Chân phước Carlo Acutis và Huyền ẩn

32

Chân phước Carlo Acutis Huyền ẩn

“Chúng ta tất cả sinh ra đều là bản gốc, nhưng nhiều người chết đi như bản sao.” Carlo Acutis

Trích sách “Carlo Acutis, các trực giác thiêng liêng”. Carlo Acutis, Ses intuitions spirituelles. Tác giả: Alessandro Deho’, nhà xuất bản: Salvator Marta An Nguyễn dịch

Lời này cho thấy Carlo tự tin vào cuộc sống. Nếu nhìn từ bên ngoài thì thật khó hiểu, nhưng với Tin Mừng thì chúng ta cảm thấy mình như đang dự một buổi họp mặt rất vui ở bãi biển, thấy mình là người được ưu tiên dự vào sự thật. Các bạn trẻ quá can đảm, họ không sợ đối diện với huyền ẩn. Chúng tôi tin vào bản gốc. Và theo một cách độc đáo, chúng tôi đứng về phía chống mọi tiêu chuẩn hóa, chống các hệ tư tưởng, chống lại

thị trường, là những tâm hồn thẳng thắn, chúng tôi tin chắc một ngày nào đó chúng tôi sẽ hiểu được tính độc đáo của những gì Tin Mừng mang lại. Chỉ cần nhìn nụ cười của chúng tôi và dự vào các cuộc gặp của chúng tôi là quý vị hiểu.

Không ai nghĩ đến Ngày Thế Giới Trẻ đã có ảnh hưởng lớn đến như thế nào với những ngày cầu nguyện cho ơn gọi, những ngày thảo luận các đề tài hấp dẫn. Ai cũng biết việc đi tìm sự độc đáo của chúng tôi đang bị suy yếu. Đây không phải là lỗi của ai, có cả một hệ thống tin và cần chúng tôi và chúng tôi muốn trở thành một phần của điều gì đó. Không có hệ thống nào thừa nhận tính độc đáo thực sự. Nó sẽ nổ tung. Và để tuân theo sự độc đáo của riêng mình, chúng ta cần kiên nhẫn và can đảm. Phải mất thời gian. Chúng ta phải học.

Thật bình thường để không nhận ra việc ăn mặc quá xưa cổ, mình sẽ như con cừu. Ở tuổi 15, việc phá vỡ quy tắc là điều bình thường, vì – và đây cũng là một nghịch lý – mọi người đều làm như vậy! Đứng về phía bên này hay bên kia chỉ là một cách để được công nhận, để tồn tại. Đó là chuyện bình thường, Carlo, vì ở tuổi 15, nếu không tin vào chuyện này, nếu không nổi bật lên một chút thì Carlo chỉ là ông già trong thể xác của người trẻ. Ngày hôm nay, những gì còn lại của tất cả những điều này là gì? Với những người khiêm tốn, vui vẻ chấp nhận hành động của mình chỉ là bản sao, kiểu copy-paste thì sẽ ra sao? Với những người còn biết thương mình, còn cười ngày này qua ngày kia nối tiếp nhau và giống nhau, thì chúng ta còn câu nói tuyệt vời này của Carlo để an ủi, câu nói mang một sự thật vĩ đại.

Tất cả chúng ta đều là “bản gốc” vì chúng ta có cùng một nguồn gốc. Đây là con đường mới, con đường giải phóng, nhưng phải đi ra khỏi trọng tâm. Một cách thảm hại, tôi không được cố gắng để là “bản gốc” bằng mọi giá. Tôi thực sự trở thành chính tôi nếu mỗi ngày tôi cố gắng đến gần hơn, tiếp xúc với nguồn gốc của tôi. Đỉnh cao của nghịch lý: tất cả chúng ta đều là những đứa trẻ có cùng một nguồn gốc. Nói cách khác, chúng ta càng trở nên nguyên bản thì chúng ta càng cảm thấy mình là một phần của cùng một cuộc sống. “Thiên Chúa phán: Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất…” (St 1:26).

Chúng ta sinh ra như những bản sao. Mỗi cuộc đời là mỗi khác, nhưng nó thường giống bản sao của những câu chuyện giống nhau: chúng ta sinh ra, chúng ta yêu nhau, chúng ta có con cái, chúng ta bệnh và chúng ta chết. Liên tục như vậy. Tuy nhiên, mỗi cử chỉ yêu thương mới là một phần của câu chuyện trong đó mỗi người chúng ta được mời gọi tiến về Nguồn cội. Chúng ta đến từ đâu? Chúng ta đang đi đâu? Tôi sống, và bằng cách sống, tôi trả lời các câu hỏi này, và khi tìm cách trả lời, tôi khám phá tôi là đứa con của Nguồn gốc, theo hình ảnh và theo sự giống nhau với Nguồn gốc. Đặc biệt là khi tôi yêu.

Khi đó tôi không còn yêu cái gọi là độc đáo của tôi nữa, tôi chìm đắm trong sự chiêm ngưỡng đầy biết ơn về Nguồn gốc của vạn vật. “Mọi thứ” này rất sâu sắc và tôi nhận ra tính nguyên bản của mỗi sinh vật, tính nguyên bản này thường thoát khỏi chúng ta. Nguồn gốc này gọi chúng ta bằng tên, yêu thương chúng ta.

Không thể chết như những bản sao, chính vì cái chết chính là thời điểm làm chúng ta khác biệt nhất. Tôi đã chứng kiến rất nhiều người chết, quá nhiều. Tôi đã ở đó trong những ngày cuối cùng của họ, tôi thấy cuộc sống thay đổi trong hơi thở cuối cùng, và mỗi cái chết là duy nhất, mỗi người trải nghiệm nó trong nỗi cô đơn huyền bí, nhìn về một chân trời vô hình trước mắt những người ở lại. Nếu việc sinh con giống nhau, như hàng triệu trẻ em sinh ra, nhưng không đúng với cái chết. Chính cái chết đã giải thoát chúng ta khỏi sự nghi ngờ rằng mình chẳng là gì khác ngoài những bản sao. Có lẽ vì đó là điểm nhìn thấy Cội nguồn, gần nhất, là điểm nhìn thấy rõ nhất với những người ở lại.

Carlo có sức hấp dẫn này của Nguồn gốc. Ở tuổi 15, khi chúng ta tràn đầy sức sống, tự tin, táo bạo để đấu tranh, để trở nên khác biệt với mọi người, chúng ta ghét làm bản sao. Khi lớn lên, cuộc sống trôi qua với những nghi thức không ngừng nghỉ và có rất ít thì giờ để nghỉ ngơi. Với nhiều người, cuộc sống thường nhàm chán, thiếu quan điểm, chỉ để lại cảm giác “đã thấy”.

Chúng ta cố gắng thoát khỏi thói quen, với hàng ngàn thủ thuật nguyên bản. Chúng ta không thể nói ra, và ở tuổi 15 chúng ta cũng không thể biết được, nhưng đến một lúc nào đó, chúng ta nhận ra cuộc đời chỉ là một bản sao lớn. Khi còn nhỏ, tôi đã học được bài học sau. Tôi ở Milan và thấy những tấm quảng cáo trên tường về buổi biểu diễn xiếc mùa đông, một điều mới lạ không thể chấp nhận được trong năm. Nhưng lúc đó đã là mùa xuân và những tấm áp phích đã bị xé bỏ. Rạp xiếc đã đi đến các thành phố khác. Tôi nhớ trái tim tôi thắt lại và ràn rụa nước mắt khi nghĩ tất cả những chuyện thiết yếu này đã bị thời gian xóa nhòa. Như tấm quảng cáo bị gió cuốn đang nhạo cười. Mọi thứ đều trôi qua, như rạp xiếc này và rạp xiếc tiếp theo. Đó luôn là nghi thức tương tự được lặp đi lặp lại với một nhiệt tình quá mức.

Sau đó, trái tim chúng ta chùng xuống và chúng ta còn bực mình với kiểu tuyên truyền: tôi không độc đáo hơn ai và sẽ chẳng còn gì sau khi tôi từ giã trái đất này. Chúng ta cảm thấy bị phản bội. Người ta bảo tôi là nguyên bản, nhưng tôi cũng chết như mọi người. Tôi chỉ là vật thu hút cho gánh xiệc, chỉ tốt cho buổi diễn năm nay thôi. Rồi chúng ta bắt đầu tách mình ra, nỗi buồn vơi dần, chúng ta mỉm cười… với tâm hồn nhẹ nhàng, chúng ta tự nhủ, nếu một buổi sáng nào đó mình không thức dậy, chẳng ai để ý và trái đất vẫn tiếp tục quay.

Tôi nhớ cái chết của một người bạn thân. Tôi nhớ tất cả mọi thứ, đặc biệt là bản chất không ngượng ngùng, đã quyết định sinh ra vào buổi sáng hôm đó, khi ánh sáng ban ngày chưa ló dạng. Tôi nhớ tiếng chim sơn ca hót trong những ngày tang lễ, và ngày hôm sau mọi chuyện như chẳng có gì xảy ra. Với tôi đó là sự bất công đen tối nhất. Tại sao cuộc sống lại dám tiếp tục? Chúng ta chỉ cần dừng lại trước khi hoàn toàn vỡ mộng. Ngay trước đó. Đây là bí mật của hạnh phúc. Chúng ta không còn cảm thấy mình là nguyên bản, nhưng chúng ta tránh chìm vào chủ nghĩa hư vô. Chúng ta không phải là nguyên bản nhưng chúng ta đang sống, ở đây và bây giờ, chỉ có chúng ta chứ không ai khác, và trái tim chúng ta bắt đầu mỉm cười.

Bổn phận của chúng ta không phải là sống như nguyên bản, bổn phận của chúng ta là sống một cái chết không bao giờ có thể sao chụp được. Đây là cách chúng ta tiến từng ngày tới cái chết của chính mình, với tò mò, để cuối cùng nhìn thấy Nguồn gốc. Đó chính là điều mang lại ý nghĩa cho nó. Trở về cội nguồn, trở về nhà và cuối cùng chết như nguyên bản. Và gởi mọi thứ trở lại Nguồn gốc. Thế giới là nguyên bản bởi vì nó có nguồn gốc từ một nguồn gốc duy nhất, thường thể hiện dưới những hình thức mà cuộc sống lựa chọn. Tôi chỉ tò mò về Nguồn gốc này, Nguồn gốc đã làm cho tôi luôn hoài niệm. Carlo không phải là một bản sao vì cách sống hay đúng hơn là cái chết của Carlo mỗi ngày đưa Carlo đến gần hơn với Nguồn gốc.

Marta An Nguyễn dịch