Giáo hội Công giáo, xin đừng từ chức

349

Giáo hội Công giáo, xin đừng từ chức

lacroix.com, Isabelle de Gaulmyn, Tổng biên tập báo Thập giá, 2018-01-29

Tối nay, sau khi được mời lên đài phát thanh để thêm một lần nữa, thử cố gắng giải thích rõ ràng, rõ ràng nhất có thể để hiểu cuộc khủng hoảng mà Giáo hội công giáo đang trải qua hiện nay, tôi không thể không nói vài lời với người đối thoại với tôi, dĩ nhiên là tắt vi âm, về sự chán nản của tôi, về các tin tức quá khắc nghiệt lúc này đối với người công giáo. Và cô đối thoại với tôi nói đùa liền: “Ah, nhưng bà đừng từ chối nhé”, chính xác vì chúng tôi đang ở cùng chỗ mà bộ trưởng Môi sinh Pháp Nicolas Hulot vừa tuyên bố từ chức hôm qua…

Ghê tởm và xuống tinh thần

Bỏ đi ư … Sau tất cả những vụ này, tại sao lại không? Các tiết lộ gần đây trong các vụ ấu dâm ở Giáo hội Mỹ, cọng thêm các trường hợp khác nhau ở Pháp, và các trận đấu đá xấu xa ở giáo triều Rôma là đủ để cho những người công giáo như chúng ta nản chí. Dâng cao trong lòng là sự ghê tởm trước những năm tháng dài im lặng đồng lõa, bẽ mặt, mà không một người trách nhiệm, cả ở Rôma cũng như tại địa phương có can đảm đứng lên để hét lên trước tội ác, trước hãm hiếp, để phẫn nộ hay ít nhất để tỏ lòng tương trợ một chút với các em bé bị tổn thương trong những gì quý giá nhất của các em… Suy sụp trước sự bất lực của thể chế để có thể có các biện pháp hữu hiệu, để cải cách một cách sâu đậm, điều cần thiết cho ngày hôm nay.

Trách vụ thật gay go và chấn động thật tận sâu. Thật dễ dàng để nhón gót ra đi, để kết thúc với Giáo hội đôi khi khó mà cáng đáng này. Khi đó thật là thoải mái hơn nhiều… Đúng, tại sao lại ở lại? Có lẽ vì đau khổ, chính xác là vậy. Nỗi đau khổ được nói lên qua không biết bao nhiêu là cuộc nói chuyện, các điện thư trao đổi, thư từ và lời chứng của người công giáo đủ mọi thành phần từ vài tuần nay. Của các người có trách nhiệm, các linh mục, các giám mục nhưng cũng của các giáo dân đơn thuần.

Tôi không biết có một tổ chức nào khác, tôn giáo hay không tôn giáo mà các thành viên của họ bị tác động đến như thế qua các tội ác, qua các thiếu sót của tổ chức đó không. Nỗi đau khổ của người công giáo ngày nay là chân thành, sâu sắc, đích thực. Chắc chắn sự đau khổ trùng xuống này nói lên rất nhiều đến sự gắn bó của họ với Giáo hội mà thực chất là gắn bó với đức tin của mình. Dĩ nhiên là Giáo hội phải có các cải cách để đi tới. Nhưng một Giáo hội đau khổ cũng là một Giáo hội tiếp tục sống. Và tiếp tục tin.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Để có một Giáo hội khả tín 

Làm thế nào để giữ đức tin khi Giáo hội trải qua các vụ tai tiếng?