Thượng Hội đồng: không có chức phó tế cho phụ nữ

35

Thượng Hội đồng: không có chức phó tế cho phụ nữ

Viễn cảnh mở chức phó tế cho phụ nữ thường thấy trong hành trình Thượng Hội đồng này nhưng không thành công. Phản ứng của thần học gia Anne-Marie Pelletier.

lavie.fr, Anne-Marie Pelletier, 2024-09-25

Hình ảnh / JULIEN DANIEL/MYOP

Đây là một bất ngờ hạnh phúc. Khi kết thúc các cuộc tham vấn quốc gia chuẩn bị cho Thượng Hội đồng năm 2023, có vẻ như vị trí của phụ nữ trong Giáo hội không chỉ là mối quan tâm chung mà còn là ưu tiên trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề về chức phó tế nữ được đưa ra một cách quyết liệt. Vì thế không chỉ có yêu cầu của các phụ nữ kitô giáo ở rừng già Amazon đã khơi lại chủ đề này trong Thượng hội đồng năm 2019. Lòng tin tưởng rất mạnh, hy vọng vấn đề này cuối cùng sẽ được giải quyết.

Mệt mỏi! Kể từ đó thất vọng nhân lên! Chủ đề này đã biến mất khỏi chương trình của phiên họp lần thứ nhì của Thượng Hội đồng: không có trong các chủ đề của 10 nhóm nghiên cứu được thành lập để hỗ trợ và kéo dài Thượng Hội đồng cho đến năm 2025. Cuối cùng, khi đài truyền hình Mỹ CBS phỏng vấn Đức Phanxicô tháng 5 năm 2024, ngài đã phản đối việc phong chức phó tế nữ. Bất chấp công việc của Thượng Hội đồng, vấn đề đã được giải quyết. Không có các nữ phó tế nào chịu trách nhiệm trả lời cho công việc này.

Mâu thuẫn khó chịu

Cú sốc thật nặng nề, nỗi thất vọng thật lớn lao. “Phụ nữ luôn có chức năng nữ phó tế nhưng không phải là phó tế,” là lời phản đối đau lòng trong cuộc phỏng vấn. Nói cách khác, phụ nữ bằng lòng với công việc phục vụ. Hiển nhiên họ luôn làm ở mọi nơi, hy sinh không mệt mỏi, để Giáo hội hoàn thành sứ mệnh của mình.

Nhưng làm sao chúng ta không ngạc nhiên khi nói đến chức phó tế nam vĩnh viễn được Công đồng Vatican II tái lập, văn bản công đồng (Ad gentes, 16) giải thích phó tế cần ân sủng bí tích để có thể triển khai đầy đủ sứ mệnh của mình? Liệu phụ nữ có thực hiện được chức vụ phó tế mà không cần đến ân sủng này không?

Sự mâu thuẫn đáng xấu hổ

Sự thật, dù được tách ra một cách rõ ràng khỏi chương trình giảng dạy của linh mục, chức phó tế nam vĩnh viễn vẫn gắn liền với địa vị linh mục và chủ nghĩa độc quyền nam giới. Ít nhất là trong tâm trí của những người từ chối chức phó tế nữ. Đặc biệt vì phó tế được quyền phục vụ bàn thờ, được giảng lễ, cũng như cử hành một số bí tích như rửa tội, chủ tế hôn phối. Tất cả những điều có thể tăng thêm sức nặng cho chức phó tế mà phụ nữ đã thực hiện, nhưng chính xác là chúng ta có ý định để ngoài tầm với của họ.

Thực ra, việc phong chức phó tế nữ sẽ buộc chúng ta đặt câu hỏi kỹ hơn một chút về cơ cấu thể chế, nền tảng của thể chế vẫn là chức linh mục được truyền chức cho người nam độc thân. Đây thực sự là điểm phản kháng bị ẩn giấu dưới sự phản đối cho rằng trong tất cả những điều này, đó sẽ là cuộc đấu tranh giành quyền lực của phụ nữ mà họ được giải thích sẽ chỉ là giáo sĩ hóa họ.

Thật đau khổ khi đối thoại với những người khiếm thính. Làm thế nào để họ có thể hiểu chính đời sống Giáo hội trong chiều kích trọn vẹn nam tính và nữ tính đang bị đe dọa? Làm thế nào để họ hiểu đây không phải là vấn đề quyền lực hay muốn được công nhận, nhưng cơ bản là sứ mệnh Giáo hội, để ân sủng của cuộc đời Chúa Kitô đến với thế giới, thông qua mọi hình thức gần gũi đương thời mà phụ nữ kitô giáo dự phần vào nhiệm vụ phục vụ? Trên thực tế, chính vì cuộc tranh luận chạm đến chiều sâu này mà nó tiếp tục bị đình trệ trong 50 năm bất chấp vô số công trình học thuật, những trao đổi trái ngược nhau, cho đến hai ủy ban do Đức Phanxicô triệu tập liên tiếp.

Sự trì hoãn này sẽ cảnh báo chúng ta. Trong một số trường hợp, chúng ta đã gần đạt được quyết định tích cực nhưng lại bị né tránh. Bất chấp tất cả, câu hỏi vẫn mở, không thể giải quyết được, như thể chúng ta đang đứng trên bờ vực thẳm. Tuyên bố gần đây của Giáo hoàng dường như muốn nói mọi sự đã làm xong. Nhưng hiện nay, về đời sống kitô giáo nữ tính, có rượu mới, thứ mà chúng ta phải hy vọng cuối cùng sẽ làm vỡ bầu da cũ.

Marta An Nguyễn dịch

Thượng Hội đồng: “Từ cả ngàn năm nay, phụ nữ làm cho hàng giáo sĩ sợ”

Sau những lời của Giáo hoàng, chúng ta có nên “chôn” chức phó tế nữ không?

Thượng Hội đồng: Giáo hội xin được tha thứ bảy tội

Vatican lên kế hoạch cho tài liệu mới về phụ nữ trong Giáo hội

Đức Phanxicô đưa “tội chống lại người di cư” vào giáo lý Công giáo