Mật nghị 2025: Hồng y Vesco kể hậu trường cuộc bầu cử Giáo hoàng Lêô XIV

121

Mật nghị 2025: Hồng y Vesco kể hậu trường cuộc bầu cử Giáo hoàng Lêô XIV

Tổng giám mục Algiers Jean-Paul Vesco là một trong 133 hồng y tham gia mật nghị bầu Giáo hoàng Lêô XIV, ngài tham dự quá trình phi thường vừa mang tính con người vừa mang tính huyền ẩn này.

lavie.fr, Jean-Paul Vesco, 2025-05-13

Tổng giám mục Jean-Paul Vesco, giáo phận Algiers tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 6 tháng 5 năm 2025. JAMES VEYSEY/SHUTTERSTOCK/SIPA

Đứng trước quan tài Đức Phanxicô, tôi đau lòng thấy giáo dân chờ cả ngày để có được một giây bên quan tài Giáo hoàng yêu quý của họ, họ thương tiếc ngài. Và câu hỏi cốt yếu đến với tôi khi tôi ở Rôma để bầu người kế nhiệm ngài: “Giáo hoàng là ai?” Các hồng y sẽ bầu một người trong số họ làm Giáo hoàng và cũng chính đám đông này, một ngày nào đó sẽ tụ tập trước quan tài của Giáo hoàng này.

Với tôi, thời gian của các buổi họp chung, của các bài diễn văn dường như trái ngược với hình thức thiêng liêng đặc biệt này của chức năng giáo hoàng, của người sẽ đảm nhiệm chức vụ đó. Theo cách này hay cách khác, tôi đã bỏ lỡ việc thăm hỏi dân Chúa. Tôi đã bỏ lỡ những trao đổi của cộng đồng giúp chúng tôi quen dần với các cuộc họp đã trở thành truyền thống trong các cuộc họp Tổng tu nghị bầu các Bề trên Dòng. Dù đã có tiến triển, nhưng hầu như chúng ta không biết các cuộc trao đổi không chính thức này.

 Sự im lặng của cuộc bầu cử

 Việc bước vào mật nghị đánh dấu một thay đổi thực sự, được mong muốn, được tượng trưng bằng sự cô lập với thế giới bên ngoài, với các phương tiện truyền thông. Đã đến lúc im lặng. Chúng tôi vẫn có thể trao đổi, chúng tôi rút thăm để nhận phòng, cửa sổ bịt kín và không có không gian nào để kết nối với bên ngoài. Chúng tôi “tôn vinh” mật nghị, nhưng thật ra, đó là nghi lễ chúng tôi bước vào.

Mọi thứ đều theo đúng trình tự, từ lối vào Nhà nguyện Sistine đến việc Tân Giáo hoàng xuất hiện ở loggia Đền thờ Thánh Phêrô: lối vào nhà nguyện, nghi lễ tuyên thệ, bỏ phiếu, mỗi hồng y đến thùng phiếu đặt dưới chân bức tranh Ngày Phán xét Cuối cùng tuyệt đẹp của danh họa Michelangelo, tuyên thệ một lần nữa và bỏ phiếu vào thùng phiếu

Điều tuyệt vời là những nghi lễ này, tuy có vẻ nặng nề, nhưng lại làm nhẹ lòng người: bầu lên một người mà trong các buổi họp chung họ chưa thấy rõ nét người nào có tiềm năng làm giáo hoàng ‘papabili’. Tôi thật sự bị choáng ngợp với khoảng khắc này. Không có gì có thể giải thích được, mọi cố gắng giải thích đều hời hợt.

Tôi xác tín chúng tôi đến đây để khám phá người mà Chúa đã chọn và vì thế Chúa Thánh Thần sẽ hành động, nhưng tôi không biết bằng cách nào. Tôi cảm thấy Chúa Thánh Thần đã hoạt động, Ngài để lại dấu ấn trong niềm vui sâu đậm tràn ngập trên chúng tôi sau cuộc bầu cử.

Giáo Hoàng mà Giáo Hội chúng ta cần

Lời đầu tiên của Hồng y Prevost làm cho tôi được bình an và thanh thản trong khoảnh khắc quan trọng này, lời của ngài nói với người dân Rôma sau khi khói trắng bốc lên, niềm vui này không sánh bằng nỗi buồn khi nghe tin Đức Phanxicô qua đời, nhưng những lời tự phát của giáo dân trên đường phố cho thấy đây đúng là Giáo hoàng mà Giáo hội cần, giống như các vị tiền nhiệm của ngài trong thời của họ.

Tôi rời Rôma với cảm giác đã hoàn thành nhiệm vụ, đã đóng góp một phần nhỏ của tôi vào đó. Trong trái tim tôi là mầu nhiệm của Giáo hội với sự khốn cùng và sự vĩ đại mà lòng tin của giáo dân không hề lay chuyển, cùng với Chúa Thánh Thần dẫn dắt Giáo hội bất chấp những yếu đuối của con người.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Giống như trúng số độc đắc: Ngôi nhà thời thơ ấu của Đức Lêô tăng giá sau khi ngài được bầu

Đứa bé mơ làm “Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên”

Đức Lêô XIV: điềm tĩnh, thận trọng cải cách để có một Giáo hội thống nhất trong một thế giới chia rẽ

Hồng y Blase Cupich nói về lý do Hồng y đoàn chọn Đức Lêô XIV

Chúng ta mong chờ gì nơi Giáo hoàng mang tinh thần Thánh Augustinô

Đức Lêô XIV: Những bước đi đầu tiên của một giáo hoàng cắm neo trong thế giới