Lần đầu tiên Đức Phanxicô bổ nhiệm một phụ nữ đứng đầu một Bộ

40

Lần đầu tiên Đức Phanxicô bổ nhiệm một phụ nữ đứng đầu một Bộ

Ngày 6 tháng 1 năm 2025, Đức Phanxicô bổ nhiệm Nữ tu Simona Brambilla, nhà truyền giáo của Dòng Consolata làm  Bộ trưởng Bộ đời sống thánh hiến và Hiệp hội đời sống tông đồ.

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, Rôma, 2025-01-08

Nữ tu Simona Brambilla được bổ nhiệm đứng đầu một thánh bộ có 800.000 thành viên nam nữ của các Dòng.  MASSIMILIANO MIGLIORATO/CPP

Ngày thứ hai 6 tháng 1, một cuộc cách mạng nhỏ đã diễn ra ở Vatican: lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo hoàng bổ nhiệm nữ tu Simona Brambilla làm Bộ trưởng Bộ Đời sống Thánh hiến và Đời sống Tông đồ, kế vị Hồng y Tổng giám mục người Brazil Joao Braz de Aviz. Một sự kiện chưa từng có đã lập tức khơi dậy nhiệt tình nơi một số người và chỉ trích nơi những người khác.

Sự kiện lịch sử

Nếu bổ nhiệm này mang tính lịch sử thì đó là vì nó phá vỡ bức tường kính mà cho đến nay vẫn ngăn cản giáo dân nói chung và phụ nữ nói riêng có được chức vụ cao của Giáo triều. Năm 2021 con đường này đã được các nhân vật tài giỏi như nhà giáo hội học Xaviere Nathalie Becquart, thứ trưởng Thượng Hội đồng Giám mục, nhà kinh tế học Alessandra Smerilli, thư ký của bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện hay bà Raffaella Petrini, nhà xã hội hoc, Tổng thư ký của Chính phủ Nhà nước Thành Vatican, một tổ chức quyền lực chuyên quản lý tài chính của Nhà nước mở ra.

Năm 2018, ông Paolo Ruffini, giáo dân đầu tiên đảm nhận vị trí Bộ trưởng Bộ Truyền thông và nhà kinh tế học người Tây Ban Nha Maximino Caballero Ledo làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế năm 2022.

Paolo Ruffini, giáo dân đầu tiên đảm nhận vị trí Bộ trưởng Bộ Truyền thông

Các lý do của việc bổ nhiệm ông Ruffini, giáo dân đầu tiên đứng đầu Bộ Truyền thông

Từ lâu, Đức Phanxicô đã muốn tách vấn đề quyền lực ra khỏi việc phong linh mục. Đây là một trong những trục của cuộc chiến chống lại chủ nghĩa giáo sĩ trị của ngài, vì thế hiến pháp mới của tông hiến Anh em hãy rao giảng Tin Mừng Praedicate Evangelium (2022) đã xác định “bất kỳ tín hữu nào cũng có thể đứng đầu một cơ quan hoặc một tổ chức có thẩm quyền, có quyền lực của chính phủ và chức năng của cơ quan này” (II, 5). Trong trường hợp này,  Nữ tu Simona Brambilla, 59 tuổi đã làm Bề trên Tổng quyền Dòng Nữ tu Truyền giáo Consolata từ năm 2011 đến năm 2023. Từ tháng 10 năm 2023, Nữ tu làm Thư ký Bộ Đời sống Thánh hiến và Đời sống Tông đồ. Là y tá và là bác sĩ tâm lý học, Nữ tu đã đi truyền giáo ở Mozambique hai năm. Dè dặt, Nữ tu chưa bình luận gì về việc bổ nhiệm này, nhưng có một chi tiết nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới bình luận: việc bổ nhiệm Nữ tu làm Bộ trưởng cùng lúc với việc bổ nhiệm Hồng y Angel Fernandez Artime, giám mục Tây Ban Nha của Dòng Salêsiêng, Don Bosco. Điều này đã không xảy ra trong quá trình bổ nhiệm hai nam giáo sĩ trước đó. Theo một số nguồn tin được báo La Vie tham khảo, điều này không liên quan đến tình trạng phụ nữ của Nữ tu nhưng liên quan đến bản chất của thánh bộ mà Nữ tu sẽ lãnh đạo. Không giống như Bộ Kinh tế và Truyền thông, Bộ Đời sống Thánh hiến và Đời sống Tông đồ giải quyết các vấn đề liên quan đến bí tích. Như thế việc bổ nhiệm này cho thấy, việc thực thi quyền lực trong các trách nhiệm của Giáo hội không đơn giản, có một số hành vi cần phân định được liên kết với việc thực hành bí tích. Các quyết định của Bộ ảnh hưởng đến đời sống bí tích hoặc đòi hỏi phải lãnh nhận bí tích. Việc bổ nhiệm này cần thận trọng vì Giáo triều Rôma có quyền hành chính. Trong số các lý do, chắc chắn chúng ta cũng phải tính đến thực tế là trong đời sống thánh hiến có những Dòng, những tu hội có thành phần giáo sĩ và Đức Phanxicô cần một tu sĩ hiểu biết về chiều kích này để điều hành Bộ.

Hành động công nhận

Một sự kiện lịch sử có ý nghĩa biểu tượng mạnh mẽ, việc bổ nhiệm này dành cho những người có kỹ năng, có năng lực truyền giáo, Nữ tu Simona Brambilla thuộc Dòng Consolata, nhà sáng lập là Giuseppe Allamano được phong thánh năm ngoái. Dòng có Hồng y Giorgio Marengo, Tổng trưởng tông tòa Ulaanbaatar ở Mông Cổ, kể từ năm 2022.

Chân dung hồng y Giorgio Marengo, nhà truyền giáo theo mẫu của Đức Phanxicô

Tháng 7 năm ngoái, trả lời phỏng vấn của Tạp chí Văn minh Công giáo Civiltà Cattolica về khủng hoảng ơn gọi, Nữ tu cho biết: “Về việc giàm ơn gọi, chúng ta cần đào sâu ý thức Phúc âm về sự nhỏ bé và mong manh, để đọc dấu hiệu này một cách khôn ngoan. Hình ảnh mong manh ngày nay được đánh dấu rõ ràng ở nhiều nơi và nhiều bối cảnh trong kinh nghiệm thánh hiến và truyền giáo của chúng ta, thường khơi dậy nỗi sợ hãi, bối rối, hoài niệm về thời chúng ta đông đảo, trẻ trung và mạnh mẽ (…). Nhận thức và chấp nhận sự mong manh của chúng ta là lành mạnh cho chúng ta, chúng ta có thể chữa lành và giải thoát khỏi nhiều kiến trúc thượng tầng đè nặng lên chúng ta, giúp chúng ta chữa lành khỏi thái độ tự phụ và tái khám phá vẻ đẹp của việc cùng nhau bước đi, cần đến nhau, giúp chúng ta trở lại với Tin Mừng, với Chúa Giêsu, Ngài gởi các chiên con nhỏ bé, khiêm tốn và yếu đuối, không tiền bạc, không túi xách, không giày dép, những tạo vật dễ bị tổn thương, không có một vũ khí, một khả năng phòng vệ nào, không quyền lực, không cao cả nhưng tự do, sống trong một tình yêu sống động.”

Cùng với các Tu sĩ Spiritans, Dòng Nữ tu truyền giáo Consolata cộng tác với Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ vị thành niên công bố báo cáo thường niên đầu tiên của họ.

Nhưng đây là một gánh nặng nặng nề với Nữ tu vì Sơ thấy mình là người tiên phong ở Vatican, nơi mà ngay cả khi nền văn hóa đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây, phụ nữ ở những vị trí trách nhiệm luôn phải cố gắng gấp đôi trong việc thực thi quyền lực, họ có nguy cơ bị đốt cháy đôi cánh bất cứ lúc nào nếu họ bị nghi ngờ muốn trở nên quá rõ ràng, hoặc ngược lại là vô hình vì cỗ máy Giáo triều làm việc khác nhau tùy theo vị trí.

Marta An Nguyễn dịch

Lần đầu tiên một phụ nữ lãnh đạo một Bộ tại Vatican. Vì sao lại là bây giờ?