Việt Nam, Giáo Hội tại châu Á và giấc mơ của Đức Gioan XXIV
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Việt Nam đã loại khả năng Đức Phanxicô đi Việt Nam, nhưng chuyến đi Việt Nam sớm hay muộn gì của một giáo hoàng cũng sẽ được thực hiện.
Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse tại Hà Nội. Truyền thông Vatican
acistampa.com, Andrea Gagliarducci, 2024-08-13
Đức Phanxicô có lẽ đã muốn đi Việt Nam trong chuyến đi dài ngày đến Indonesia, Papua Tân Ghinê, Đông Timor và Singapore vào đầu tháng 9. Nhưng chuyến đi Việt Nam không thể thực hiện được vì hai lý do: thứ nhất, Hà Nội và Vatican chưa có quan hệ ngoại giao đầy đủ nên chuyến đi sẽ gặp khó khăn về mặt tổ chức, cũng như tạo tiền lệ mở cửa sang Trung Quốc, Vatican muốn hợp thức hóa tất cả bằng những thỏa thuận cụ thể. Thứ hai: trong những ngày gần đây, tình hình chính trị trong nước ngày càng xấu với chiến dịch chống tham nhũng liên hệ đến các nhân vật cao cấp.
Đức Phanxicô đã gởi điện phân ưu khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, ngài đề cập đến vai trò của ông trong việc nối lại quan hệ giữa Tòa thánh và Hà Nội, theo điều mà thần học gia Massimo Faggioli gọi là “Chính sách Ostpolitik mới của Vatican”. Ông Nguyên Phú Trọng đã có chính sách đàn hồi cây tre để Việt Nam có thể mở cửa với thế giới mà vẫn giữ vị trí của mình.
Việc kế vị ông Nguyễn Phú Trọng đang được tiến hành, chuyến đi Việt Nam của hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin tạm đình chỉ vì tình hình chính trị chưa được rõ ràng. Với chiến dịch “đốt lò”, ông Tô Lâm, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an thấy tất cả các ứng cử viên có khả năng lãnh đạo đảng lần lượt bị loại, cả Chủ tịch Võ Văn Thưởng được xem thân cận với Bí thư cũng đột ngột từ chức.
Tháng 12 năm ngoái, ông Võ Văn Thưởng đã chính thức mời Đức Phanxicô đến thăm Việt Nam.
Vào mùa xuân, Tổng giám mục bộ trưởng bộ Ngoại giao Paul Richard Gallagher đã đến thăm Hà Nội để thảo luận về việc tái lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Việt Nam và Tòa Thánh. Tòa Thánh vẫn duy trì thẩm quyền của riêng mình nhờ vào các công việc to lớn của Vatican trên đất nước Việt Nam và nhờ giáo dân công giáo tuy thiểu số nhưng hoạt động rất tích cực ở Việt Nam.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch