Lạm dụng trong Giáo hội: làm thế nào để đào tạo tốt hơn cho các chuyến thăm theo giáo luật và tông đồ?

42

Lạm dụng trong Giáo hội: làm thế nào để đào tạo tốt hơn cho các chuyến thăm theo giáo luật và tông đồ?

la-croix.com, Christopher Henning, 2024-03-07

Một hội nghị được hiệp hội Talenthéo tổ chức tại Viện Công giáo Paris ngày 7 và 8 tháng 3 về vấn đề các chuyến thăm theo giáo luật và tông đồ để đào tạo và xác định rõ các rối loạn chức năng. Những chuyến thăm này là yếu tố thiết yếu trong việc ngăn chặn các vụ lạm dụng trong các giáo phận hoặc trong các cộng đồng tu sĩ, những chuyến thăm này phải nên thường xuyên và hiệu quả hơn.

“Làm qua quít trong một tháng rưỡi”, “không một theo dõi”. Gần một năm trước, nữ tu Roseline de Romanet, cựu bề trên tổng quyền dòng Biển Đức Montmartre đã nói với nhật báo La Croix, bà không nhân nhượng với các chuyến thăm theo giáo luật (năm 2004) rồi tông đồ (năm 2012) đến cộng đồng tu sĩ Biển Đức mà bà đã rời năm 2004. Cuối cùng phải chờ đến tháng 5 năm 2023, các nữ tu mới công nhận đã có một “hệ thống khống chế, với những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài” và xin được tha thứ. Bà ghi nhận: “Rôma đã gởi hai chuyến thăm (…), nhưng không ngăn được hai mươi năm trôi qua, trước khi chúng tôi bắt đầu giải quyết những khó khăn.”

Tại sao những chuyến thăm này không thể thấy những rối loạn chức năng và chấm dứt chúng một cách nhanh chóng? Trường hợp cụ thể và phức tạp này nhấn mạnh, để có hiệu quả các chuyến thăm phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và chuyên nghiệp hơn. Lắng nghe thành viên cộng đồng, quan sát cách quản trị, phát hiện những tín hiệu yếu kém không thể tùy cơ ứng biến. Đó là ý nghĩa của hội nghị quốc tế nhằm thúc đẩy “mục vụ cảnh giác” được viện Talenthéo tổ chức ngày thứ sáu 8 và ngày thứ bảy 9 tháng 3 tại Viện Công giáo Paris. Talenthéo là mạng lưới đào tạo các huấn luyện viên kitô giáo.

Một tài liệu gần đây của Hội đồng Giám mục Pháp và Hội đồng Tu sĩ Pháp cho biết: “Các chuyến đi thăm theo giáo luật và tông đồ là những công cụ thiết yếu. Tuy nhiên, đây đó có thể thiếu các chuyến thăm đều đặn nên đã tạo điều kiện cho một số hành vi lạm dụng quản trị hoặc hành vi cá nhân gia tăng. Không có tu viện nào mà chúng tôi  không đến thăm.”

Báo cáo của Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp, Ciase

Ngày nay các chuyến đi là những yếu tố trọng tâm trong cuộc chiến chốngvà phòng ngừa các lạm dụng trong Giáo hội, dù đó là bạo lực tình dục, lạm dụng thiêng liêng hay lạm dụng quyền lực. Nhưng trong những năm gần đây, không phải lúc nào những chuyến đi này cũng hoàn thành tốt vai trò. Trong báo cáo đệ trình ngày 5 tháng 10 năm 2021, Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng Tình dục trong Giáo hội (Ciase) cũng nhấn mạnh vào vai trò của việc mở các chuyến đi để thoát khỏi tình trạng chỉ “giữa chính mình”.

Với điều kiện các người thừa hành có đủ kỹ năng cần thiết: chúng ta không thể phát hiện các tác động tạo ảnh hưởng, các hành vi độc hại nếu không trang bị một hành trang tâm lý chuyên sâu. Bà Béatrix Bréauté, giám đốc viện Talenthéo khẳng định: “Các linh mục cũng như giáo dân, nam cũng như nữ, đều có thể thực hiện những chuyến thăm này miễn là họ được đào tạo.” Cách lắng nghe thường khác nhau giữa nam và nữ. Một linh mục nhận xét: “Giáo hội phải chuyên nghiệp hóa chính mình. Thiện chí thôi chưa đủ, những chuyến đi ‘ngoan hiền’ cũng vô ích.”

Cha Jean-Charles Nault, tu viện trưởng của Saint-Wandrille (Seine) và là thừa tác viên trong những chuyến thăm theo giáo luật và tông đồ  nhấn mạnh: “Các chuyến thăm đã có từ nhiều thế kỷ trong Giáo hội, đây là một cơ quan quản lý rất hiệu quả, một bản chụp x-quang của cộng đồng mở những con đường tăng trưởng cho cuộc sống.” Còn hơn cả cuộc kiểm toán, chuyến thăm có thể có tác dụng điều chỉnh. Với điều kiện, chuyến thăm đưa ra những khuyến nghị rõ ràng để có một cuộc sống phù hợp hơn với dự án và linh đạo của các dòng. Không ngại đưa ra những hành vi lạm dụng và báo cáo nguy cơ lạm dụng. Nhiệm vụ cảnh giác này có thể bị thất bại, nhất là trong các cộng đồng mới hoặc những cộng đồng bị tác động bởi những lệch lạc bè phái hoặc quản trị.

Việc viện đến các chuyến thăm theo giáo luật đã được quy định trong hầu hết các hiến pháp của các dòng cổ xưa, nhưng cũng có thể tùy thuộc vào các giám mục địa phương, đặc biệt đối với các cộng đồng gần đây nhất của luật giáo phận. Tùy theo số ngày có thể khác nhau, các người thừa hành thường dành vài ngày để lắng nghe, tìm hiểu sự quản lý của cộng đồng có tốt hay không, những khó khăn có thể xảy ra trong quan hệ, trong năng động thiêng liêng, khối lượng công việc, v.v.

Cha Cédric Burgun, nhà giáo luật, quả quyết: “Theo kinh nghiệm, những chuyến viếng thăm thường xuyên giúp lường trước những cuộc khủng hoảng, không phải để tránh, nhưng để hành động trước khi trở nên quá nghiêm trọng. Sự đều đặn là yếu tố thiết yếu của các chuyến thăm.” Tuy nhiên ngày nay Rôma đã phải đấu tranh để tìm đủ thừa tác viên được đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng đã bị lạm dụng.

Những chuyến thăm trong thời kỳ khủng hoảng

Chúng ta phải phân biệt “chuyến thăm theo giáo luật thông thường” với “những chuyến thăm giáo luật bất thường” – và thậm chí còn hơn thế nữa là “chuyến thăm tông đồ” mà Rôma mong muốn – vẫn mang tính cách của một cuộc điều tra. Cha Nault nhấn mạnh: “Một chuyến thăm tông đồ là khi chuyến thăm thường xuyên không có kết quả.”

Đặc biệt, việc thiếu các chuyến thăm thường xuyên đến thăm một số cộng đồng mới lại dẫn đến các chuyến thăm bất thường phải chịu kiểm tra. Bà Béatrix Bréauté, giám đốc viện Talenthéo giải thích: “Khi xảy ra rối loạn chức năng hoặc những trục trặc, Rôma sẽ cử thừa tác viên đến thăm. Một cuộc điều tra được tiến hành nhanh chóng giữa các học viện gặp khó khăn hoặc thậm chí giữa các giáo phận, như trường hợp của giáo phận Strasbourg hay Fréjus-Toulon.

Những chuyến thăm này trong lúc khủng hoảng có thể được bổ sung, để không chỉ can thiệp như phương sách cuối cùng, bằng các chuyến thăm thường xuyên tới các giáo phận và các phong trào của Giáo hội. Ý tưởng này đang có chỗ đứng, nhưng bây giờ phải tìm chỗ đứng của nó trong văn hóa của các giám mục. Một số giám mục đang suy nghĩ về điều này và Viện Công giáo Paris kiên quyết mời gọi chúng ta suy nghĩ về điều đó. Những nơi khác, như giáo phận Rouen, đã dấn thân và đang thử nghiệm một góc nhìn bên ngoài.

Nhận thức ngày càng được nâng cao, số lượt tham quan có xu hướng tăng lên, đôi khi theo yêu cầu của chính cộng đồng. Bà Bréauté, chủ tịch Talenthéo khẳng định: “Một cấp trên thường ở một mình dám đặt quyền điều hành của mình dưới sự giám sát của người khác thật là cả một trách nhiệm. Chúng ta phải từ bỏ nỗi sợ hãi và chấp nhận quan điểm của người khác về quản trị.”

Học viện Công giáo Paris

Những người tham dự trong hội nghị này là Carine Dequenne, quan chức của bộ Đời sống Thánh hiến, giám mục François Touvet, giám mục phó với quyền kế vị giáo phận Fréjus-Toulon, Mẹ Marie-Elie, bề trên rổng quyền Dòng Biển Đức Thánh Tâm Montmartre, Đức ông  José Rodriguez Carballo, cựu thư ký của Bộ Đời sống Thánh hiến.

Hội nghị này chủ yếu dành cho các người đứng đầu các bộ, các tu viện thánh hiến, các giám mục, linh mục, bề trên cao cấp và lãnh đạo các cộng đồng có liên hệ với Hội đồng Tu sĩ Pháp, các lãnh đạo các phong trào thế tục, v.v.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch