Sau quyền phát biểu trước công chúng, phụ nữ Afghanistan mất quyền “nghe tiếng nói của các phụ nữ khác”

59

Sau quyền phát biểu trước công chúng, phụ nữ Afghanistan mất quyền “nghe tiếng nói của các phụ nữ khác”

slate.fr, Héloise Robert, 2024-10-30

Một lần nữa, phụ nữ là mục tiêu của các quy tắc do nhà cầm quyền Taliban áp đặt ở Afghanistan, quyền của họ ngày càng bị hạn chế.

Dưới chế độ Taliban, tiếng nói của phụ nữ bị cho là awra, có nghĩa phải bị che lại trong toàn bộ cơ thể. | Ảnh từ Flickr

Cuối tháng 8 năm 2024, nhà cầm quyền Taliban cấm họ phát biểu trước công chúng, bây giờ tiếng nói của họ còn bị hạn chế hơn nữa với sắc lệnh mới.

Bài báo trên trang The Independent cho biết ngày thứ hai 28 tháng 10 cho biết, ông Muhammad Khalid Hanafi, Bộ trưởng Bộ Phát huy Đạo đức và Đàn áp Tội ác của Taliban ra lệnh từ nay phụ nữ phải hạn chế cầu nguyện thành tiếng và ca hát để không còn ai có thể nghe giọng nói của họ.

Trong các bình luận được đài truyền hình Amu, một kênh truyền hình độc lập của Afghanistan có trụ sở tại Virginia (Hoa Kỳ) đưa tin, Bộ trưởng Taliban tuyên bố: “Phụ nữ không được phép đọc takbir và athan (hai lời cầu nguyện hồi giáo) và việc họ hát hoặc sáng tác nhạc còn bị giới hạn hơn.” Báo The Telegraph đăng: “Khi một phụ nữ cầu nguyện và khi có người khác đi ngang qua, phụ nữ này không được cầu nguyện thành tiếng, không được để lời cầu nguyện của họ được nghe thấy. Làm sao họ có thể được phép hát nếu họ không nghe giọng của người khác?”

“Điều này cho thấy mức độ kiểm soát cực độ và phi lý của Taliban”

Ở Afghanistan, dưới chế độ Taliban, giọng nói của phụ nữ bị cho là awra, nghĩa là phải bị che lại trong toàn bộ cơ thể. Tiếng nói của họ không được nghe thấy nơi công cộng, ngay cả với các phụ nữ khác. Quyết định này được đưa ra chỉ hai tháng sau khi Taliban ban hành một loạt quy định với phụ nữ, trong đó có quy định phải che toàn bộ cơ thể khi ra ngoài, kể cả khuôn mặt.

Một nữ hộ sinh ở thành phố Herat phía tây Afghanistan nói với đài Amu, Taliban đang cấm các nhân viên y tế (các phụ nữ làm việc bên ngoài) nói chuyện, đặc biệt với nam giới. Bà nói: “Thậm chí họ còn không cho chúng tôi nói ở các điểm khám. Tại các phòng khám, chúng tôi bị cấm thảo luận bất kỳ vấn đề y tế nào với nam giới.”

Nếu việc thực hành các quy định mới và bối cảnh ban hành vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhưng tuyên bố mới nhất của Sheikh Muhammad Khalid Hanafi đã gây phẫn nộ trên mạng xã hội. Nhà báo Lina Rozbih viết: “Sau khi cấm phụ nữ nói chuyện trước công chúng, Bộ Phát huy Đạo đức và Đàn áp Tội ác đã cấm phụ nữ nói chuyện với nhau. Tôi không thể diễn tả hết sự phẫn nộ và ghê tởm trước việc Taliban ngược đãi phụ nữ.”

Bà Nazifa Haqpal, cựu nhà ngoại giao Afghanistan viết: “Điều này vượt xa sự coi thường phụ nữ và cho thấy mức độ kiểm soát cực độ và phi lý của Taliban”. Bà Zubaida Akbar, nhà hoạt động nhân quyền người Afghanistan viết trên tài khoản Twitter: “Các lệnh cấm đều do các ông ra lệnh, họ phải chịu trách nhiệm về nạn phân biệt chủng tộc hiện đang diễn ra ở Afghanistan.” Rất ít khả năng Taliban sẽ nghe các tiếng nói kêu trừng phạt các nhà lãnh đạo này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch