Tại Hoa Kỳ, các hiệp hội từ thiện xóa nợ cho sinh viên nào muốn đi tu làm tu sĩ hoặc linh mục

74

Tại Hoa Kỳ, các hiệp hội từ thiện xóa nợ cho sinh viên nào muốn đi tu làm tu sĩ hoặc linh mục

Qua các tổ chức từ thiện, các cơ quan tài trợ, các nhóm giúp đỡ học phí trong thời đi học cho những ai muốn đi tu làm tu sĩ hay linh mục.

la-croix.com, Mark Pattison, 2024-04-19

Các chủng sinh tại Chủng viện Thánh Charles Borromeo ở Wynnewood, Pennsylvania ngày thứ tư 5 tháng 2 năm 2020. Wong Maye-E/AP

Đây là vấn đề đặc thù của nước Mỹ. Trong nhiều thập kỷ qua, chính quyền các bang giảm đã trợ cấp tài chánh cho các trường đại học công lập. Kết quả là học phí tăng lên và sinh viên phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí học đại học. Nếu sinh viên học ở đại học tư như trường Cao đẳng Công giáo thì học phí còn cao hơn.

Hiện nay rất ít học sinh tốt nghiệp trung học đi thẳng vào tu viện hoặc chủng viện. Họ tiếp tục lên đại học. Nếu họ xin vào một dòng tu, dù số lượng ơn gọi ít, họ có nguy cơ bị bị từ chối, nhà dòng không trả được khoản nợ này vì Nhà Dòng phải đối diện với hàng tỷ đô la tích lũy của tiền lương hưu không được tài trợ của các linh mục, tu sĩ nam nữ lớn tuổi của họ.

Vì thế có hai tổ chức Mỹ giúp cho các việc này. Quỹ Laboure, một trong hai tổ chức tự cho mình có sứ mệnh “cứu ơn gọi”. Laboure và nhóm Quỹ Ơn gọi hoạt động hơi khác nhau, nhưng cả hai đều có chung mục đích là xóa nợ cho những ai muốn vào tập viện hay chủng viện.

Hoạt động từ thiện và huy động vốn từ cộng đồng

Quỹ Ơn gọi dựa vào hoạt động từ thiện để xóa các khoản vay của sinh viên. Bà Mary Radford, người được thuê vào làm giám đốc điều hành Quỹ Ơn gọi năm 2020 cho biết: “Quỹ này được một cặp vợ chồng thành lập năm 2009. Quỹ gặp khó khăn để đáp ứng nhu cầu, tiền thu vào không đủ chi cho các học bổng ơn gọi, Quỹ từ chối 60% số ứng viên đủ tiêu chuẩn. Năm vừa qua chúng tôi trợ cấp 28 học bổng, nhiều hơn trong tất cả các năm của chúng tôi.”

Quỹ Laboure được đặt theo tên của Thánh Catherine Labouré người Pháp, người cha đã từ chối dùng một phần của hồi môn của ngài để ngài có thể vào tu viện, hai vợ chồng người anh trai đã trả số tiền này; Quỹ yêu cầu sinh viên quyên tiền để thoát nợ nần. Ông John Flanagan, giám đốc điều hành cho biết, tổ chức này mời những người mong muốn đi tu dự một kỳ nghỉ cuối tuần, chúng tôi cung cấp cho họ các công cụ, các dữ liệu, phần mềm, cơ hội truyền thông, nền tảng phần mềm để họ có thể gởi e-mail hàng loạt, ứng viên có thể trả mọi khoản nợ trong sáu tháng.

Theo ông John Flanagan, hệ thống này phù hợp với giáo luật và cơ quan quản lý thuế của Hoa Kỳ, ông nói: “Họ phải làm điều gì đó đặc biệt cho công việc này. Họ là một phần của ‘lớp ơn gọi’, một việc làm tập thể. Họ học cách thực hiện các cuộc gọi điện thoại để giải thích việc giảm nợ sinh viên và cách dùng các tổ chức như GoFundMe để thực hiện các khoản đóng góp trực tuyến.”

Hàng chục khoản vay đang được hoàn trả

Trong 20 năm, Quỹ Laboure đã giúp 400 người có nguyện vọng đi tu, cấp cho họ 10,5 triệu đôla. Cho đến nay, Quỹ Ơn gọi đã trả được 5,5 triệu đô la nợ sinh viên. Bà Mary Radford cho biết: “Chúng tôi đã tạo điều kiện cho hơn 30 thanh niên nam nữ đang được đào tạo. Chúng tôi trả các khoản vay cho 130 thanh niên khác.” Ông John Flanagan và bà Mary Radford cho biết, trung bình một sinh viên muốn theo ơn gọi nợ khoảng 100.000 đô la tiền học phí.

Bà Mary Radford nói: “Khi họ mượn nợ, họ có mọi lý do để tin họ sẽ trả hết nợ trong vòng một đến mười năm với công việc họ sẽ có.” Và rồi họ được Chúa Thánh Thần kêu gọi và họ can đảm đáp trả lời kêu gọi này. Mục tiêu của chúng tôi là chấp nhận tất cả các ứng viên đủ điều kiện, vì ơn gọi là vô giá.” “Đủ điều kiện” là gì? Bà Radford trả lời: “Các ứng viên phải ở trong một Dòng phù hợp với huấn quyền Giáo hội. Họ không có tài sản riêng để trả các khoản vay. Các khoản vay phải đứng tên họ. Chúng tôi không trả các khoản vay đã được chính phủ liên bang bảo lãnh.”

Khi nói đến việc xác định một tu viện có phù với tiêu chuẩn của huấn quyền hay không, bà Mary Radford trả lời: “Chúng tôi có một hội đồng cố vấn giáo hội do Cha Paul Scalia lãnh đạo,” cha ở Virginia và là con của cựu thẩm phán Chủ tịch Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Antonin Scalia. Với Quỹ Laboure, nếu một tu viện có trong Danh bạ Giáo hoàng hoặc Danh bạ Công giáo Chính thức của Giáo hội Hoa Kỳ, như thế là đủ. Tiêu chuẩn duy nhất ông Flanagan đưa ra: “Tiền nợ bạn đã dùng để làm gì? Nếu bạn đã mua chiếc Ferrari, chúng tôi sẽ không giúp bạn trả nợ.”

Điều gì sẽ xảy ra nếu chủng sinh cần một hoặc hai năm để phân định?

Quỹ Laboure cũng giúp các chủng sinh giáo phận trả nợ, nhưng Quỹ Ơn gọi chỉ giúp những ai vào tu viện.

Ông John Flanagan bảo đảm: “Tôi có đứa con 18 tuổi đang đi học nên tôi hiểu vấn đề rất nhanh.” Con trai ông học ở một chủng viện đại học trực thuộc một trường đại học công giáo, học phí lên đến 70.000  đô la mỗi năm, bốn năm là 280.000 đô la, một số tiền khá lớn, dù giáo phận đã trang trải chi phí ăn ở.

Nếu một ứng viên đang trong thời gian phân định họ rời chủng viện trước khi chịu chức hoặc khấn lần cuối, thường là hai năm đầu tiên, bà Radfort cho biết: “Họ chỉ phải tiếp tục trả tiền vay mà chúng tôi đã cập nhật trả cho họ. Họ không nợ chúng tôi đồng nào. Chúng tôi rất biết ơn thời gian họ dành cho chúng tôi. Và nếu mọi người đều để ra một hoặc hai năm để phân định, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Thì thế giới sẽ rất khác.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch