Giáo hoàng Phanxicô là người của hoà bình – và là người có quyền lực chính trị to lớn

381

Cam dong-=Giáo hoàng ngoài châu Âu đầu tiên trong gần 1.300 năm lịch sử đang cho thấy mình có khả năng để trở thành một lực lượng toàn cầu đích thực tốt cho thời đại chúng ta.

telegraph.co.uk, Tim Stanley, 19-1-2015

 

Có thể đây là giáo hoàng lớn nhất trong lịch sử. Chúa nhật 19-1 vừa qua, có khoảng sáu triệu người Phi Luật Tân đã đến Manila để tham dự thánh lễ với Đức Phanxicô – một sự kiện đăng quang của một chuyến đi đáng kinh ngạc. Trong bốn ngày, ngài lên án nạn tham nhũng, đến thăm khu ổ chuột, mặc áo mưa vàng dâng thánh lễ dưới trời mưa như tát nước. Một cậu bé 13 tuổi nói, “Con thấy Thiên Chúa trong mắt ngài.”

Sự thành công của chuyến đi nói lên cho chúng ta biết nhiều điều

Điểm đầu tiên là ở ngoài Âu châu, nơi có rất nhiều người còn tin vào Thiên Chúa. Ở đây, chúng ta có khuynh hướng xem tôn giáo như chuyện quá khứ, một cái gì đó người ta đã làm cách đây nhiều thế kỷ, khi người châu Âu chưa tỉnh thức còn theo lời khuyên của các bụi cây đang cháy. Nhưng ngoài Âu châu, hàng triệu người vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào Đấng Toàn Năng. Phương Tây có thể có quyền lực và giàu có tương đối nhưng sự kết dính của chúng tôi vào chủ nghĩa thế tục tự do là quan điểm của một thiểu số.

Sự mất đức tin của châu Âu làm cho cho chúng tôi gặp khó khăn hơn khi hiểu phần còn lại của thế giới  và góp phần vào sự hiểu lầm văn hóa. May mắn thay, chúng tôi có Giáo hội Công giáo La Mã làm trung gian. Điểm thứ hai là các đám đông ở Manila cho thấy Đức Giáo Hoàng là một trong những nhà ngoại giao quan trọng nhất thời đại của ngài. Ngài là cầu nối giữa phương Tây và phần còn lại.

Tất nhiên, luôn luôn đó là một trường hợp. Do tình cờ của lịch sử, lãnh đạo của Công giáo nằm ở Rome, nhưng nguồn gốc Kitô giáo lại ở Trung Đông và nhiều vị thánh đầu tiên và các nhà thần học lại ở châu Phi. Ngày nay, đó là Giáo Hội duy nhất toàn cầu, với khoảng 1,2 tỷ giáo dân.

Là gương mặt đại diện chính thức của Giáo hội, giáo hoàng luôn có ảnh hưởng trên mặt ngoại giao. Vào đầu những năm 1800, Giáo Hoàng làm áp lực trên các nguyên thủ quốc gia để ngăn chặn việc buôn bán nô lệ. Trong thập niên tám mươi, Đức Gioan-Phaolô II đã kết hợp các Kitô hữu để chống lại chủ nghĩa cộng sản. Và Đức Bênêđictô XVI đã đối thoại với Chính Thống Đông phương – điều mà lý trí và tình yêu cho nghi lễ phụng vụ đã làm cho ngài đặc biệt ở một  cương vị tốt để làm. Nhân cách của Đức giáo hoàng sẽ giúp xác định sứ mệnh của mình.

Như vậy, Đức Phanxicô đặc biệt phù hợp với những thách thức trong việc tiếp cận với thế giới đang phát triển. Ngài là Giáo hoàng ngoài châu Âu đầu tiên trong gần 1.300 năm, đến từ một đất nước – Argentina – mà lịch sử tiếp cận với những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa thực dân và đấu tranh cho dân chủ.

Điểm nhấn mạnh của ngài, đôi khi cũng đáng tiếc là ngài không nhấn mạnh đến sự phong phú của phụng vụ nhưng hạnh phúc thay ngài lại nhấn mạnh đến các chủ đề đơn giản như tình yêu, lòng thương xót, gây nên tiếng vang rộng rãi. Tại Phi Luật Tân, một em bé cựu học sinh đường phố đã hỏi Đức Phanxicô vì sao Chúa lại để cho có đau khổ. Và em đã nghẹn trong nước mắt, Đức Phanxicô đã nói với em, nước mắt làm sạch tâm hồn và ngài hỏi vì sao có quá ít các em bé gái được mời lên phát biểu. Và đây là một tu sĩ sẵn sàng để nói chuyện thẳng thắn, không gay gắt về các vấn đề bất công.

Lời kêu gọi đơn giản, dù có thể mang tính cách trình diễn sân khấu. Người ta thường thấy giáo hoàng mang túi xách riêng lên máy bay. Tại sao lại cần túi xách trên một chuyến bay ngắn? Có gì trong đó? Thủ tục giấy tờ? Bàn chải đánh răng? Người ta nghi ngờ đây là chuyện khoe tính khiêm tốn. Nhưng khi nói chuyện với báo chí giữa chuyến bay, ngài cho thấy mình có một đức tin vững chắc, một lần nữa, các công dân của các nước đang phát triển sẽ đánh giá cao hơn “tính quốc tế” châu Âu. Ngài công khai chỉ trích vụ khủng bố ở Paris, nhưng lưu ý rằng khi người ta yêu mến Thiên Chúa như một người cha, bạn sẽ gặp rủi ro khi  xúc phạm đến Thiên Chúa.

Có thể đây là lần đầu tiên, các người tự do phương Tây đã thất vọng với Đức Phanxicô – vì đã đặt lại vấn đề về sự khôn ngoan của báng bổ. Nhưng những người muốn thật sự tìm hiểu xem người Hồi giáo cảm nhận như thế nào về Đấng Mohammed thì họ có thể học được rất nhiều từ những gì Đức Phanxicô tuyên bố. Và những người thường xuyên phàn nàn về tính bảo thủ đạo đức của dân tộc nghèo, họ nên hiểu chủ nghĩa truyền thống cũ xưa của Đức Phanxicô cũng tốt cho những người đấu tranh để thoát ra khỏi cảnh này. Quyền đồng tính cũng không đơn giản ở một nước như nước Phi Luật Tân nơi một phần tư của đất nước sống với chỉ 60 xu  một ngày người họ có của nuôi tinh thần từ một Giáo Hội có đến 80 phần trăm trong số họ thuộc về.

Hiệu ứng thực tiễn khi có một giáo hoàng có thể nói chuyện với hai nền văn hóa rất khác nhau được thể hiện nơi việc Cuba và Mỹ xích lại gần nhau. Bây giờ chúng ta biết Vatican đã tổ chức các cuộc đàm phán bí mật giữa các quan chức và Giáo hoàng đã viết thư cho cả Barack Obama lẫn Raul Castro.

Tổng thống Obama nói Đức Phanxicô đã dẫn dắt  qua “tấm gương đạo đức, cho thấy thế giới như nó phải là, chứ không phải chỉ đơn giản giải quyết cho thế giới như nó là”. Đó là bản tóm tắt rất gọn gàng của Kitô giáo trong hành động, là sự thay đổi mà người ta muốn thấy.

Vì vậy chúng ta đang sống trong thời đại của một siêu tân giáo hoàng. Tạp chí Forbes cho Đức Phanxicô là người mạnh nhất thế giới; ngài được dự đoán là được Giải Nobel Hòa bình. Có những bất tiện ở đó. Thất vọng thường lộ ra hứa hẹn và chúng ta đừng quên  Giáo Hội là lớn hơn so với giáo hoàng.

Tuy nhiên, khi phương Tây chầm chậm từ bỏ ngôi vị  lãnh đạo trên thế giới thì đó là may mắn khi có được một con số quá độ để lôi cuốn hòa bình, chứ không phải để kiếm phiếu.

Nguyễn Tùng Lâm dịch