Lịch sử lòng yêu mến phụ nữ Paraguay của Đức Phanxicô

515

cruxnow.com, Inés San Martín, 2015-07-13

a2373e064240b9533f7f00974e1c2e55-717x450Sáng thứ bảy 11 tháng 7, Đức Phanxicô đã cầm một cành hoa hồng đến Đền thờ Đức Mẹ Caacupé để dâng kính Đức Mẹ.

Paraguay là chặng cuối trong chuyến đi Nam Mỹ, nhưng trong đầu của Đức Phanxicô, có lẽ đây là chặng đặc biệt vì lòng yêu mến phụ nữ Paraguay đặc biệt của ngài, một lòng yêu mến theo tinh thần đạo đức và đặc tính thiêng liêng của các bà.

Hàng năm khi còn ở Buenos Aires, Đức Phanxicô cũng đã tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ Caacupé, mỗi năm đến dịp lễ Đức Mẹ Caacupé, ngài đều đến một khu phố nghèo của cộng đoàn Paraguay ở thủ đô Argentina để mừng lễ.

Theo giám mục địa phương, sáng thứ bảy, trước khi Thánh lễ ở đền thờ Đức Mẹ Maria Caacupé bắt đầu, Đức Phanxicô đã rất xúc động nên ngài đã trễ vài phút.

Tháng 11 năm 2010, khi rước tượng Đức Mẹ Caacupé qua bằng ngã Buenos Aires, ngài đã tuyên bố Mẹ Caacupé “được vinh dự gấp đôi vì vừa là Mẹ Thiên Chúa vừa là người Paraguay.” Đức  Jorge Mario Bergoglio cho rằng không có một người Paraguay nào mà không tôn kính Đức Mẹ Caacupé.

Ngoài sự tôn kính đặc biệt này, Đức Phanxicô còn ngưỡng mộ phụ nữ Paraguay trong vai trò của họ trong và sau chiến tranh Đồng Minh Ba Nước vào thế kỷ 19, đây là một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử Châu Mỹ La Tinh.

Từ năm 1867 đến năm 1870, nước Ba Tây, Uruguay và Argentina cùng hợp nhau lại để chống Paraguay, họ giết hơn 1.2 triệu người và khi chiến tranh kết thúc, tỷ lệ nam nữ ở Paraguay là 1 đàn ông, 8 phụ nữ Paraguay. Vì thế các phụ nữ phải trở thành động lực mạnh mẽ của một nước mất gần 90% dân số đã có trước chiến tranh.

Năm 2010, tân giáo hoàng vinh danh phụ nữ Paraguay, ngài gọi họ là những người vinh dự nhất Châu Mỹ. Đức Bergoglio đã tuyên bố ở Nhà thờ chính tòa  Buenos Aires: “Không phải vì họ học cao hơn các phụ nữ ở các quốc gia khác nhưng họ biết thích ứng vào một đất nước bị chia rẽ bởi các bất công và các lợi ích quốc tế.”

Ngài nói, “với tất cả các trở ngại, họ biết mang lại sự phát triển cho đất nước, cho tiếng nói và cho đức tin của mình.”

Năm 2014 khi ngài đã trước nhà lãnh đạo Giáo hội công giáo, ngài còn đề nghị trao Giải Nobel Hòa bình cho phụ nữ Paraguay vì họ đã “cứu đất nước.”

Ngài nói với ông Carlos Rodolfo và bà Luna, hai người bạn Argentina đến thăm ngài ở Vatican: “Họ là anh hùng, tôi đề nghị họ được Giải Nobel!”

Sáng thứ bảy 11-7, ngài nói với hàng ngàn người ở Đền thờ Đức Mẹ Caacupé, nơi cách biên giới Argentina, quê hương của ngài 25 dặm: “Trên vai của các bà mẹ, bà vợ, bà góa, các bà đã mang một gánh nặng khủng khiếp nhưng các bà cũng như đất nước đã vượt lên số phận, đã thổi một sức hy vọng cho các thế hệ tương lai”.

150712131714-05-pope-0712-super-169Khi nhắc đến phụ nữ Paraguay, ngài không những cám ơn họ là những bà mẹ, bà vợ mà còn cho họ là hòn đá tảng biết xây dựng lại cuộc đời, đức tin và phẩm giá cho cả một quốc gia.

