Xã hội chúng ta luôn luôn cần hình ảnh tượng trưng của một người cha

178

Jacques Arènes, tâm lý gia, nhà phân tâm học

Jacques Arènes dạy ở Viện Công giáo Lille, Viện Công giáo Paris và ở Trung tâm Sèvres. Ông trả lời cho độc giả báo La Vie trên trang mạng lavie.fr, mục Câu hỏi về cuộc sống.

Sự hâm mộ Đức Phanxicô có phải là dấu hiệu của «nhu cầu» cần có một uy quyền phụ tử không? Trước hết chúng ta nên đào sâu ý nghĩa về khái niệm thế nào là uy quyền. Chính trong quan niệm phải được sống trong một thế giới được bảo đảm và có một ý nghĩa mà nhà phân tâm học Freud khẳng định là có sự hiện hữu của một «nhu cần cần được có uy quyền» nơi trẻ con. Khi đó uy quyền sẽ chăm sóc chúng ta, trẻ con cũng như người lớn, không bị lo lắng của tâm trạng bị bỏ rơi, cho chúng ta cảm nhận rằng xã hội và các lề luật của nó là để phục vụ lợi ích chung nối kết tất cả chúng ta lại. Khi đó uy quyền đích thực không phải là hình thức và nó không áp đặt chúng ta bằng sức mạnh. Người ta muốn vâng lời là vì biết tính hợp pháp của người có uy quyền và vì người ta cảm thấy phải cho tính nhất quán một cái quyền. Trong vũ trụ phức tạp của chúng ta, chúng ta bị đặt dưới muôn vàn lý thuyết về cách sống chung thì dù sao «nhu cầu» này sẽ biểu hiện một cách dính chắc, khăng khăng và gần như còn mang tính chí tử.

Vả lại nền văn hóa Tây phương thường mang một sự khinh thường sâu đậm đối với các thể chế quyền uy dù đó là quyền uy chính trị, quốc gia hay tôn giáo. Như vậy có cái gì mới nơi Đức Phanxicô? Chắc chắc là ở cách ngài «mang» quyền uy. Ngày nay chúng ta mong chờ nơi các tấm gương biểu tượng cho quyền uy – là cha là mẹ, là thầy giáo hay chính trị gia – không nói dối nữa, họ phải thật sự đứng ở ngôi thứ nhất để nói chuyện. Chúng ta mong họ nói những gì họ làm và làm những gì họ nói. Chúng ta không còn tin một chức vị sẽ tự động mang đến một quyền uy đạo đức nào đó! Vì thế trong các thể chế, các gia đình, các trường học khó mà «thể hiện» được quyền uy. Giáo hoàng nhân cách hóa đúng đắn một uy quyền sống động, ngài chấp nhận sai lầm của mình, và trong một cuộc phỏng vấn của báo Études, ngài khiêm tốn thú nhận những khó khăn ngài đã trải qua khi ngài làm Giám tỉnh Dòng Tên lúc còn trẻ, ngài đã cứng ngắt trong cương vị của mình. Tuy vậy đức khiêm tốn không ngăn ngài có những lời nói mạnh. Vậy thì lúc đó quyền uy quy chiếu vào hình ảnh của người «phát ngôn», người tạo ra cho mình một khoảng không gian cho quyền uy này.

Thời buổi hơi lạc lối của chúng ta đi tìm sự thật và sức mạnh nơi chứng nhân hơn là nơi các lý thuyết và giáo điều, một quyền uy «phụ tử» không còn được chính đáng qua khía cạnh ấn tượng của chức vụ: những người cha thật sự hay tượng trưng phải cho thấy mình đích thực là «tác giả» của quyền uy, họ phải dám như Đức giáo hoàng, lời nói phải đi đúng theo cách mình sống. Đó là cái giá mà chúng ta phải giải hòa với các thể chế.

Nguyễn Tùng Lâm dịch