Hồng y Ouellet bị kết án ở Pháp vì “sa thải bất công” một nữ tu
acistampa.com Andrea Gagliarducci, 2024-04-09
Bản án của tòa án Pháp lên án hồng y Marc Ouellet và hai vị tông tòa để phục hồi chức vụ cho một nữ tu đã bị trục xuất là một tiền lệ không thể xem thường.
Hồng y Marc Ouellet, nguyên Bộ trưởng Bộ Giám mục | Alexey Gotovsky / ACI
Luật của Giáo hội phải tuân theo luật dân sự. Một tòa án Pháp đã lên án hồng y Marc Ouellet, nguyên bộ trưởng bộ Giám mục, cùng với các vị tông tòa, linh mục Jean-Charles Nault và nữ tu Maylit Desjobert vì đã “cách chức một cách bất công” nữ tu Marie Ferreol. Bản án do đơn khiếu nại của chính sơ Ferreol, muốn tìm hiểu lý do vì sao sau 34 năm sống trong tu viện, sơ lại bị buộc phải rời bỏ cộng đoàn. Tuy nhiên, bản án này thể hiện sự can thiệp mạnh mẽ của tòa án dân sự vào luật pháp của Giáo hội, tạo ra một tiền lệ sẽ khó quản lý.
Một tiền lệ phức tạp vì hai lý do. Trước hết, vì bản án của thẩm phán Lorient, khi nhấn mạnh đến phương pháp sa thải, đã chạm đến lời kêu gọi của Vatican về công bằng xã hội, là chủ đề tranh chấp có thể ngày càng hiện diện và làm suy yếu uy tín quốc tế của chính Tòa thánh. Và sau đó, vì bản án can thiệp vào một vấn đề hoàn toàn nội bộ của Giáo hội công giáo, đó là sắc lệnh xuất dòng, nhấn mạnh một cách hiệu quả cách Nhà nước giờ đây cũng có thể tham gia vào các công việc của Giáo hội.
Nữ tu Marie Ferreol đã bắt đầu làm đơn khiếu nại từ năm 2021, tên khai sinh của sơ là Sabine Baudin de la Valette, 55 tuổi, thuộc cộng đoàn các nữ tu Đa Minh của Chúa Thánh Thần trong 34 năm. Sơ được cho là nữ tu có quan điểm bảo thủ, đã viện đến sắc lệnh trục xuất – biện pháp rất triệt để và nói chung là hiếm – xảy ra sau cuộc thanh tra do hồng y Marc Ouellet ra lệnh. Đầu tiên sơ gởi một thư cho giáo hoàng Phanxicô, nhưng không được lắng nghe, sơ đã kiện ra tòa án dân sự.
Các tài liệu về quyết định trục xuất theo thủ tục thông thường, đã bị Giáo triều Paris giữ bí mật. Điều này làm dấy lên cuộc tranh luận ở Pháp, nơi chứng kiến sự tham gia của các trí thức công giáo quan trọng và biết lắng nghe, như ông François Sureau, người đã không ngần ngại nói về một cuộc đàn áp chống lại Mẹ Ferreol, nữ tu không có cách nào để biết hồ sơ của mình, để có thể tự bào chữa, để chống lại các biện pháp áp đặt trên mình.
Và có những người đã thấy rằng, ngoài những lời “dối trá” và “giả vờ” được mô tả trong quyết định bào chữa cho Mẹ Ferreol trong phiên tòa, vấn đề mang tính quyết định là sự rạn nứt trong các tranh chấp thần học với một nữ tu khác của cộng đồng, Mẹ Marie de l’Assomption.
Theo sự việc, đầu tiên nữ tu được mời đi tĩnh tâm, sau đó bị “nhốt” trong phòng trong hai tháng và cuối cùng được trả tự do và được mời ở lại tu viện ở Randol, vì sắc lệnh trục xuất có hiệu lực trong ba năm kể từ khi bắt đầu từ mùa thu năm 2020.
Vì thế lời kêu gọi của nữ tu và bản án của hồng y Ouellet và hai vị tông tòa đã kêu gọi xác minh tình trạng, bồi thường cho nữ tu “bị sa thải” 200.000 âu kim và thuê lại nữ tu ngay lập tức – tuy nhiên, điều khoản này là đưa nữ tu vào một tu viện để kiếm việc làm.
Trong phiên tòa, thẩm phán Armelle Picard của Lorient than phiền Tòa thánh không bao giờ cho phép tiếp cận các hồ sơ mật. Tòa Thánh nói: “Không có quyền truy cập các hồ sơ mật”. Theo luật sư của nữ tu Ferreol: “Việc thừa nhận sự bất công, những điều bất thường và lỗi lầm chống lại nữ tu sẽ cho phép nữ tu phục hồi đạo đức và trở lại với chức vụ thánh hiến trong Giáo hội.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch