Từ một năm nay, có khoảng 1.700 nhà thờ không được dùng đến ở Pháp

85

Từ một năm nay, có khoảng 1.700 nhà thờ không được dùng đến ở Pháp

Nhà nguyện Saint-Ceneri-le-Gerei ở Orne, Normandy. Hình ảnh Takako – Shutterstock

fr.aleteia.org, Cécile Séveirac, 2024-11-18

Các nhà thờ bị đóng cửa, các di sản phi vật thể bị hư hại, các hành vi phá hoại… Tổng cục Di sản Tôn giáo được thành lập cách đây một năm và kết thúc ngày 18 tháng 11, đây là kết quả chính của cuộc khảo sát lớn này.

1.679: là con số nhà thờ bị đóng cửa từ một năm nay ở Pháp, tuy không bị xúc phạm, nhưng gần như các nhà thờ này không có đời sống tâm linh và tôn giáo vì nhiều lý do: vấn đề sức khỏe, sa mạc hóa nông thôn, mất an ninh, nhà thờ không được dùng hoặc có những lệnh gây nguy hiểm.

Thành lập vào tháng 9 năm 2023, Tổng cục Di sản Tôn giáo có mục đích tìm hiểu rõ hơn về di sản tôn giáo của Pháp để quảng bá và duy trì di sản, đồng thời xác định “các mục đích sử dụng nào được xem là thích hợp” với việc thờ phượng của tòa nhà. Vì thế sau hơn một năm khảo sát trên 94 giáo phận, một bản tổng kết đầy đủ về di sản: vật chất và phi vật chất (các lễ hội, kiệu, hành hương…) đã được thực hiện. Tổng giám mục Éric de Moulin Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp vui mừng trong bài phát biểu bế mạc: “Chúng tôi vui mừng đã làm được việc này. Đây là kết quả không chỉ giới hạn trong một danh sách, nhưng là một huy động khẩn cấp và cần thiết vì phần di sản này có nguy cơ biến mất. Chúng tôi chấp nhận một phần nước Pháp sẽ chết, rất nhiều ngôi làng ở vùng quê vắng vẻ, nhà thờ là nơi phục vụ công cộng cuối cùng.”

Ai chịu trách nhiệm chính trong tình trạng này? Tổng giám mục Alain Planet, giám mục danh dự của Carcassonne và Narbonne, chủ tịch Ban Chỉ đạo Di sản giải thích: “Khi tín hữu được quyền tụ tập, họ đặt tên cho địa điểm mới này là ‘ecclesia‘ có nghĩa là ‘cộng đồng’. Không có cộng đồng thì không thể có nhà thờ. Chúng tôi chấp nhận một phần nước Pháp đang chết dần. Có rất nhiều ngôi làng ở vùng nông thôn vắng vẻ, Giáo hội là dịch vụ công cộng cuối cùng. Ngay cả khi không còn bưu điện, các trung tâm thương mại, trường học, nếu chúng tôi còn được mời cử hành lễ rửa tội, đám tang, chúng tôi sẽ đi. Nhưng chúng tôi đang thiếu nhà thờ trầm trọng, đặc biệt ở các khu vực mở rộng của thị trấn!”

Bà Rachida Dati, bộ trưởng Văn hóa cho biết: “Đã hơn một năm kể từ khi thành lập Tổng cục Di sản Quốc gia với mục đích đánh giá đầy đủ về di sản vô giá này, chúng tôi đã có thể đánh giá những gì còn phải làm để truyền bá tốt hơn di sản đặc biệt thuộc về mọi người, dù họ có tôn giáo nào, việc bảo tồn di sản tôn giáo là ưu tiên hàng đầu. Tôi muốn thu tiền vào cửa Nhà thờ Đức Bà Paris. Đề xuất này đã được tranh luận, nhưng tôi thấy nó nhất quán, tôi tin di sản của chúng ta đáng để đấu tranh.”

4.538 tòa nhà bị tấn công

Cuộc điều tra nêu lên các hành vi ác ý mà các nhà thờ và các nơi thờ phượng công giáo khác bị tổn hại từ năm 2000. Tổng cộng: 4.538 tòa nhà đã bị nhắm mục tiêu ở 69 giáo phận (có khoảng 100 giáo phận ở Pháp): 2.666 nhà thờ bị ăn trộm, 1.476 nhà thờ bị hư hại và 396 bị xâm phạm. Theo báo cáo của 87 giáo phận, 226 nhà thờ thuộc các thành phố trực thuộc trung ương bị hủy, 411 nhà thờ giáo phận bị hủy từ năm 1905 đến năm 2023. Theo giáo luật, hủy nhà thờ là nơi này không còn dùng vào việc thờ phượng. Việc ngừng hoạt động là thủ tục dân sự trong đó quyền sử dụng nhà thờ được giao lại cho chính quyền thành phố phụ trách. Trên thực tế, chính quyền không can thiệp và phải đáp ứng các tiêu chuẩn: không cử hành thánh lễ từ ít nhất sáu tháng, linh mục đề nghị chính quyền thành phố tiếp thu.

Những con số đáng lo ngại này đã thúc đẩy Ban Chỉ đạo các Di sản đưa ra các khuyến nghị để giúp các thị trưởng duy trì và bảo đảm an ninh cho các nơi thờ phượng, mở rộng lãnh vực hoạt động phù hợp để không mâu thuẫn với việc thờ phượng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Người công giáo, những nhà vô địch hoạt động tình nguyện ở Pháp

Chặng đàng thánh giá của các cha xứ làng quê Pháp