Đức Phanxicô hay “sự thất bại của phương Tây”
la-croix.com, Linh mục tiến sĩ thần học Laurent Lemoine, 2024-03-20
Phản ứng trước những lời của Đức Phanxicô về cuộc xung đột Nga-Ukraina, linh mục thần học gia Laurent Lemoine đưa ra một so sánh tương đồng với “sự thất bại của phương Tây” được sử gia Emmanuel Todd đề cập. Linh mục đưa ra những mâu thuẫn của một Giáo hội bị mắc kẹt giữa thông điệp hòa bình và chủ nghĩa hiện thực chính trị.
Đức Phanxicô cầm lá cờ Ukraina của thị trấn Boutcha, khi thị trấn được giải thoát gần nơi hàng chục thi thể được tìm thấy ngày 6 tháng 4 năm 2022. Handout / AFP
Nếu tôi dùng lại tựa đề quyển sách mới nhất của sử gia Emmanuel Todd (1), thì đó là để cố gắng hiểu và đưa ra ý nghĩa cho những nhận xét mới nhất, đặc biệt mang tính luận chiến của Đức Phanxicô về Ukraine. Những bình luận trong một phỏng vấn của nhà báo Thụy Sĩ Fabio Luca Marchese Ragona, qua đó ngài xin Ukraine bị tấn công thương thuyết với kẻ xâm lược Nga, vào lúc mà kẻ xâm lược Nga không đưa ra dấu hiệu cụ thể nào để để có một cuộc thương thuyết. Ngoại trừ làm cho việc này đưa đến một loại pax russica, thánh hiến cuộc xâm lược.
Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã nhanh chóng đổi hướng lời của Đức Phanxicô, nhắc lại việc từ bỏ vũ khí trước tiên là ở kẻ xâm lược. Những tuyên bố này, do nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican đưa ra, ngay lập tức có thể hiểu được, đơn giản và hợp lý trong bối cảnh chiến tranh.
Giữa tha thứ và chủ nghĩa hiện thực chính trị
Phải nói làn sóng công kích rất nhanh và tàn khốc. Vô số bức tranh biếm họa, chế nhạo ngài bằng hàng ngàn cách lố bịch lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều người so sánh thái độ của ngài với thái độ của Đức Piô XII đối với Hitler trong Thế chiến thứ hai. Nghiêm trọng hơn về bản chất, các phản ứng của chính quyền Ukraine, dù chỉ ở Rôma: bác bỏ hoàn toàn các quan điểm giáo hoàng, họ xem thương thuyết là đầu hàng. Chúng ta cần nói thêm, ở Ukraine ngày nay, các cộng đồng chính thống rõ ràng có những hành động để kéo Giáo hội công giáo-Hy Lạp kết hiệp với họ.
Bài đọc thêm: Chiến tranh ở Ukraine: vì sao Đức Phanxicô nói về “cờ trắng”
Tất cả những điều này có thể đã mang một sắc thái khác, vì lần đầu tiên Đức Phanxicô đã đưa ra những tuyên bố đáng ngạc nhiên về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Nhưng trên thực tế, tuyên bố cuối cùng tiếp theo những tuyên bố hoặc thái độ khác có thể làm ngạc nhiên. Chúng ta nhớ đến lần đi đàng thánh giá ở Đấu trường La Mã, thánh hiến nước Nga và Ukraine cho Đức Mẹ, rất nhiều hành vi cho chúng ta nghĩ ngài đã đặt kẻ xâm lược và kẻ bị tấn công, kẻ hành quyết và nạn nhân, kẻ mạnh và người yếu ngang hàng nhau… Điều này có công bằng không? Về thực chất và về bối cảnh…
Đúng, nếu chúng ta cho rằng ngài nói từ Tin Mừng về lòng thương xót mà ngài rất yêu thích, trong đó tha thứ được đề cập trên mọi trang; không, nếu Giáo hội thừa nhận chiều sâu của chủ nghĩa hiện thực chính trị và ngoại giao, cho rằng, như Tin Mừng nói, “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10, 16), hoặc, hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ, (Mt 5,37).
Hòa bình bằng bất cứ giá nào?
Tư thế đầu tiên có một lịch sử gần đây, được minh họa bằng một số trang mạnh mẽ của Công đồng Vatican II về hòa bình, hoặc của Thông điệp Hòa bình dưới thế, Pacem in Terris (1963) của Đức Gioan XXIII. Những trang này, những đóng góp này, đã có thể ảnh hưởng đến học thuyết của Giáo hội công giáo hướng tới sự lựa chọn triệt để mà một số người cho là phủ nhận thực tế. Không phải chủ nghĩa hiện thực của Nhập Thể, mà đúng hơn là sự phủ nhận thực tại vốn rất dễ bị những kẻ áp bức lợi dụng để áp đặt các điều kiện “hòa bình” của họ. Liệu Huấn quyền gần đây của Giáo hội công giáo có theo chủ nghĩa hòa bình nhân danh hòa bình, nhưng một hòa bình bằng bất cứ giá nào không? Trong trường hợp này, đó có phải là công lý và sự thật?
Tác giả Michel Cool nhắc lại một cách đúng đắn về tính không thể sai lầm của một Huấn quyền như vậy. Tuy nhiên, nó có logic của nó: logic hòa bình và logic chiến tranh, logic cuộc sống và logic hòa bình. Theo nghĩa này, ngày 2 tháng 8 năm 2018, Đức Phanxicô đã đưa vào Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo một phản đối dứt khoát đối với án tử hình, bị cho là “không thể chấp nhận được”.
Bài đọc thêm: Giáo hoàng và Ukraine, hòa bình sẽ không có được nếu không có công lý
Trở lại từ đầu, điều này dường như làm cho chúng ta trở nên tin đạo hơn, gần gũi hơn rất nhiều với hòa bình của Chúa Giêsu… Ảo ảnh? Ảo ảnh quang học? Chính dưới triều Đức Phanxicô khi đang hoàn thiện công việc hòa bình của Vatican II, thì một lần nữa, chiến tranh lại tàn khốc đến thế, từ Đất Thánh đến Kiev!
Giáo hội công giáo liên kết với Nga?
Cần nhắc lại, một số tổ chức hòa bình có thiện tâm đã bị Liên Xô thâm nhập trong những năm Chiến tranh Lạnh: biến những việc này thành bức tranh biếm họa! Mọi thứ được gọi dù gần hay xa là “hòa bình” và kêu gọi hòa bình đều mang mặt nạ Matxcơva. Kho lưu trữ của bộ Ngoại giao Pháp còn chứa rất nhiều dấu tích. Kết luận sẽ tương tự như vai trò của một số tổ chức phi chính phủ trong những năm diễn ra sự kiện Vịnh Con Heo: màn trình diễn các luận đề của Nga.
Bài đọc thêm: Đức Phanxicô về cuộc chiến Ukraine: “Xin đừng xấu hổ khi thương thuyết”
Các tổ chức hoạt động vì hòa bình thế giới bị “những người có ảnh hưởng” Nga xâm nhập một cách tinh vi. Người công giáo có là một ngoại lệ không? Thật không? Nhìn lại cuộc gặp giữa Đức Phanxicô và thượng phụ Kirill ở Cuba năm 2016 như một trò bịp. Liệu chiếc thìa có đủ dài để thảo luận với Giáo hội Nhà nước hoàn toàn phù hợp với quan điểm của nhà độc tài Nga này không?
Sẽ là sai lầm và không công bằng khi cho rằng triều giáo hoàng hiện tại đã khai mạc một phong trào có trước đó rất nhiều và bắt nguồn từ cái thường được gọi là Chính sách Ost-Politik của Vatican, đặc biệt là dưới thời Đức Phaolô VI (chính sách bình thường hóa quan hệ của phương Tây với Đông Âu và Liên Xô vào những năm 1970). Đức Gioan-Phaolô II kế vị đã nhanh chóng chấm dứt nó. Bối cảnh địa chính trị hiện nay lại một lần nữa thay đổi. Việc bảo vệ một châu Âu hùng mạnh và tự chủ trước những gọng kìm của Matxcơva, còn “miền Nam toàn cầu” hay đúng hơn là những nước ở ngoài châu Âu thì sao? Nếu không làm được điều này, sử gia Emmanuel Todd sẽ tiên tri một cách hiệu quả: phương Tây, vốn bị chỉ trích vì nhiều lần thuộc địa hóa và cái gọi là những giá trị vượt trội của nó, sẽ bị đánh bại. Giáo hoàng được mong chờ ở Kiev, cũng như ở Bỉ!
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Sự thất bại của phương Tây (La défaite de l’Occident.
Emmanuel Todd, Paris, Gallimard, 2024).
Đức Phanxicô về cuộc chiến Ukraine: “Xin đừng xấu hổ khi thương thuyết”
Đức Phanxicô kêu gọi “thương thuyết” để “chấm dứt chiến tranh”