Vì sao Đức Phanxicô không muốn giáo dân hôn nhẫn?
americamagazine.org, Linh mục Eric Sundrup, Dòng Tên, 2019-03-26
Bên trên: Nhẫn và tên của Đức Phaolô II 1464–71 (Met Museum); Minh họa của Ciaran Freeman (photo CNS / Paul Haring).
Vì sao người công giáo hôn nhẫn giáo hoàng và vì sao ngài không muốn?
Nghi thức phát triển và các thay đổi có thể bị nhầm lẫn, đặc biệt khi hầu hết mọi người chỉ gặp một vị vua (hay một giáo hoàng) một đời một lần. Như chúng ta thấy trong những ngày vừa qua, các thói quen cũ không còn dù giáo hoàng cố gắng duy trì. Có thể Đức Phanxicô là người không thích hôn tay, hôn nhẫn nhưng trên thực tế thì ngài theo sáng kiến của Đức Gioan-Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI.
Trước Công đồng Vatican II, theo thông lệ ở nhiều nước, các linh mục và giáo dân có thói quen hôn nhẫn giám mục sau khi chào để tỏ lòng tôn kính và vâng lời. Nhưng thời gian đã thay đổi, cử chỉ này có thể xem như một yếu tố của giáo quyền và có liên hệ đến quyền lực thế gian. Cả Đức Phanxicô và Đức Bênêđictô XVI đều muốn bỏ thói quen này khi các ngài tiếp khách và Đức Phanxicô còn cự lại thói quen này khi ngài ở Buenos Aires. Theo nhà báo Peter Seewald (trong quyển sách Ánh sáng thế gian) thì Đức Bênêđictô XVI thực sự đã xóa bỏ truyền thống hôn tay giáo hoàng, “dù không ai theo nghi thức mới”.
Nhà báo Mỹ Gerard O’Connell cho biết, khi các hồng y trong mật nghị bầu chọn Đức Phanxicô, họ muốn bày tỏ sự vâng lời với ngài nhưng ngài ngăn họ hôn tay hay hôn nhẫn. Tuy nhiên ngài hôn tay các hồng y Việt Nam và Trung quốc để bày tỏ lòng kính trọng chứng từ của họ trước sự đàn áp tôn giáo.
Cả Đức Phanxicô và Đức Bênêđictô XVI đều muốn bỏ thói quen hôn tay, hôn nhẫn khi các ngài tiếp khách
Phần lớn sự tôn kính thể hiện qua “nhẫn ngư ông”, nhẫn đặc biệt của giáo hoàng. Ngược dòng lịch sử, ít nhất là trong những năm 1200, dấu ấn trên nhẫn ngư ông được dùng để niêm các tài liệu giáo hoàng. Vào thời đó, dấu niêm phong dùng để kiểm các tài liệu riêng không bị giả mạo hoặc bị mở ra khi di chuyển. Với phương tiện truyền thông hiện đại, bây giờ người ta dùng sáp để niêm tài liệu, rồi ấn con dấu lên sáp thì không làm được.
Để phù hợp với mục đích ban đầu và khá thiết thực này, theo truyền thống sau khi giáo hoàng qua đời thì chiếc nhẫn sẽ bị phá hủy. Trước sự hiện diện của các hồng y khác, chiếc nhẫn bị đập bể bằng búa nghi lễ. Một chiếc nhẫn mới sẽ được đưa lên tân giáo hoàng trong ngày tấn phong.
Các truyền thống và các nghi thức tương tự khá phổ biến ở các hoàng gia Âu châu vào thời Trung cổ. Một thực tế phổ biến khác là hôn nhẫn một vị vua để tỏ lòng kính trọng chức vụ và quyền lực của nhà vua. Điều này phù hợp với truyền thống hôn tay và hôn nhẫn giáo hoàng. Nhưng không chỉ giới hạn với giáo hoàng, các giám mục cũng nhận nhẫn khi được tấn phong giám mục.
Hôn tay giáo hoàng không phải là truyền thống duy nhất theo cung cách nhà vua trong các nghi thức giáo hoàng. Một buổi lễ đăng quang cũng dành cho tân giáo hoàng trong nhiều thế kỷ.
Nhưng một chiếc nhẫn lớn với dấu ấn để niêm tài liệu thì không thực tế mấy. Dù Đức Bênêđictô XVI có thói quen mang nhẫn ngư ông hàng ngày, nhưng điều này không còn là chuẩn mực từ một thời gian. Nói cách khác, dù khách sẽ hôn tay giáo hoàng nhưng có thể giáo hoàng không mang nhẫn. Nhiều giáo hoàng mang nhẫn theo cách riêng của mình trong đời sống hàng ngày. Chẳng hạn Đức Phaolô-VI mang nhẫn kỷ niệm Công đồng Vatican II. Nhà báo O’Connell cho biết, Đức Phanxicô chỉ mang nhẫn trong một vài buổi lễ.
Hôn tay giáo hoàng không phải là truyền thống duy nhất theo cung cách nhà vua trong các nghi thức giáo hoàng. Một buổi lễ đăng quang cũng dành cho tân giáo hoàng trong nhiều thế kỷ. Đức Gioan-Phaolô I và Đức Gioan-Phaolô II đã bỏ buổi lễ này. Đức Bênêđictô XVI thậm chí còn bỏ mũ ba tầng trong các huy hiệu giáo hoàng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Sự thật là… sau thánh lễ, Đức Phanxicô chào cộng đoàn các tu sĩ Dòng Capuxinô ở phòng thánh, khoảng bốn mươi người sắp hàng chờ, có các hồng y, các giám mục, các tu sĩ. Người nghiêng mình, có người quỳ, có người hôn nhẫn. Sau đó giám mục Fabio Dal Cin của giáo phận Loreto đến nhắc ngài còn nhiều người bệnh chờ ngài ở đền thánh…. và để không mất thì giờ ngài chào nhanh, nâng những người quỳ lên và không ngần ngại rút tay lại cho ai muôn hôn nhẫn!
Cũng cần ghi nhận, Đức Phanxicô không mang nhẫn giáo hoàng, nhưng mang nhẫn giám mục có từ năm 1992 khi ngài nhận chức giám mục ở Buenos Aires.
Nhưng sự thật… đúng là: khi có nhiều người chào ngài trong một thời gian ngắn thì ngài không để hôn tay, hôn nhẫn vì vấn đề vệ sinh, tránh gây nhiễm! Đức Phanxicô giải thích vì sao ngài từ chối hôn nhẫn: “Vì tránh gây nhiễm!”
Xin đọc thêm:
Tranh luận quanh việc hôn tay, hôn nhẫn giáo hoàng
Khúc video lan nhanh trên mạng…!
Khúc video đầy đủ:
Pope Francis really doesn't want anyone kissing his ring.
This from today, after Mass … pic.twitter.com/CZUO8ppNfo— Catholic Sat (@CatholicSat) March 25, 2019