Đức Phanxicô kêu gọi “thương thuyết” để “chấm dứt chiến tranh”

40

Đức Phanxicô kêu gọi “thương thuyết” để “chấm dứt chiến tranh”

Vào cuối buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư 20 tháng 3, Đức Phanxicô hy vọng “tất cả những nỗ lực có thể” sẽ được thực hiện để chấm dứt các cuộc xung đột. PHILIPPO MONTEFORTE / AFP

la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2024-03-20

Một vài ngày sau cuộc tranh cãi gay gắt do nhận xét của ngài về “cờ trắng”, dấu hiệu cho một lệnh ngừng bắn cần thiết giữa Ukraine và Nga, trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư 20 tháng 3, ngài bảo vệ việc thương thuyết trong các tình huống chiến tranh, hy vọng “tất cả những nỗ lực có thể” sẽ được thực hiện để chấm dứt các cuộc xung đột, đặc biệt là ở Trung Đông và ở Ukraine.

Ngài nhấn mạnh: “Chúng ta không thể tiếp tục gây chiến, chúng ta phải nỗ lực bàn bạc, thương thuyết để chấm dứt chiến tranh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho điều này.”

Bài đọc thêm: Chiến tranh ở Ukraine: vì sao Đức Phanxicô nói về “cờ trắng”

“Chiến tranh luôn là một thất bại”

Trước hàng ngàn người hành hương đến nghe bài giáo lý ngày thứ tư, ngài đã không đọc bài giáo lý vì bị viêm phế quản dai dẳng, ngài đã lên tiếng cho “người dân Ukraine và Đất Thánh Israel-Palestine”, trong các bài diễn văn của ngài, ngài luôn lặp lại: “Chiến tranh luôn là một thất bại.”

Kể từ khi bắt đầu triều của ngài, Đức Phanxicô đã có thói quen kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột, đặc biệt cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, cũng như giữa Hamas và Israel.

Bài đọc thêm: Giáo hoàng Argentina, châu Âu và chiến tranh

Ngày 12 tháng 3, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Corriere della Sera, Quốc vụ khanh Pietro Parolin nhằm xoa dịu cuộc tranh cãi nảy sinh từ nhận xét của Đức Phanxicô về “cờ trắng”, ngài giải thích: “Đó không phải là đầu hàng, mà là dũng cảm, thương thuyết không phải là điểm yếu nhưng là điểm  mạnh nhằm xoa dịu. Đức Phanxicô đã nói về thương thuyết và đặc biệt là về sự can đảm của thương thuyết, vốn không bao giờ có nghĩa là đầu hàng.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Đức Phanxicô hay “sự thất bại của phương Tây”