Những nhận xét “xúc phạm” của giáo hoàng có đúng lúc không?
pillarcatholic.com, Ed. Condon, 2024-06-12
Ngày thứ tư 12 tháng 6, Đức Phanxicô trở lại trên các mặt báo khi ngài lặp lại tiếng lóng Ý xúc phạm đến người đồng tính trong những tuần gần đây.
Theo một số nguồn tin, chỉ vài tuần sau khi ngài dùng từ ngữ “frociaggine” (làm tình bằng hậu môn) trong cuộc họp kín với các giám mục, ngài lại dùng từ này khi nói chuyện với khoảng 200 linh mục Ý để nói đến bầu khí và văn hóa trong giáo triều Rôma, nhắc lại kỷ luật của Giáo hội: chủng sinh có khuynh hướng đồng tính nặng sẽ không được nhận vào chủng viện.
Theo các phương tiện truyền thông, Đức Phanxicô kể lại cuộc nói chuyện của ngài với một linh mục trong Giáo triều, họ lo lắng có một văn hóa đồng tính bên trong Vatican: “Đúng, có một bầu khí ấu dâm. Đúng, chúng ta thấy ở Vatican.”
Đây là lần thứ hai ngài dùng từ này và đã bị chỉ trích vì có nội dung xúc phạm. Trong cuộc gặp với các giám mục Ý, ngài nói có quá nhiều tình trạng đồng tính trong các chủng viện và kêu gọi giám mục không nhận những người đồng tính vào chủng viện.
Sau lần nói đầu tiên, cơ quan truyền thông Vatican đã thay mặt ngài xin lỗi những ai cảm thấy mình bị xúc phạm. Nhưng việc lặp lại từ ngữ này đã tạo một làn sóng chỉ trích mới.
Nhiều người xem sự thô tục này đi ngược với danh tiếng có từ lâu của ngài về tính bao gồm, chăm sóc mục vụ tận tâm và tế nhị cho người đồng tính.
Cũng có những quan sát viên khác hạ thấp hoặc bác bỏ sự thô tục này, họ cho điều này có thể tha thứ ở người tuổi cao như ngài và tiếng Ý không phải là tiếng mẹ đẻ của ngài, họ còn cho rằng đây là tính hãi sợ và đơn sơ của ngài.
Sự lựa chọn ngôn ngữ của ngài mở rộng thảo luận về quan điểm tổng quát hơn của ngài.
Một số nhà bình luận lưu ý – dù chỉ trích hoặc tán thành – cho rằng mục đích của ngài là củng cố kỷ luật Đức Bênêđictô XVI ban hành năm 2005, theo đó những người có khuynh hướng đồng tính “ăn sâu” không được phép vào chủng viện.
Nhiều người đặt câu nói này bên cạnh câu ngài nói trong cuộc họp báo năm 2013, “tôi là ai để phán xét” về các linh mục đồng tính.
Nhưng trong những nhận xét gần đây nhất, ngài không chủ yếu nhắm vào việc đào tạo ở chủng viện, nhưng về bầu khí và văn hóa của một số tu sĩ mà ngài thấy lan tràn – ít nhất ở một số nơi – đã có tác động không ổn định và có hại.
Vấn đề này ngài thường giải quyết một cách công khai, nhiều lần ngài cũng đã ghi nhận có “vận động hành lang đồng tính” trong Giáo hội trong thời gian tại chức của ngài. Câu nói nổi tiếng: “Nếu người đồng tính chân thành đi tìm Chúa, tôi là ai mà phán xét họ?”, ngài nói để trả lời câu hỏi cụ thể về các báo cáo liên quan đến một linh mục Vatican bị báo chí Ý cáo buộc có quan hệ tình cảm với một cận vệ Thụy Sĩ.
Quan điểm của ngài vào thời điểm đó không phải là bình luận về kỷ luật cấm người có khuynh hướng đồng tính vào chủng viện hoặc vị trí của họ trong Giáo hội, nhưng là việc ngài từ chối phán đoán một linh mục mà ngài cho là vô tội trước lời buộc tội, ngài cho rằng họ đang cố gắng điều chỉnh cuộc sống theo tinh thần Phúc âm và theo quy tắc đời sống tu hành.
Đồng thời, ngài cũng nói về “vận động hành lang của người đồng tính” trong giáo triều, ngài xác định đây là một vấn đề. Sau những cáo buộc kỳ thị người đồng tính, ngài nói rõ, ngài chống lại tất cả vận động hành lang, không chỉ riêng việc vận động cho người đồng tính: “Đồng tính là một xu hướng. Vấn đề là ở vận động hành lang. Vận động hành lang là không thể chấp nhận dù đó là vận động hành lang dành cho người đồng tính nam, cho hành lang chính trị hay cho Hội Tam điểm.”
Ngài đã có bài phát biểu tương tự tại hai cuộc họp gần đây, ngài đã dùng từ ngữ xúc phạm “frociaggine”, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều đồng ý, việc ngài dùng từ này là không cần thiết, tấn công và thiếu sáng suốt, làm mất tập trung đáng kể vào điểm ngài muốn nói.
Nhưng các khác biệt trong phản ứng của công chúng với việc vận động hành lang đồng tính và ấu dâm đặt ra một vấn đề khó hiểu và đáng quan tâm: Có từ ngữ hay công thức nào vừa nói lên được thông điệp của ngài vừa không bị cho là xúc phạm không?
Việc ngài bối cảnh hóa mối quan tâm của ngài năm 2013 – của một loại văn hóa bất hợp pháp thuộc bất cứ loại nào và phát biểu với những người có khuynh hướng cuốn hút người đồng giới – đã chỉ nhấn mạnh đến “tôi là ai” mà không tranh luận công khai về người đồng tính.
Nhưng trong các cuộc gặp gần đây với các giám mục và linh mục Ý, ngài không nhấn mạnh đến vấn đề tổng quát của chức linh mục, nhưng nhấn mạnh đến một vấn đề cụ thể. Dù việc chọn một từ khác để nói sẽ ít bị chỉ trích, ít bị buộc tội cố chấp nhưng từ ngữ “đồng tính” khó thoát khỏi chỉ trích.
Thực tế như ngài nói, một số bộ phận của Giáo hội kể cả Vatican có một loại hoạt động tình dục có vấn đề ở mức độ nào đó đã được biết đến, và cho thấy có khả năng làm hại cho Giáo hội dù điều này nhiều khi khó lượng định.
Năm 2021, trang The Pillar đã gặp hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin trong gần hai giờ để trình bày các báo cáo về việc dùng các ứng dụng mại dâm được định vị trong các khu vực hạn chế của Vatican. Hàng chục máy được dùng để truy cập các ứng dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc gặp gỡ tình dục ở các khu vực quốc gia Vatican cấm người hành hương và khách du lịch.
Các sinh hoạt tình dục của các giáo sĩ đã đặt ra nhiều vấn đề cho Giáo hội, nhiều lần chính Đức Phanxicô đã nói hoạt động tình dục bao gồm cả phụ nữ và nam giới.
Ở mức cá nhân, những hành vi này tạo ra các cộng đồng củng cố hành vi tội lỗi cho nhau, làm nguy hiểm cho cố gắng của tu sĩ trong việc tuân giữ cuộc sống của mình theo Tin Mừng, điều mà Đức Phanxicô cho rằng, đây phải là mục tiêu của tất cả người công giáo.
Ở cấp thể chế, họ thành lập các nhóm vận động hành lang và củng cố nhau, tạo điều kiện khoan dung chung cho các hành vi bất hợp pháp – trong lãnh vực tình dục, tài chính, hành chính – và cho các tu sĩ mà Đức Phanxicô gọi đó là những người sống hai mặt. Những nơi như Tòa thánh, những người này có thể tạo nguy cơ cho thể chế, các cá nhân có thể bị tống tiền hoặc bị tổn thương khi vi phạm dữ liệu.
Như trang The Pillar đã thảo luận kỹ với hồng y Parolin năm 2021, đây là vấn đề khó khăn và tế nhị cần giải quyết, dù vấn đề và nguy cơ đã rõ ràng nhưng các giải pháp hiệu quả lại không được rõ ràng. Trong cuộc gặp này, lần đầu tiên hồng y đề nghị đưa ra một văn bản dài nêu rõ những mối lo của ngài và đề xuất phản hồi nhưng sau đó ngài từ chối làm, cũng không phải là một đối thoại mà gần như các người có trách nhiệm cao trong Giáo hội sẽ làm trước công chúng.
Theo nghĩa này, Đức Phanxicô mong muốn nêu bật một vấn đề mà ngài cho là hiển nhiên và lan tỏa, có thể được xem là dấu hiệu của một tinh thần lãnh đạo mạnh mẽ. Nhưng việc ngài thường xuyên dùng từ ngữ kích động có thể làm cho nhiệm vụ của ngài trở nên khó khăn hơn.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Đức Phanxicô biết các linh mục có khuynh hướng đồng tính nhưng họ “thánh thiện”
Sự bối rối ở Rôma sau những nhận xét mới của Đức Phanxicô về người đồng tính