Tổng giám mục Jean-Paul Vesco, giáo phận Alger
Ngày 21 tháng 5, trong một phỏng vấn với kênh truyền hình CBS Mỹ, Đức Phanxicô đã đóng cánh cửa chức phó tế nữ. Tổng giám mục Jean-Paul Vesco, giáo phận Alger đưa ra ba lý do chính của việc từ chối cho thấy vấn đề này phức tạp như thế nào.
la-croix.com, Jean Paul Vesco, 2024-05-24
Một nữ tu cầu nguyện ở nhà thờ Thánh Patrick, New York. Tổng giám mục Vesco bình luận tuyên bố gần đây của Đức Phanxicô về chức nữ phó tế. Charly Triballeau / AFP
Trong cuộc phỏng vấn ngày 21 tháng 5 trên kênh CBS, Đức Phanxicô xác nhận việc loại trừ chức phó tế nữ để suy ngẫm về tính đồng nghị của Giáo hội. Chắc chắn ngài có nhiều lý do cho quyết định này. Có thể xem đây là xác tín sâu xa của ngài được hun đúc trong lời cầu nguyện, thế là đủ. Tuy vậy chúng ta có thể xem xét ít nhất ba lý do.
Lý do đầu tiên: ngài mang trách nhiệm người bảo vệ cuối cùng cho sự hợp nhất Giáo hội. Ngài định giới hạn cho “tính co giãn” này trong sự đa dạng to lớn về địa lý, lịch sử, văn hóa và ý thức hệ. Việc tiếp nhận tài liệu Fiducia supplicans về chúc phúc từ nay cho thấy thật cực kỳ khó khăn để có tiếng nói đồng nhất khả dĩ nghe được trên khắp các châu lục, vì nhiều xã hội và mối quan hệ giữa Giáo hội và một số xã hội này rất khác nhau.
Khi đi mới thấy đường đi
Tính chất đặc biệt của động lực đồng nghị trong Giáo hội công giáo là “Cùng với Phêrô và dưới quyền Phêrô, cum Petro sub Petro”. Giáo hoàng vừa là thành viên của Thượng hội đồng, vừa có vị trí quyền lực với Thượng hội đồng. Đó là lợi thế mà trong mỗi Thượng hội đồng, ý của giáo hoàng thường hướng Giáo hội đi về một hướng đã định. Nhưng trên con đường này, theo ngữ học là cùng đi chung nhưng theo một tiến trình thường chậm nhất. Việc lượng định tốc độ này là trách nhiệm riêng của giáo hoàng.
Về vấn đề nóng bỏng vị trí của phụ nữ trong đời sống Giáo hội, đây là cả một cách biệt lớn so với vị trí của họ có được trong các xã hội trên thế giới, Đức Phanxicô đã làm lay chuyển các con đường khó tưởng tượng có thể lay chuyển. Khi đi mới thấy đường đi, những gì ngày hôm qua khó hình dung như việc bổ nhiệm phụ nữ ở chức vụ có trách nhiệm cao trong Giáo triều, hôm nay đây là chuyện tự nhiên.
Vấn đề về bí tích truyền chức
Lý do thứ hai: tìm vấn đề ở trọng tâm bí tích truyền chức. Đây là cột sống của các cơ quan giáo hội. Cột sống này giới hạn sự tăng trưởng hay giữ cơ thể đứng vững trong tính đặc trưng của nó? Không khó để tìm ra những vết nứt sâu xa chung quanh câu trả lời cho câu hỏi này. Chúng ta tất cả đều có tham vọng thay đổi cơ thể mình, làm ốm đi, có bắp thịt hơn, nhưng chúng ta biết chúng ta không thể thay đổi cơ thể mà không thay đổi căn tính. Mở ra cho phụ nữ bí tích truyền chức qua việc truyền chức phó tế có cho thấy đây là tiến trình lành mạnh trong đoàn thể giáo hội hay cho thấy sự thay đổi thân xác không thể thực hiện được? Giáo hoàng có vẻ quyết định cho câu trả lời thứ hai. Có một điều chắc chắn, không có sự phát triển đáng kể nào về vấn đề này cũng như những vấn đề khác có thể thực hiện được nếu không có một suy tư sâu sắc về bí tích Truyền Chức. Có phải tất cả mọi thứ trong đó đều vô hình, cố định mãi mãi không? Cột sống đồng hành cùng sự phát triển của cơ thể con người. Nếu nó cản trở sự phát triển, nó sẽ làm cho cơ thể thành tàn tật.
Rủi ro của chủ nghĩa giáo sĩ trị
Lý do thứ ba có thể tìm thấy trong quyết tâm của giáo hoàng để chống với những rủi ro lệch lạc cố hữu của cái gọi là chủ nghĩa giáo quyền, những lệch lạc giữa nam tính với nhau thì không có gì là xa lạ. Thành phần thượng hội đồng, phương thức hoạt động và diễn tả của nó làm vô hiệu hóa mọi ý tưởng của một Công đồng Vatican III, theo mẫu của Vatican II cho những định hướng lớn lao của Giáo hội trong nhiều thập kỷ đã được thực hiện trong nhiều năm. Cuộc (tái) cách mạng không phải không có những hậu quả sâu đậm với vai trò của giáo dân, và do đó với phụ nữ trong Giáo hội.
Vì tất cả những điều đó, nếu ngày nay chức phó tế nữ bị ngăn cản, thì việc phân chia sứ vụ giữa giáo sĩ và không giáo sĩ không phải là bất di bất dịch. Trong câu trả lời cho nhà báo Mỹ, Đức Phanxicô nói “phụ nữ luôn có chức năng của các nữ phó tế mà không phải là phó tế!” Thực vậy, phụ nữ không cần phải chờ có bí tích phó tế để phục vụ, để đảm nhận những điều thiết yếu cho các công việc phục vụ lớn nhỏ trong Giáo hội!
Mở ra với việc phục vụ Lời
Tuy nhiên đây là việc phục vụ mà họ bị từ chối mỗi ngày, đó là phục vụ Lời Chúa, trong những gì vừa cao quý nhất, vừa phổ biến nhất: Bí tích Thánh Thể. Số phụ nữ được đào tạo giống hoặc còn cao hơn các giáo sĩ. Chúng ta biết cách tốt nhất để duy trì mối liên kết mang tính biểu tượng giữa bàn của Lời Chúa và bàn của Bí tích Thánh Thể khi chủ tế không giảng bài giảng.
Khi đó làm sao biện minh cho việc chỉ có sự nhạy cảm nam tính được thể hiện trong những chú giải lời Chúa về Bí tích Thánh Thể không? Làm sao biện minh chúng ta không hiểu Lời Chúa qua tiếng nói của phụ nữ? Tôi hy vọng rằng cuối cùng cũng đến lúc mở Lời Chúa ra cho các giáo dân được đào tạo, kể cả phụ nữ.
Marta An Nguyễn dịch
Chức phó tế nữ: thất vọng và thắc mắc sau câu trả lời “không” của Đức Phanxicô