americamagazine.org, Kathleen Bonnette, 2025-01-2025
Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump tham dự buổi lễ của Cục Nhà tù Quốc gia do Mục sư Mariann Budde chủ trì tại Nhà thờ Quốc gia Washington ngày thứ ba 21 tháng 1 năm 2025 tại Washington. (Ảnh AP/ E van Vucci)
Vào sáng ngày nhậm chức lần thứ hai của Donald J. Trump, Giám mục Mariann Edgar Budde của Giáo phận Episcopal Washington, D.C. đã phát biểu: “Nhân danh Chúa, tôi xin Tổng thống hãy thương xót, thưa Tổng thống.”
Đặc biệt đề cập đến những người nhập cư và thành viên của cộng đồng LGBT. Phát biểu trước cộng đồng được nêu trong các sắc lệnh hành pháp mới được ký gần đây, Giám mục Budde nhắc nhở Tổng thống Trump: những người bị tổn thương đang đau khổ, lòng trắc ẩn và lòng hiếu khách chính là con đường của Phúc âm. Mục sư xin Chúa “ban sức mạnh và lòng can đảm để chúng con tôn trọng phẩm giá của mỗi con người, để nói cho chúng con biết sự thật về nhau bằng tình yêu thương và khiêm nhường, cùng bước đi với nhau với Chúa vì lợi ích của người khác, lợi ích của tất cả mọi người, lợi ích của mọi người trong quốc gia này và trên thế giới.”
Nếu đúng như lời hứa thì công việc thực sự của họ sẽ tồn tại lâu dài. Chưa kể đến việc ông Trump đã rút khỏi Hiệp định Paris về khí hậu, đã giảm bớt các quy định về khai thác nhiên liệu hóa thạch và đã thúc đẩy việc xét lại án tử hình ở cấp quốc gia, liên bang và ở cấp tiểu bang, để tiếp nhận người tị nạn và những người xin tị nạn, để gởi quân đội đến biên giới phía nam, để đảm bảo quyền hiến định về quyền được sinh ra (mặc dù biện pháp này bị tòa án đình chỉ), bắt đầu chuẩn bị các cuộc trục xuất quân sự hàng loạt và bãi bỏ chính sách của các khu vực nhạy cảm được công nhận nơi thờ phượng là nơi trú ẩn cho mọi người đang gặp nguy hiểm và tuyên bố rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ công nhận chỉ có hai giới tính và không thể thay đổi. Những người không bị ảnh hưởng trực tiếp vẫn lo ngại về nỗ lực của chính quyền Trump nhằm xóa sổ các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Hành động dũng cảm về mặt đạo đức của mục sư Budde trước những nỗ lực nhằm loại bỏ những lợi thế của những người dễ bị tổn thương là điều đáng khen ngợi và sẽ truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta – đặc biệt là các mục tử, các giám mục – để tuyên bố phẩm giá và xác quyết từ mọi vị trí có ảnh hưởng của chúng ta. Những tuyên bố như của Giám mục Mark J. Seitz, người đã thúc giục ông Trump “chuyển từ các chính sách cưỡng ép sang các giải pháp công bằng và nhân đạo” là một cách để đạt được, nhưng điều này đòi hỏi những giải thích rõ ràng của các giáo sĩ và các nhà lãnh đạo trong các bài giảng và những suy tư công khai của họ.
Mục sư Giám mục Mariann Budde
Việc này không phải là không có rủi ro. Trên thực tế, Giám mục Budde cho biết, bà và Giáo hội quốc gia dễ bị đe dọa và có nguy cơ bị bạo lực. Chúng ta không thể tiếp tục giả vờ cho rằng những người trong số chúng ta không tiếp cận trực tiếp sẽ không bị xử lý; chúng ta phải sử dụng mọi đặc quyền và thẩm quyền có trong tay để đoàn kết chống lại những tấn công chung của tân chính quyền vào nhân phẩm con người, để khuyến khích và bảo vệ tất cả những người dễ bị tổn thương. Chính Chúa Giêsu đang ở trên thập giá đấu tranh chống lại sự thiệt thòi và áp bức và để lật đổ quyền lực của Nhà nước.
Giáo sư Connor Hartigan giải thích, truyền thống tôn giáo của chúng ta bắt nguồn từ thông điệp tiên tri của những người bảo vệ sự thật với quyền lực. Và tôi hy vọng các mục tử và các nhà lãnh đạo tôn giáo của chúng ta sẽ có đủ can đảm về mặt đạo đức để tuân theo truyền thống này.
Một trong những ví dụ điển hình về bản chất tiên tri của truyền thống chúng ta trong lịch sử gần đây được nêu ra tại hội nghị các giám mục. Năm 1989, Thea Bowman, F.S.P.A., trong bài phát biểu tại một cuộc họp của các giám mục, đã lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa gia trưởng của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ. Bày tỏ tình yêu của mình với “người anh em”, bà chỉ trích: “Họ làm việc vì người dân, nhưng họ không muốn chia sẻ cuộc sống, tình yêu và tiếng cười với người dân, đặc biệt với người công giáo da đen. Vì vậy, bà mời họ hiệp thông sâu sắc hơn vì chúng ta là thân thể của Chúa Kitô.
Giây phút chính trị này, người anh em láng giềng chúng ta và cả chúng ta đều sợ những nguy hiểm đe dọa, sợ bị bỏ rơi để không đến được nhiệm thể Chúa Kitô. Tôi tin rằng Giáo hội đã không đáp lại thách thức do Sơ Thea đưa ra để dẫn dắt giáo dân đến với công lý, lòng trắc ẩn và tình đoàn kết, họ tự hào về quyền tối cao của người da trắng, chế độ gia trưởng và chủ nghĩa cá nhân. Giống như Sơ Thea, Giám mục Budde một lần nữa thách thức chúng ta bằng sự chính trực và niềm tin, và điều này phải là tấm gương cho tất cả các thành viên của giáo sĩ và các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Như giám đốc điều hành tạm thời của Mạng lưới vận động vì Công lý xã hội Công giáo, Joan Neal đã nói với tôi: “’Giám mục Budde đã có lời ngôn sứ về sự lãnh đạo tiên tri mà chúng ta cần vào lúc này. Bà nêu ra với Tổng thống trách nhiệm chăm sóc tất cả mọi người, không có ngoại lệ, theo đúng phẩm giá mà Chúa đã ban cho chúng ta. Lời hứa của đất nước này, của nền dân chủ này nằm ở khả năng mang lại tự do, sức khỏe, an ninh và cơ hội cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo, và thực sự là tất cả các tín hữu phải noi gương Chúa Giêsu để nói lên sự thật với những người có quyền lực.”’
Michele Dunne, O.F.S., giám đốc điều hành của Mạng lưới Hành động Phanxicô cũng đã nói với tôi những điều tương tự: “Những gì Giám mục làm – kêu gọi một nhà lãnh đạo hãy thương xót những người dưới quyền của mình – là những gì phù hợp với nhà lãnh đạo tôn giáo, dù trong công khai trong riêng tư. Các thánh Catarina Siena và Thánh Phanxicô Assisi đã thảo luận các vấn đề đạo đức với các nhà lãnh đạo chính trị. Thật thích hợp khi các sự kiện tuần này diễn ra trùng với ngày tưởng niệm Mục sư Martin Luther King Jr., người muốn xóa bỏ bất công có hệ thống của người da trắng thống trị, bóc lột kinh tế và chủ nghĩa quân phiệt. Tôi hy vọng các giám mục, hàng giáo sĩ và tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo sẽ đi theo con đường của Mục sư Martin Luther King.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch