Lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump mang chiều kích tôn giáo khác thường

85

Lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump mang chiều kích tôn giáo khác thường

Tổng thống Donald Trump nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 2025 tại Nhà thờ Episcopal Thánh Gioan ở Washington | © Ảnh AP/Evan Vucci/Keystone

cath.ch, Raphael Zbinden, 2025-01-20

Tổng thống Donald Trump nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 2025 tại Nhà thờ Episcopal Thánh Gioan ở Washington, trở thành tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ. Nghi lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ luôn mang chiều kích tôn giáo quan trọng, và vì thế nghi lễ này được thể hiện theo cách khác biệt.

Theo truyền thống, lễ nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ là sự kiện văn hóa lớn. Sự kiện đầu tiên tại nhà thờ Thánh Gioan bên cạnh Nhà Trắng. Đây là nhà thờ Episcopal, theo tên gọi của Giáo hội Anh giáo tại Mỹ. Thông thường, các buổi lễ tôn giáo được tổ chức ngày hôm sau ở Nhà thờ quốc gia Washington, còn được gọi là Nhà thờ Episcopal.

Không giảng lễ 

Nhưng năm nay, có hai sự kiện thay đổi quan trọng. Nhà thờ Thánh Gioan từ chối mọi bài giảng, chỉ có thánh ca và các lời cầu nguyện. Chuyên gia Jack Jenkins của Religion News Service (RNS) giải thích: “Một trong các mục tiêu là đảm bảo tính ‘phi đảng phái”. Trong lần nhậm chức năm 2016, một người ủng hộ Donald Trump đã có bài giảng ủng hộ xây bức tường và đã gây tranh cãi.

Trong buổi lễ ngày 21 tháng 1 tại Nhà thờ quốc gia Washington, Tổng thống không có quyền lựa chọn người giảng. Ông lên tiếng phản đối Mục sư Mariann Budde, một giáo dân Anh giáo địa phương, người đã chỉ trích Donald Trump. Nhà báo Jack Jenkins Jr. bình luận: “Các nhà thờ Anh giáo không có ý định biến nhà thờ của họ thành nơi truyền bá thông điệp của Trump.”

Lời cầu nguyện của các đồng minh và người ủng hộ

Tuy nhiên Tổng thống có thể chọn các nhân vật tôn giáo giảng nhưng theo truyền thống là bài giảng liên tôn. Nhà báo lưu ý, các nhân vật này thường là “những người ủng hộ lâu năm của Tổng thống Trump, một số là đồng minh mới của ông”. Hai trong số họ là những gương mặt quen thuộc: Hồng y công giáo Timothy Dolan và Mục sư Franklin Graham, người chủ trì bài phát biểu nhậm chức của Donald Trump. Ở một mức độ nào đó, họ đại diện cho những người theo đạo tin lành bảo thủ và người công giáo đã ủng hộ Tổng thống Trump trong một thời gian dài.

Hai quan chức của tiểu bang Michigan tham dự buổi lễ, Michigan là tiểu bang ông Donald Trump đã nỗ lực hết mình để giành chiến thắng. Người đầu tiên là mục sư Lorenzo Sewell, nhà truyền giáo da đen đến từ Detroit. Người thứ nhì là Imam Husham Al-Husainy, người đứng đầu trung tâm Hồi giáo Karbala ở Dearborn, một thành phố có đông đảo người Hồi giáo và người Mỹ gốc Ả Rập mà Donald Trump đã phớt lờ một cách thiếu quan tâm. Giáo sĩ Ari Berman, thành viên của cộng đồng Chính thống giáo, đại diện cho Do Thái giáo.

Martin Luther King so với Donal Trump

Ngày 20 tháng 1 cũng là ‘Ngày Martin Luther King’ đã thay đổi lịch sử. Những người theo chủ nghĩa tiến bộ tôn giáo nói chung và những người Tin lành da đen nói riêng, họ không ủng hộ Donald Trump và đã tận dụng cơ hội này để tôn vinh di sản của Martin Luther King. Trong khi tân Tổng thống tuyên thệ tại Washington, các tổ chức kitô giáo phản đối ông có nhiều hành động mang tính biểu tượng như diễu hành hoặc thuyết giáo trong tinh thần của Martin Luther King.

Hai quyển Kinh Thánh dành cho Tổng thống

Năm 2025, có một khía cạnh tôn giáo thay đổi:  Fox News đưa tin Donald Trump sẽ tuyên thệ trên hai quyển Kinh Thánh.

Người dân New York dùng bộ Kinh Thánh họ quyên góp để cải thiện kiến thức năm 1955, đánh dấu sự kết thúc chương trình học của họ tại Nhà thờ Trưởng lão Jamaica đầu tiên, thuộc Tiểu bang New York. Ngoài cuốn Kinh thánh “tình cảm” này, mục sư còn dùng Kinh thánh Lincoln, được Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ dùng lần đầu tiên năm 1861 cho lễ nhậm chức.

Đôi mắt bối rối của Đức Phanxicô

Nhân dịp lễ nhậm chức ngày 20 tháng 1, Đức Phanxicô kêu gọi Tổng thống Donald Trump xây dựng một xã hội không “hận thù, không phân biệt đối xử hoặc loại trừ”. Ngài mong ông có “khôn ngoan, sức mạnh, bảo vệ khi thực hiện những chức năng cao cả của ông”. Giáo hoàng hoàn toàn ủng hộ “ý tưởng” quốc gia Hoa Kỳ, mô tả đất nước này là “vùng đất của cơ hội và chào đón tất cả mọi người”. Mặt khác, ngài nhắc “ánh chớp chiến tranh”, ngài thúc giục Donald Trump tiếp tục “nỗ lực thúc đẩy hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc”.

Ngày 19 tháng 1, trong một chương trình truyền hình Ý, ngài đã lên án chính sách nhập cư của Donald Trump. Về việc những người nhập cư bất hợp pháp sắp bị trục xuất, ngài cho biết: “Nếu đúng như vậy, đây sẽ là một vết nhục (…) Điều này sẽ phải trả giá bằng sự mất cân bằng của người nghèo, những người kém may mắn, họ không có gì cả.”

Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, Religion News Service đã bắt đầu chỉ trích ý tưởng xây dựng bức tường giữa Hoa Kỳ và Mêxicô và trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp của Donald Trump. Ngài tuyên bố trên máy bay từ Mêxicô về Rôma: “Nếu ông nói những điều này, thì ông không phải là tín hữu kitô.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch