Bản sắc của chúng ta nên được xây dựng trên những gì chúng ta phải cống hiến cho người khác

241

patheos.com, Henry Karlson, 2016-08-17

Con sư tử đầu người nhìn chằm chằm vào thế giới, hỏi chúng ta về bản sắc của mình trước mặt nó. Vậy chúng ta sẽ làm thế nào?

Bài này là một trong loạt bài của Kênh Công giáo Patheos: Bản sắc công giáo và các Bất mãn của nó.”

Sphinx

Tôi có khuynh hướng không thích đối phó với những cái-gọi-là chính trị bản sắc vì chúng thường là nguyên nhân của một cuộc xung đột lớn và đụng chạm. Chúng không cần phải như thế. Có nhiều lý do chính đáng cho chúng, và điều tốt có thể nảy sinh từ chúng nếu chúng ta dùng chúng như là một phương cách để xác định chúng ta là ai, để biết chúng ta cần phải cho người khác cái gì, như một cách bù lại cho họ thay vì dùng chúng như là một lý do để bôi nhọ hoặc phủ nhận họ vì sự khác biệt của họ.

Buồn thay, những gì xảy ra với bản sắc chính trị thường có xu hướng bộ lạc, nơi người ta xây dựng những bản sắc khác nhau cho chính họ như là một cách để tạo thành đối kháng với những người không phải là họ, và sau đó xem người kia như một xúc phạm chống lại họ, thay vì  xem họ là gì, một sự bổ sung cần thiết cho tình huynh đệ và tình anh em phổ quát của nhân loại. Các hình thức về bản sắc như thế gây chia rẽ thay vì nhìn thấy sự hợp nhất cơ bản của họ.

Nói cách khác, những gì chúng ta thường thấy trong lịch sử là sự lạm dụng của bản sắc chính trị, trong đó sử dụng sự tự-xác định như một hình thức rào cản chống lại người khác thay vì xem nó như là một điểm tiếp cận với người khác, qua đó chúng ta có thể hình thành một mối quan hệ độc đáo với họ. Kết quả là, chúng ta đã thấy quốc gia đứng lên chống lại quốc gia, niềm tin tôn giáo chống lại niềm tin tôn giáo, ý thức chính trị chống lại ý thức chính trị, giới tính chống lại giới tính. Cái “không-phải-chúng tôi” có một cái gì đó sai lầm với họ và vì vậy nếu họ không sẵn sàng trở thành một phần của “chúng tôi” thì chúng tôi thấy họ phải trở thành một phần của cái thùng rác của lịch sử. Chúng tôi ghét họ vì họ khác chúng tôi.

Và như vậy chúng ta có xu hướng xác định chúng ta trong cái rất thời trang này, xác định chúng ta là ai như thể là đang ở trong một cuộc xung đột với những người không giống chúng ta. Thay vì đưa ra một đề xướng tích cực về những gì chúng ta cung cấp cho người khác, chúng ta lại xác định mình trong sự liên hệ với những gì chúng ta chống đối ở người khác. Biên giới quốc gia, niềm tin tôn giáo và chính trị, thường hình thành như ø kết quả của lời tuyên bố là chúng ta không phải thế – chúng tôi không phải là những người ở đó, chúng tôi không phải là họ, chúng tôi không muốn giống như họ, chúng tôi sẽ không nghĩ như họ, vì họ không phải là chúng tôi. Bạn đừng có coi chúng tôi như họ, bởi vì chúng tôi không phải là họ. Họ xấu … Chúng tôi không thích họ. Bạn đừng giống như họ, bạn nên trở thành một trong chúng tôi.

Điều này cho chúng ta thấy rằng, thay vì tình yêu và sự tốt lành mà chúng ta cần cống hiến cho người khác (hoặc điều tốt họ cần làm cho chúng ta), sự thù ghét là cốt lõi của nhiều hình thức bản sắc chính trị, giải thích những cuộc xung đột lớn nảy sinh một khi bản sắc trở thành phương tiện của một kết thúc chính trị. Điều đó có thể không phải, và có lẽ sẽ không phải là dễ dàng được xác định như vậy. Chúng ta giấu sự thù ghét từ chính chúng ta. Nhưng  nó nảy sinh và mọc mầm trong tiềm thức chúng ta, tự nó thành lập trong tiến trình phân hóa trên thế giới. Để chắc chắn, nó thường không thù ghét, nhưng hoài nghi, được dùng như là nền tảng của sự không ưa người khác của chúng ta. Nhưng sự hoài nghi này sớm trở thành một thách thức đối với chúng ta, và thay vì tiến lên để thử thách và cho phép nó biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta tốt hơn, chúng ta lại đứng ở chỗ chúng ta đang đứng và thấy mình gắn liền với tình trạng hiện tại của mình, không muốn được thay đổi để tốt hơn. Bất kỳ kẻ nào thách thức chúng ta thay đổi đều bị chúng ta thù ghét, và họ càng xung đột với chúng ta thì chúng ta càng phản ứng chống lại họ với lòng thù ghét. Nếu không kiểm soát được thì tiến trình này sẽ làm cho chúng ta nghĩ về họ như một mối đe dọa hiện hữu, để lại cho chúng ta một giải pháp duy nhất là: phải tìm cách bôi nhọ họ.

Con người khác nhau, và đây là điều tốt, bởi vì điều này cho phép chúng ta xây dựng quan hệ với nhau, tương tự như cách Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần tạo mối quan hệ với nhau. Cha không phải là Con, và Cha và con không phải là Thánh Thần tạo quan hệ với nhau. Đối với các Ngài, sự khác biệt cung cấp nền tảng cho các Ngài một tình yêu tự hiến cho nhau. Các Ngài kính sợ nhau. Nhưng với chúng ta, chúng ta tìm thấy sự sợ hãi thay vì sự kính sợ đó, và vì vậy sự thù ghét mọc rễ trong sự khác biệt được tìm thấy giữa người với người trên thế giới, cho phép sự chia rẽ càng lúc càng lớn hơn trong các mối quan hệ tích cực mà những khác biệt có thể cung cấp. Thù ghét mưng mủ trong những khác biệt, làm tách rời đường chỉ may đoàn kết; những sự khác biệt nhiều hơn tồn tại giữa người với người được dùng như lý do nhiều hơn để họ ghét nhau hơn và xé rời bản chất con người của chúng ta. Thù ghét làm cho mỗi người chúng ta yếu hơn, bởi vì chúng ta không có sự hỗ trợ từ người khác mà đáng lẽ chúng ta có, bởi vì chúng ta đã tự-hủy hoại phương tiện hiệp thông với họ. Điều này cho thấy bản chất tự-hủy hoại của lòng thù ghét. Thật vậy, sự thù ghét càng phát triển, nó càng làm ung thối và cuối cùng lặn sâu vào bên trong, tạo ra một sự tự-thù ghét mà kết thúc là tìm kiếm sự tự-hủy diệt hư vô của chính chúng ta với thế giới xung quanh.

Chúng ta phải nhận ra rằng khác biệt không phải là xấu. Dùng chúng trong và qua xu hướng hoài nghi và thù ghét người khác là xấu, bởi vì nó ở trong và qua sự thù ghét này; tuy nhiên  nó tiềm ẩn và vô thức, nó bảo đảm rằng chúng ta sẽ không bao giờ đoàn kết, không bao giờ được chữa lành khỏi thuyết hư vô nảy sinh, làm hư cách giải thích của chúng ta về thế giới. Đối với các phương tiện qua đó chúng ta nhìn vào thế giới và thấy sự phân biệt ở bên trong thông qua phương thức tội lỗi, sập đổ của sự tồn tại của chúng ta, với tội lỗi của chúng ta để cố gắng tiếp tục tàn phá sự sống trên thế giới trong và qua chúng ta, trong và qua cách chúng ta thiết lập bản sắc cho chính chúng ta và cho những người khác trên thế giới.

Để khắc phục vấn đề này, chúng ta phải vượt qua thù hận. Chúng ta phải nhìn thế giới bằng một cách mới, ở đó chúng ta tìm kiếm cái tốt chứ không phải cái xấu trong người khác, để xem người khác làm việc như thế nào như là một bổ sung cho chúng ta và không tìm cách tiêu diệt họ qua sự đối kháng của họ với chúng ta. Chúng ta phải nhìn vào thế giới “với đôi mắt không bị lu mờ bởi thù ghét,” như Princess Mononoke nói trong phim ảnh. Đó là một bộ phim, quá phức tạp để mô tả trong một bài viết ngắn để chứng tỏ điều đó là công lý, nó có thể được xem như là một trong những thăm dò tốt nhất của bản sắc chính trị, cả hai đều liên quan đến sự thù địch được hình thành từ họ, nhưng cũng trong liên quan đến cái tốt mà nó có thể phát triển, nếu sự thù ghét tự nó được loại bỏ, và chúng ta nhìn vào người khác, không phải là một lực lượng thù địch, mà là một người nào đó để yêu thương. Có những cuộc biểu dương trong đó bản sắc chính trị đã tạo ra xung đột như thế nào, nhưng tình yêu có cách làm thế nào để vượt qua những xung đột đó, để thấy cái tốt  ở nhiều người và mang họ lại với nhau vì lợi ích chung.

Cuốn phim cho chúng ta thấy các nhóm khác nhau xung đột nhau bởi vì những lợi ích của họ khác nhau, điều đó làm cho họ xác định bản sắc của họ đối nghịch với bản sắc của những người khác. Mỗi nhóm với bản sắc riêng là một phần của nguyên nhân gây ra các xung đột được tìm thấy trong phim, tuy nhiên, khi chúng ta hiểu từng thành viên của mỗi nhóm, chúng ta thấy cái vĩ đại trong mỗi con người của họ. Có giá trị trong việc thiết lập các nhóm khác biệt nhau với bản sắc riêng của họ, nhưng, thật đáng buồn, cái tốt thì khó tìm bao lâu mà các nhóm còn nhìn nhau với con mắt thù hận.

Sự việc thay đổi như là kết quả của một trong những anh hùng của bộ phim, hoàng tử Ashitaka. Vào lúc bắt đầu phim, ông bảo vệ dân của mình khỏi cơn giận dữ điên cuồng của Thần Linh Boar; các sinh vật đã bị thương tổn trước khi trở thành một lực lượng thù địch phải bị ngăn chặn. Bằng cách đặt chấm hết cho các sinh vật, và cứu dân chúng của ông, Ashitaka thấy chính ông bị nguyền rủa bởi chính hồn của mình – Sự thù ghét của nó được chuyển vào trong ông, thù ghét sẽ tiêu diệt ông nếu ông không tìm ra cách để loại bỏ sự nguyền rủa bằng cách đi vào cánh rừng, nơi hồn từ đó đến, và xem Hồn Rừng có sẽ chữa bệnh cho ông không. Để làm chậm lại sự nguyền rủa, ông phải chiến đấu chống lại sự thù hận trong chính mình, để nhìn thế giới bằng đôi mắt không bị che mờ bởi thù ghét.

Hành trình Ashitaka đưa ông vào rừng, gặp rất nhiều hồn rừng và cả một cô gái nữa, công chúa Mononoke, người đã được các Hồn Sói nuôi dưỡng. Ông phát hiện ra cô đang chiến đấu chống lại dân của một thành phố gần đó, tên là Thành phố Sắt, cai trị bởi Bà Eboshi. Trong suốt cuộc hành trình, Ashitaka đã phải vượt qua sự thù ghét không những chỉ ở chính bản thân mình, mà còn ở những người khác, giúp họ nhìn thấy sự cần thiết phải làm việc với nhau, để thấy điều tốt ở những người khác bất kể là người khác đó sống một cuộc sống khác như thế nào. Ashitaka tự mình thực hiện điều này ở Thành phố Sắt khi biết rằng Bà Eboshi tốt lành đã làm: thành phố đã được lập ra để cung cấp cho những người bị xã hội ruồng bỏ (người cùi và gái mại dâm) một mô thức xứng đáng của cuộc sống. Bà đã tìm cách giúp đỡ những người bình thường đã bị ghét vì tính khác biệt của riêng họ, nhưng bà đã không luôn hành động ngay bằng cách riêng của mình để làm điều đó, và rất nhiều điều tiêu cực xảy ra trong phim là kết quả trực tiếp do các sai lầm của bà. Nhưng bà không phải là người duy nhất để đổ lỗi, bởi vì chính các hồn thú vật đã cho thấy chúng nhẫn tâm với nhau thế nào, và toàn bộ khu vực kết thúc sự tự-hủy diệt bởi các hình thức tiêu cực của bản sắc chính trị nằm đằng sau những cuộc xung đột trong phim.

Khi xem phim, chúng ta có thể thấy sự khác biệt được thiết lập cho từng nhóm. Chúng ta dần dần thấy mỗi nhóm có những cái tốt ở trong cũng như những lỗi lầm và xấu đã lũng đoạn và ngăn cản họ hành động thích hợp với nhóm khác. Chúng ta được thể hiện như thế nào trong bản sắc chính trị, khi nhằm vào chuyện bươi xấu người khác, làm hại tất cả. Chúng ta nhìn giải đáp qua con mắt của Ashitaka, ở đó chúng ta phải nhìn xa hơn mắt của hận thù thay vì nhìn tất cả trong mắt của tình yêu. Chúng ta phải thấy cái tốt trong họ và thấy chính chúng ta như thể là người có thể cung cấp cho kẻ khác: đó là cách duy nhất tự nhận dạng có thể kết thúc trong sự tốt lành, nơi chúng ta đi ra mà không bị tổn thương.

Khi bản sắc được hình thành trên cơ sở của thù ghét, thì không có cách nào giải quyết cuộc xung đột nảy sinh từ sự thù ghét đó, bao lâu nó còn mưng mủ; tất cả những gì còn lại là một chu kỳ bạo lực, ở đó các bên khác nhau dần dần thấy mình bị suy yếu cho đến cuối cùng, họ phải tìm cách giải quyết hòa bình hoặc là để bị hủy hoại trong cơn giận dữ tự-hủy diệt. Sự thù ghét phải được loại bỏ, cái tốt được nhìn thấy, và cái tốt hành động để thiết lập một trật tự mới, ở đó những khác nhau được sử dụng để làm mạnh mẽ toàn bộ thay vì chia rẽ.

Đây là lý do tại sao phải thiết lập bản sắc chúng ta là ai trong mối quan hệ với người khác – mặc dù thường được thực hiện một cách yếu kém để thiết lập bộ phận tự hủy hoại, không nhất thiết là xấu nhưng có thể là tốt – giúp chúng ta nhận biết chúng ta là ai và vai trò của chúng ta là gì trong thế giới. Chúng ta phải xác định cái tốt trong chúng ta, cái tốt mà sau đó chúng ta có thể thúc đẩy thông qua danh tính của chúng ta, như một cái gì đó chúng ta có thể chia sẻ với người khác thay vì buộc họ phải phù hợp với nó. Kinh Thánh trình bày sự thật này cho các Kitô hữu liên quan đến thân thể của Chúa Kitô, theo đó chúng ta được biết là sẽ có những người với những món quà khác nhau, nhiệm vụ khác nhau, cùng làm việc với nhau:

Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, là Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi. Giả như chân có nói: “Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể”, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như tai có nói: “Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể”, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi? Nhưng Thiên Chúa đã đặt mỗi bộ phận vào một chỗ trong thân thể như ý Người muốn. Giả như tất cả chỉ là một thứ bộ phận, thì làm sao mà thành thân thể được? Như thế, bộ phận tuy nhiều mà thân thể chỉ có một. Vậy mắt không có thể bảo tay: “Tao không cần đến mày”; đầu cũng không thể bảo hai chân: “Tao không cần chúng mày”. Hơn nữa, những bộ phận xem ra yếu đuối nhất thì lại là cần thiết nhất; và những bộ phận ta coi là tầm thường nhất, thì ta lại tôn trọng hơn cả. Những bộ phận kém trang nhã, thì ta lại mặc cho chúng trang nhã hơn hết. Còn những bộ phận trang nhã thì không cần gì cả. Nhưng Thiên Chúa đã khéo xếp đặt các bộ phận trong thân thể, để bộ phận nào kém thì được tôn trọng nhiều hơn. Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung.  (1 Cor 12: 12 – 26).

Chúng ta có ý tìm hiểu xem chúng ta là ai, nhưng chúng ta cần phải làm điều đó trong mối quan hệ tích cực với những người khác, trong và qua cặp mắt của tình yêu. Những điều tích cực trong chúng ta phải được trả lại cho người khác để phục vụ yêu thương. Điều này nên là mục tiêu của chúng ta. Người khác phục vụ như là người bổ sung cho chúng ta và khi làm như vậy, sẽ nhận tình yêu của chúng ta, do đó, trong và qua món quà tình yêu của chúng ta, họ sẽ tìm thấy sự hiệp thông với chúng ta mặc dù sự phân biệt làm cho chúng ta khác nhau. Bản sắc chính trị nên dùng để xác định chúng ta cung cấp cái gì, không làm cho chúng ta thù ghét người khác vì họ thiếu cái gì; bản sắc chính trị cần xác định cái tốt đã được ban cho chúng ta để chia sẻ với người khác, thay vì nhìn vào những gì chúng ta có thể thấy ở người khác để lấy. Bản sắc nên được thiết lập trong và qua tình yêu như là nền tảng sự hình thành của nó. Sau đó, chúng ta có thể nhìn vào người khác với con mắt của tình yêu, chứ không phải với con mắt của thù ghét, và nâng họ lên thay vì tiêu diệt họ. Và khi làm như vậy, chúng ta cũng sẽ thấy chúng ta thật sự nâng chính chúng ta lên. Bởi vì khi một người trong chúng ta đau khổ, thì tất cả chúng ta đều đau khổ, nhưng nếu một người trong chúng ta được vinh danh, thì tất cả chúng ta đều được vinh danh bởi vì sự gắn bó của tình yêu.

Và như vậy, khi chúng ta nói về chúng ta như là người Công Giáo, chúng ta phải xem xét nó trong cách này. Chúng ta không nên xác định mình để chống lại những người khác trên thế giới, để tạo ra một loại chiến tranh văn hóa phỉ báng người khác về bất cứ điều gì chúng ta thấy thiếu trong cách sống của họ. Chúng ta phải xác định mình theo những gì chúng ta phục vụ, sau đó đi theo Chúa và đi ra ngoài thế giới với một trái tim yêu thương người khác. Bản sắc của chúng ta là giúp chúng ta biết làm sao để phục vụ người khác thay vì để họ phục vụ theo nhu cầu của mình. Chúng ta biết chúng ta là ai trong Thiên Chúa, và bây giờ chúng ta đang có mặt trên thế giới như sự hiện diện liên tục của Thân Thể Chúa Kitô trong thế giới, làm như Người làm, tìm cách để phá vỡ các rào cản và các bộ phận được thiết lập bởi tội lỗi. Nếu chúng ta sử dụng bản sắc của mình theo cách này, nó sẽ là một lợi ích tích cực và vì vậy Công giáo của chúng ta thực sự là Công giáo trong Chúa Thánh Thần bởi vì nó tìm cách kết hợp với người khác trong tinh thần của tình yêu. Mặt khác, nếu chúng ta xem nó như là một cách để biện minh là chúng ta tốt hơn những người khác, do chính hành động tự cho là tự-chính đáng của mình, chúng ta có thể mang cái nhãn hiệu, nhờ cái nhãn hiệu đó, nhưng chúng ta không kết hợp nó vào bản sắc của mình được và do đó sẽ dối trá khi chúng ta sử dụng cái nhãn cho chính mình. Chúng ta muốn là người công giáo vì chúng ta thấy và tin, nhưng chúng ta vẫn chưa biết yêu, đó là điều Chúa Giêsu nói chúng ta nên làm. Nếu chúng ta đích thực yêu thương sự thật, chúng ta làm nhiều hơn là tin, và hành động trên đó, từ đó đối xử với người khác trong tình yêu vì sự thật chỉ được thực hiện bởi tình yêu như vậy. Khi làm như thế, cuối cùng chúng ta sẽ nâng thập giá lên, tự từ bỏ chính mình, và theo Chúa Kitô đến tận cùng thế giới, phục vụ mọi người bằng tình yêu.

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras I

Tranh mô tả Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Athenagoras I. Các phòng thánh của nhà thờ Dominus Flevit ở Jerusalem. Abraham (tác phẩm riêng) [CCO], qua Wikimedia Commons

Trong chính đức tin Công giáo, tất nhiên vẫn còn các hình thức khác của bản sắc, như chúng ta thấy trong các nghi lễ đặc biệt và nhà thờ mang lại tính đa dạng trong chính Giáo Hội. Ở đây, một lần nữa, xác định như vậy là tốt miễn là chúng ta xem nó như một phản ánh của nhiều người về Thiên Chúa Ba Ngôi. Các Ngôi yêu thương nhau, kinh ngạc và nhận biết mình qua quan hệ các Ngôi với nhau. Chúa Con biết Chúa Cha là Cha và xác định Chúa Cha là Cha không phải là một cách để tách mình khỏi Chúa Cha, nhưng là cách để nhận biết sự hiệp nhất với Chúa Cha do Chúa Cha sinh ra từ đời đời, Thiên Chúa của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần biết rõ Chúa Cha và Chúa Con trong và qua sự rước mình từ Chúa Cha và qua Chúa Con. Chúa thánh Thần biết mình trong và qua tiến trình kết hợp với Chúa Cha và Chúa Con – bản sắc cá nhân của Người cho thấy cách Người phân biệt với Chúa Con và trong sự phân biệt này, sự hợp nhất vẫn còn. Và do đó, trong Giáo Hội, các hình thức đa dạng khác nhau của bản sắc được dùng không phải là cách để phân chia nhưng để đoàn kết. Là một người Công giáo Byzantine, tôi thấy mình hợp nhất với Roma, nhưng với một tính cách và phẩm chất riêng, tôi cống hiến cho Roma và Roma cống hiến các yếu tố của họ cho chúng tôi. Tôi nghiên cứu Công giáo khác cách và truyền thống của họ, tôi thấy nó chuyển đổi và làm cho tôi lớn hơn trong quá trình này – thực sự nó làm cho tôi khá nhiều hơn khi là một người Công giáo Byzantine trước kia, vì tôi giữ lại tất cả những gì của một người Công giáo Byzantine và những gì tôi đạt được như một người Công giáo Byzantine, với tất cả ý nghĩa của một người Công giáo Byzantine. Và những gì tôi cống hiến lại, tôi hy vọng được các người Công giáo khác nhận, và họ kết hợp những gì tôi đưa vào bản thân họ theo cách của riêng họ – chúng ta chia sẻ, chúng ta kết hợp với nhau trong và qua sự hiệp thông như vậy, nhưng chúng ta tìm thấy như là hậu quả chúng ta cùng lớn lên với nhau thành những đại diện lớn hơn, thay vì tìm thấy tất cả đều bị xóa đi và bị loại bỏ trong mối liên hệ.

Điều này sau đó là những gì một người Công giáo Byzantine có ý nghĩa với tôi. Đó là một cách sống, cách là một người Công giáo, một bản sắc khác với các hình thức khác của đạo Công giáo, nhưng sự khác biệt không chia cách tôi khỏi họ, mà kết hợp tôi với họ nhiều hơn bởi vì tôi hiểu bản sắc của tôi trong mối quan hệ với họ, phản ánh như thể tôi làm cho  nhiều người tìm thấy nguồn gốc của những khác biệt này trong một Thiên Chúa Ba Ngôi. Là một người Công giáo Byzantine là một cách để thấy tôi là ai trong Chúa Kitô, để xem các hình thức của cuộc sống Người muốn tôi sống, mà sau đó tôi có thể chia sẻ với người khác. Đó không phải là về Công giáo Byzantine bởi vì tôi nghĩ rằng nó lớn hơn các hình thức khác của Công giáo, nhưng đúng hơn, đó là vì tính cách đặc biệt và cách là một Công giáo phù hợp với con người tôi mà không làm cho tôi thấy người khác thấp kém hơn vì sự khác biệt. Đúng, truyền thống tâm linh của nó thu hút tôi và cách Chúa đã ban cho tôi nhiều hơn những cách khác, nhưng điều này không có nghĩa là những cách khác là không cần thiết; họ là, và họ có nhiều để cống hiến cho thế giới trong và qua cách họ là người Công giáo để bổ sung cho tôi và những gì tôi phải cống hiến. Là một người Công giáo Byzantine có nghĩa là phải thật với bản thân tôi trong khi không bao giờ đóng cửa bản thân mình khỏi những người khác; Tôi cho họ và nhận được lại, bù lại sự viên mãn của đức tin Công Giáo bởi vì sự hợp nhất tôi có với họ.

Trương Ngọc Thạch chuyển ngữ