Ngài nói: “Giống như Đức Mẹ, các bà đã trải qua nhiều hoàn cảnh khó khăn, theo mắt người đời thì hoàn toàn tuyệt vọng nhưng họ vẫn tiếp tục tin, vẫn hy vọng ngoài mọi hy vọng.”

Vậy mà ngày nay, phụ nữ Paraguay muốn Đức Phanxicô làm một cái gì hơn là nói về họ. Họ hy vọng ngài sẽ khơi lên một sự thay đổi cho toàn xã hội.

Bà Elizabeth Duarte, 32 tuổi, nội trợ, mẹ của bốn người con, bà hy vọng chuyến đi này, Đức Giáo hoàng sẽ đề cập đến vấn đề bạo lực trong hôn nhân. Bà muốn xin chính quyền ra một đạo luật cấm mọi hình thức hung bạo đối với phụ nữ.

Cô Mabel Vera, 17 tuổi, học sinh trung học, cô nói với báo Crux, theo cô cuộc đấu tranh bảo vệ quyền cho phụ nữ Paraguay là phải thực hiện chế độ lương bỗng bằng nhau và tôn trọng phụ nữ cả ở ngoài công cộng lẫn “bên trong cánh cửa đóng kín.” Cô nói: “Ngăn ngừa bạo lực trong gia đình bắt đầu bằng giáo dục. Đối với một số người, chuyện này được xem như một chuyện hiển nhiên nhưng đôi khi chúng tôi cần một ai đó nhắc cho chúng tôi: Một người đàn ông không được đánh vợ.”

Theo thống kê, mỗi năm có hơn 20 phụ nữ Paraguay bị người phối ngẫu của mình giết. Ngoài ra lương hướng của phụ nữ thì thấp hai lần thua đàn ông, đứng hạng nhì thấp nhất Châu Mỹ La Tinh, dù cho phụ nữ chiếm 74% dân số lao động Paraguay.

Do hệ thống pháp luật yếu kém, nạn bạo lực gia đình ở Paraguay nhiều hơn ở các nước Châu Mỹ La Tinh khác. Năm 2000, có một định nghĩa rộng hơn về bạo lực gia đình, bao gồm cả bạo lực thể xác, tâm lý, tình dục nhưng như một bản chất tự nhiên nên đã không có biện pháp trừng phạt hình sự thích đáng.

Nói chung, nhiều quan sát gia cho rằng ở cương vị giáo hoàng, Đức Phanxicô có một bản tổng kết tập hợp hơn. Ngoài ra cũng phải tôn trọng quyết định của Giáo hội công giáo là không phong chức linh mục cho phụ nữ. Ngài cho các nữ thần học gia là thành phần ưu tú và mong họ đóng một vai trò tích cực hơn trong Giáo hội.

Ngài cũng ủng hộ chế độ lương bằng nhau giữa đàn ông, đàn bà cho một công việc giống nhau và xem đây là “bổn phận Kitô” phải chiến đấu để phụ nữ được hưởng lương tương đương nếu cùng làm công việc như nhau. Ngài cũng đã chỉ định nhiều phụ nữ vào giữ các chức vị cao trong Giáo hội.

Năm 2013, trong lần đi dự Ngày Giới Trẻ, trên chuyến bay từ Ba Tây về Rôma ngài cũng diễn tả lòng ngưỡng mộ của mình đối với phụ nữ Paraguay. Ngài tuyên bố: “Vai trò phụ nữ không chỉ giới hạn vào công việc làm mẹ, làm việc nhà và đó không phải là một “thần học thực sự sâu sắc” của phụ nữ trong Giáo hội.

“Chúng ta nói liệu họ có thể làm việc này, việc kia, họ có giúp lễ được không, là người đọc sách, là chủ tịch một cơ quan từ thiện thế giới Caritas, nhưng chúng ta không có một nền thần học sâu sắc về phụ nữ,” ngài nói.

Cũng năm 2013, ngài lặp lại, “theo tôi, phụ nữ Paraguay là phụ nữ vinh quang nhất Châu Mỹ La Tinh.

Hai năm sau, các phụ nữ của quốc gia nhỏ bé ở Châu Mỹ La Tinh này hy vọng người đàn ông xứ họ lắng nghe họ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch