Các linh mục không hoàn hảo phục vụ giáo dân

106

Các linh mục không hoàn hảo phục vụ giáo dân

Hình ảnh Pascal Deloche / Godong

fr.aleteia.org, Linh mục Benoist de Sinety, 2025-07-13

Linh mục Benoist de Sinety, giáo phận Lille, nước Pháp, cho rằng các bi kịch và ảnh hưởng của linh mục trong  Giáo hội ngày nay là do chúng ta lý tưởng hóa chức linh mục.

Vụ tự tử của Linh mục Matteo Balzano, giáo phận Navaro của Ý đã gây xúc động và bình luận rộng rãi. Chức vụ được giao cho tân chưởng ấn của giáo phận Toulouse sau khi vị  này chấp hành án tù vì tội hiếp dâm trẻ vị thành niên đã làm cho giáo dân tức giận và phẫn nộ. Hai sự thật trần trụi nói lên rất nhiều điều về cuộc khủng hoảng mà các linh mục đang trải qua. Hôm kia, một cô bạn tâm sự với tôi về nỗi thất vọng của cô, cô rất xúc động: “Vì sao rất nhiều người cầu nguyện cho ơn gọi trong một thời gian dài đã không được Chúa nhậm lời?”

Lời cầu nguyện của chúng ta hướng tới ai?

Thực tế qua năm tháng, số lượng chủng sinh vào chủng viện ngày càng giảm. Nhưng những người có ý định trả thù nghĩ rằng họ tìm được lý do: chỉ cần đưa tiếng La-tinh trở lại và đón nhận các ông đã kết hôn. Việc cho rằng bất kỳ giải pháp nào trong số này có thể đủ: đó là không tôn trọng sự tự do và trí thông minh của các ứng viên tiềm năng. “Vậy anh em hãy xin Cha Thầy, là chủ mùa gặt, sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9:35-38). Vậy lời cầu nguyện của chúng ta là gì và dành cho ai?

Lời cầu nguyện thường được tóm tắt cách súc tích: “Lạy Chúa, xin ban cho chúng con các linh mục thánh thiện!”

Chắc chắn xin sự thánh thiện là không sai nhưng sẽ khôn ngoan hơn nếu xin ý chỉ này cho chính mình và thực hiện các hành động thể hiện mong muốn đạt được điều này. Trước hết, chúng ta nên hiểu thánh thiện không phải là hoàn hảo, nhưng ước muốn đi theo Chúa Kitô mà không mơ bước đi trên con đường thẳng, nhưng hiểu đi theo Chúa cũng có thể bị sa ngã, bị sống trong nghi ngờ, trong chối bỏ, được thực hiện nhờ lòng thương xót, không bao giờ hạ thấp chúng ta nhưng mở ra cho chúng ta đức tin mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Linh mục phục vụ

Chừng nào linh mục còn bị cho là “hoa trái” lời cầu nguyện của giáo dân, người đã được chịu phép rửa tội, thì gánh nặng đè lên họ chỉ có thể làm họ mất nhân tính hoặc tuyệt vọng. Chừng nào linh mục còn bị cho là người duy nhất có thể gặt hái thì sẽ không có gì thay đổi vì theo lương tâm, ai cũng có thể tự cho mình theo cách này. Hai linh mục mà tên tuổi hiện đang khuấy động các cuộc thảo luận của chúng ta và làm tăng thêm nỗi buồn của chúng ta chắc chắn là minh chứng cho sự sa ngã này.

Đầu tiên là cảm giác choáng váng khi không nhận ra mình trong hình ảnh người anh hùng dũng cảm và chính trực mà “nền văn hóa” công giáo nào đó đang truyền tải một cách bi thảm ngày nay. Không, linh mục không phải là người hoàn hảo để mang lại niềm an ủi cho sự tầm thường của người khác. Thứ nhì là linh mục dường như gắn bó quá nhiều với chức linh mục mà nếu không có nó, ông không thể tự khẳng định mình được. Không, việc trở thành một linh mục không phải là một danh tính thiêng liêng và gần như kỳ diệu mà chúng ta phải bám víu bằng mọi giá, ngay cả khi người đó đã phạm tội mà trong những trường hợp này sẽ bị cấm hành nghề (như giảng dạy). Cụm từ “giảm xuống tình trạng thế tục” – có thể dịch chính xác hơn từ tiếng la-tinh là “trở về trạng thái thế tục” – cho thấy rõ mức độ vô thức mà chúng ta đã cùng nhau rơi vào. Vì bất kể bản dịch nào, thì thực chất đó là việc quay trở lại, thoái lui, như thể chức vị giáo sĩ “cao hơn” chức vị giáo dân, trong khi giáo sĩ là để phục vụ giáo dân. Là linh mục không phải cho chính mình, nhưng là để phục vụ. Trong việc phục vụ một dân tộc, một cộng đồng, không phải để được tôn kính hay được sợ hãi nhưng để cố gắng làm sao Chúa Kitô, qua sức mạnh nhỏ bé của chúng ta, vượt lên các  điểm yếu lớn lao của chúng ta để thể hiện tình yêu bao la của Ngài.

Tại sao cần phải có linh mục?

Vào thế kỷ 19, các tác giả theo trường phái Lãng mạn đã sáng tác các tác phẩm hay ho tuyên dương sự sùng bái bản thân và thể hiện cảm xúc, thậm chí là đam mê. Điều này có nhiều tác động khác nhau ở các quốc gia chúng ta, hiện nay hai trong số các tác động này vẫn còn đáng ngờ: mọi người kết hôn vì tình yêu và mọi người vào chủng viện theo ơn gọi. Không ai có thể phàn nàn cảm giác yêu thương lan tỏa trong xã hội chúng ta khi hai người đến với nhau. Nhưng chúng ta cũng phải lưu ý đến sự mong manh vô cùng của nó.

Lễ truyền chức linh mục Paris 2025 – Jean-Baptiste Delerue I Giáo phận Paris

Vấn đề không phải là nghi ngờ sự thẳng thắn của những người cho rằng họ được gọi để trở thành linh mục, mà có lẽ là tầm nhìn rõ ràng của những người có nhiệm vụ to lớn là tiếp nhận họ. Chúng ta nghĩ về nhu cầu về linh mục hiện nay? Để làm gì? Dành cho ai? Nếu không chúng ta vẫn giữ nguyên huyền thoại về một giáo sĩ Druid, bị đóng băng trong hình ảnh tự luyến chính mình, độc đoán và ám ảnh trong sự biện minh của riêng mình.

Linh đạo và thần học của chức tư tế

Đức Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc lựa chọn chủng sinh, họ là những người có khả năng đồng nghị. Tôi không biết nên rút ra tiêu chuẩn khách quan nào từ điều này, nhưng không có gì cấm việc việc đi tìm những người phù hợp với những gì Chúa Thánh Thần muốn ban cho Giáo hội như một hướng đi và một viễn cảnh hoán cải. Không ai trở thành linh mục vì chính mình hay để thể hiện lý tưởng này hay lý tưởng khác. Câu nói của Thánh Augustinô được Đức Lêô lặp lại cho thấy rõ điều này: “Được rửa tội cùng với anh em, làm giám mục cho anh em.” Qua bi kịch của vụ tự tử và các phản ứng nảy sinh, sự kinh hoàng của nhiều linh mục, chúng ta có thể đặt câu hỏi về tính linh đạo của chức linh mục. Điều này đôi khi dẫn đến sự hiểu lầm giữa giáo sĩ và giáo dân, đến mức thái quá. Thông qua sự không hiểu biết của nhiều người về chức thánh được giao phó cho một linh mục bị kết tội, chúng ta có thể đặt câu hỏi về thần học của chức thánh. Đôi khi nó cho phép chúng ta hiểu theo hướng ngược lại với các sách Phúc Âm khi nó được hiểu là con đường duy nhất có thể dẫn đến sự thánh thiện của một người.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Roberto, cha xứ mà người dân ở Trujillo đều muốn ở bên cạnh ngài

Tôi học được năm điều bất ngờ khi viết về Đức Lêô XIV

Thông điệp, thánh lễ, bổ nhiệm Giáo triều… Chương trình “nghỉ hè” của Đức Lêô sẽ như thế nào?