau một thời gian tôn giáo bị tàn phá. Tác giả biện minh cho nhu cầu không thể cưỡng lại được của mình là phải viết về vinh quang đức tin kitô giáo, chính xác là công giáo. Ông ca ngợi các giá trị theo thuật ngữ mỹ lệ: “Trong tất cả các tôn giáo đã từng tồn tại, kitô giáo là thơ mộng nhất, nhân bản nhất, thuận lợi nhất cho tự do, nghệ thuật và văn chương… Trong thứ trật gô-tic, ở giữa các phạm vi man rợ của nó, […] nó có một vẻ đẹp đặc biệt riêng của mình [1]. Gérard Cholvy và Yves-Marie Hilaire trong cuốn Lịch sử tôn giáo Pháp đương đại (Histoire religieux de la France contemporaine, 2) đã làm cho quyển sách này trở thành điểm khởi đầu của thời kỳ quay lại đạo công giáo thông qua chủ nghĩa lãng mạn của thế kỷ 19.
Dấu hiệu báo trước?
Làm thế nào để không tạo một mối quan hệ giữa ghi nhận này và xúc cảm đang dâng trào không những ở Pháp mà trên toàn thế giới qua vụ Nhà thờ Đức Bà bị cháy? Đâu đâu người dân cũng muốn đóng góp để xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà. Đơn giản một câu hỏi được đặt ra cho sử gia: có phải đây là dấu hiệu báo trước cho sự tái sinh của đạo công giáo sau các dấu hiệu đầu tiên được biểu hiện, theo tác giả Gérard Cholvy là qua việc Đức Gioan-Phaolô II bắt đầu triều giáo hoàng của ngài năm 1978 không?
Xin đọc thêm: Fabrice Luchini: “Chúng ta gần như có thể nghĩ về một dấu hiệu”
Trước khi quay lại, trước hết là ngọn lửa âm ỉ dưới đống tro tàn rồi sau đó nó bùng lên trong lòng đêm. Trực giác này, giả thuyết “nóng” này dĩ nhiên có các nguy cơ, nhưng cuối cùng cũng không quan trọng hơn các biểu hiệu ngược lại từ năm mươi năm nay, loan báo sự suy tàn không thể tránh khỏi của đạo công giáo và muốn chứng minh “làm thế nào mà thế giới chúng ta không còn là thế giới kitô nữa”: một tiêu đề nhà xuất bản áp đặt cho tác giả, qua đó tôi chia sẻ nhiều phân tích đặc biệt, liên quan đến việc bỏ đi các chuẩn mốc để tiện với các mục đích cuối cùng [3].
Để làm chỗ dựa cho hai giả thuyết về tính thường kỳ của cốt tủy công giáo Pháp [4] và sự tái sinh đức tin công giáo, sau đây là một vài yếu tố đáng được phát triển.
Tính thường kỳ của cốt tủy công giáo Pháp
Các ghi nhận đáng kinh ngạc nuôi dưỡng cho giải thuyết: chỉ một đống đá, một đống gỗ sụp đổ, thậm chí không có ai chết và thủ đô bốc cháy, không những thủ đô mà toàn nước, toàn thế giới bốc cháy! Như thế đây là dấu hiệu tâm hồn của tòa nhà vang lên trong tâm trí và nhất là trong tâm hồn người Pháp.
Xin đọc thêm: Lòng nhiệt thành sốt mến của người công giáo sau cú sốc Nhà thờ Đức Bà bị cháy
Nước Pháp là nước thế tục và Tổng thống nước Cộng hòa Pháp tuyên bố ở sân trước Nhà thờ Đức Bà khi ngọn lửa còn cháy: “Chúng ta sẽ xây lại Nhà thờ Đức Bà.” Ông nói thêm: “Vì Nhà thờ Đức Bà Paris là lịch sử của chúng ta, là văn học, là trí tưởng tượng, là nơi mà chúng ta đã sống những giây phút long trọng […] trọng tâm của đời sống chúng ta, là chuẩn mốc để tính đường xa.” Để tái xây dựng, ông giao công việc này cho một đại tướng công giáo, ông đã để mình bị chỉ trích vì đã cho đại tướng Villiers nghỉ việc năm 2017. Đây có phải là sự nhầm lẫn các thể loại không? Hoàn toàn không, đơn giản chỉ là sự công nhận rõ ràng về những gì Nhà thờ Đức Bà đại diện cho đất nước; và cũng để chứng tỏ tinh hoa của nước Pháp như nhà văn Alexis de Tocqueville trong tác phẩm Cựu Chế độ và Cách mạng (L’Ancien Régime et la Révolution) bắt nguồn từ một Quốc gia tập trung hóa từ nhiều thế kỷ, với các điểm mốc cấu trúc của Giáo hội công giáo; và cuối cùng đó là bằng chứng mà các kiệt tác như các thánh đường gô-tic, các nhà thờ La Mã, các bài viết cảm động của Victor Hugo, Charles Péguy và nhiều tác giả khác về Mẹ Maria đã chạm đến và vẫn còn chạm đến quả tim của người Pháp dù thực sự đã có khủng hoảng trong việc trao truyền di sản do thái-kitô của chúng ta.
Xin đọc thêm: Hàng trăm người cầu nguyện ở Quảng trường Thánh Micae
Một sự quay về với đức tin công giáo?
Để có kết quả này thì phải có một cái gì tương đương như lô-gích của Chateaubriand trong lập luận này. Người châm ngòi có phải là Đức Gioan-Phaolô II khi ngài đến Paris năm 1980, ngài đã giao cho Đức Mẹ của Nhà thờ Đức Bà Paris những lời thống thiết này chăng?
Mẹ Maria, từ bờ sông Seine,
Chúng con cầu nguyện cho nước Pháp.
Mẹ ơi, xin Mẹ dạy chúng con hy vọng!
Xin đọc thêm: Lời cầu nguyện của người Pháp đã cứu Nhà thờ Đức Bà Paris?
Hiển nhiên dựa trên dữ liệu thống kê thì có nhiều lý do để việc giữ đạo liên tục bị sụp đổ ở châu Âu và nhất là ở Pháp từ nửa thế kỷ nay; các nghi thức của mốc chuyển quan trọng như rửa tội, đám cưới bị lung lay nặng, nạn nhân của cái gọi là luật thích ứng với hiện đại. Đạo công giáo có biến mất khỏi ý thức của đa số người dân Pháp không? Có thể không! Nếu không làm sao giải thích 70% người dân Pháp vẫn muốn được chôn cất theo nghi thức công giáo? Làm sao hiểu được xúc cảm chân thành của phần lớn người Pháp về câu chuyện tử đạo của Linh mục Jacques Hamel ngày 26 tháng 7 năm 2016 ở nhà thờ Saint-Etienne du Rouvray của cha, về đám tang theo nghi thức công giáo của ca sĩ Johnny Hallyday tháng 12 năm 2017, về việc thông báo sự hy sinh mạng sống của Đại tá Arnaud Beltrame người công giáo ngày 23 tháng 3 năm 2018? Và cuối cùng làm sao giải thích nỗi đau lòng vô cùng to lớn, sự chân thành than khóc mà mọi người cùng chia sẻ trước đống đá, đống gỗ cháy rụi ở trung tâm thành phố, trong khi thể chế của nó bị khinh miệt vì các tội phạm hoàn toàn đáng lên án xảy ra trong nội bộ và các phương tiện truyền thông đã không ngừng tấn công nó trong nhiều thập kỷ nay?
Nó vẫn còn thổi trên đống tro
Cốt tủy công giáo của nước Pháp vẫn còn, kể cả ở các thế hệ trẻ có mặt trong buổi cầu nguyện chỉ cách hai bước nơi tòa nhà gô-tic bị cháy, chỉ cần thổi trên đống tro tàn để đức tin công giáo tái sinh ở trọng tâm cấu trúc chuẩn mốc là Giáo hội. Và đỉnh cao mà sẽ có một số người cho đó là Quan phòng, chính là người phụ nữ nhỏ nhắn Maria Nadarét, người mà người công giáo tôn kính như Mẹ Thiên Chúa và là người đầu tiên trong loài người, nghịch lý thay lại là người gây ra hiện tượng vì tòa nhà dành để tôn kính Mẹ. Vượt ra khỏi thế giới của người công giáo giữ đạo, cảm xúc mà văn hào Chateaubriand cảm nhận trồi lên trên mặt. Các nhà trách nhiệm của Giáo hội công giáo Pháp, nhất là Đức Tổng Giám mục Aupetit đã hiểu điều này: Họ sẽ chuyển biến thách thức?
Xin đọc thêm: Đức Tổng Giám mục Michel Aupetit: “Chúa muốn nói gì với chúng ta qua thử thách này?”
Tương lai sẽ cho chúng ta biết liệu đó có là đám rơm cháy hay, sau các cơ sở của Đức Gioan-Phaolô II, là các bước đầu hữu hình của một sự tái sinh lại đạo công giáo.
Xin đọc thêm: Khi lò lửa rực cháy làm bừng lên ký ức
[1] François René de Chateaubriand, Tinh hoa Kitô giáo hay các Nét đẹp của đạo kitô (Le Génie du christianisme, ou Beautés de la religion chrétienne).
[2] Hai nhà nghiên cứu tranh luận về ý tưởng loan truyền của “giải hóa kitô giáo” mang tính thời gian và không giải thích được. Dựa trên các dữ liệu chính xác, các tác giả đưa lên hàng đầu lý thuyết thăng trầm tôn giáo có từ thời Cách mạng Pháp.
[3] Làm thế nào thế giới chúng ta không còn là kitô giáo nữa (Comment notre monde a cessé d’être chrétien, Guillaume Cuchet, Seuil, 2018).
[4] Cốt tủy: “nền tảng của bản thể, bản chất của sự vật (L’essence: “fond de l’être, nature des choses”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch