Châu Âu hùng mạnh, triết gia Kant và Putin
la-croix.com, Isabelle de Gaulmyn, Tổng biên tập, 2024-04-30
“Chiến tranh trở lại”, “Châu Âu có chủ quyền”, “Châu Âu hùng mạnh”… Tuần trước những lời này được tổng thống Emmanuel Macron lặp đi lặp lại nghe thật đáng sợ. Chúng ta dường như rất xa giấc mơ của một châu Âu dựa trên hòa bình, nơi liên minh kinh tế bảo đảm cho sự thịnh vượng hòa bình cho chúng ta… Việc Nga chiếm Crimea, sau đó là Ukraine, đã làm giấc mơ này tan tành từng mảnh. Cuộc chiến thuộc địa của một quốc gia nhân danh lịch sử, tuyên bố có quyền với người dân Ukraine và một phần Trung Âu – các nước vùng Baltic – ngày nay đang đe dọa tương lai chung của châu Âu.
Thật ra giấc mơ hòa bình châu Âu chỉ là ảo tưởng, có phần đạo đức giả ẩn sau chiếc dù NATO. Nhưng nó giải thích được việc giảm đầu tư quân sự kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ. Châu Âu thu mình vào kinh tế, với niềm tin chắc chắn, chỉ cần có các quy tắc cạnh tranh tốt là đủ trong một thế giới có chính sách. Than ôi, thế giới cảnh sát không còn nữa. Những đối thủ không có niềm tin, không có luật pháp đã đến. Chúng ta chưa thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền nổi tiếng này, dù về mặt kinh tế, lương thực hay quân sự. Như gần đây ông Mario Draghi, cựu chủ tịch Hội đồng Ý đã lưu ý trong một bài phát biểu hay, trong số 50 công ty công nghệ được định giá cao nhất trên thị trường chứng khoán, chỉ có 4 công ty châu Âu. Về quốc phòng, cuộc xung đột Ukraine cho thấy sự thiếu hụt các kho vũ khí và đạn dược cũng như thiếu quân nhân tận tâm có khả năng chiến đấu…
Chiến đấu, nhưng để làm gì? Những nhà sáng lập châu Âu đã kêu gọi một nền văn minh Khai sáng, điều mà chúng ta vẫn khẳng định là rất cao. Cuộc tranh cãi về cách giải thích tư tưởng của triết gia Kant trong dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông trong hai bài phát biểu của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và của tổng thống Vladimir Putin mang một ý nghĩa quan trọng. Triết gia Kant sinh ra ở Kưnigsberg, ngày nay là Kaliningrad của Nga, vì Stalin muốn đưa thành phố Phổ này về nguồn gốc Slavic thực sự của nó. Dùng lại câu nói nổi tiếng “Dám nghĩ cho chính mình” (Sapere aude!) của triết gia định nghĩa cho Phong trào Khai sáng, Vladimir Putin giải thích “có một số nước trong khu vực lân cận của chúng ta sống dưới sự chỉ đạo của tình báo nước ngoài”, ám chỉ một châu Âu dưới ảnh hưởng Mỹ. Ngược lại, Nga phải “sống với tình báo của mình”. “Dám nghĩ cho chính mình!” nhằm vào sự tự do cá nhân. Putin biến nó thành một mệnh lệnh quyền lực để phục vụ quốc gia, để biện minh cho việc xâm chiếm Ukraine…
Nếu châu Âu cần “quyền lực” hay “chủ quyền” là để bảo vệ di sản của Kant ủng hộ một ý tưởng nhất định về quyền con người và cá nhân. Châu Âu vẫn còn khả năng? Đó là câu hỏi quan trọng duy nhất. Rằng tương lai châu Âu phụ thuộc nhiều vào các cuộc bầu cử ở Mỹ hơn là các cuộc bầu cử ở châu Âu nói lên nhiều điều. Cũng giống như thực tế ở Pháp, vì nhiều lý do, hơn 45% cử tri sẵn sàng bỏ phiếu cho các đảng thân Nga, những người vui vẻ áp dụng tầm nhìn kiểu Putin này về Kant…
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch