ilmessaggero.it, Franca Giansoldati, 2023-12-18
“Bị lên án là điều không tốt chút nào, tôi mất tinh thần và tôi bị áp lực đè nặng trên tôi, trên gia đình tôi cũng như trên Giáo hội: một hồng y bị lên án.” Lần đầu tiên hồng y Becciu lên tiếng về bản án kết tội của tòa án Vatican, hồng y nói trong chương trình “Năm phút” của nhà báo Bruno Vespa trên đài truyền hình Ý Rai-1.
Giáo hoàng có tin vào sự vô tội của hồng y không? “Tôi nghĩ ngài tin và tôi hy vọng như vậy. Dĩ nhiên dù sao tôi sẽ làm việc kỹ lưỡng để chứng minh tôi vô tội. Trong các trường hợp pháp lý và bằng mọi cách, tôi muốn kêu lên với toàn thế giới, tôi vô tội, tôi hoàn toàn không phạm những tội tôi bị cáo buộc.”
Hồng y Becciu chỉ có 3 ngày để kháng cáo, thời hạn sẽ hết vào ngày mai.
Vụ án hồng y Becciu, lần đầu tiên với những hậu quả khó lường
Hồng y Becciu giải thích: “Trong tư cách là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, (thư ký dưới quyền Phủ Quốc vụ khanh, một giám chức trong lĩnh vực đầu tư) việc mua bất động sản là truyền thống của Tòa thánh. Sau Hiệp ước Lateran, Tòa thánh bắt đầu đầu tư vào các tòa nhà ở London, Paris, Rôma, đó là truyền thống lâu đời của Tòa thánh.” Hồng y Becciu giải thích người chịu trách nhiệm hồ sơ này là Đức ông Alberto Perlasca, đứng đầu văn phòng hành chính chứ không phải hồng y: “Không phải tôi chọn. Ở chức vụ này, quý vị biết tôi có bao nhiêu văn phòng không? Mười bảy văn phòng. Tôi không có thì giờ để theo dõi từng bước các vấn đề kinh tế – tài chính. Có văn phòng hành chính, xử lý các vấn đề hành chính và đầu tư. Vì vậy, ở đây khi chúng tôi nói: chuẩn bị một ghi chú, có nghĩa là chuẩn bị một hồ sơ. Người đứng đầu cơ quan, người thực sự chịu trách nhiệm điều hành, lúc đó là Đức ông Perlasca, ông đã trình cho tôi nhiều hồ sơ khác nhau. Trong đó có hồ sơ về cơ hội đầu tư một tòa nhà.”
Hồng y nhấn mạnh hoạt động của tòa nhà London có bốn giai đoạn: đầu tư (sau đó rút khỏi quỹ, vì đây là đầu tư theo thời gian), mua tài sản, sau đó quản lý tài sản và bán tài sản.” tài sản. Tôi chỉ có mặt vào thời điểm đầu tư. Tôi không còn ở đó để thực hiện các hoạt động khác. Khi được hỏi liệu việc đầu tư tiền theo cách này có phải là “thận trọng” hay không, hồng y Becciu trả lời: “Các kỹ thuật viên của tôi đã nói với tôi, việc này có thể làm được, đó là một lợi thế lớn cho Tòa thánh, họ không cho tôi biết có những rủi ro lớn, thêm nữa người này cũng được cùng ngân hàng bảo đảm.”
Hồng y Angelo Becciu bị kết án 5 năm 6 tháng tù vì tội tham ô và lừa đảo nghiêm trọng
Phiên tòa xét xử tòa nhà London: gần như tất cả bị cáo đều bị kết tội
Giáo hoàng đồng ý dùng 570 000 âu kim để giải thoát cho nữ tu đã bị bắt cóc, số tiền này được giao cho bà Cecilia Marogna, sau đó bà đã dùng để mua những hàng hóa xa xỉ cá nhân. Hồng y giải thích: “Tôi hoàn toàn không biết điều này và nếu biết thì tôi đã không cho phép xảy ra. Số tiền này chỉ được dùng để giải thoát nữ tu. Chúng tôi đã đồng ý với giáo hoàng để tài trợ cho hoạt động này. Vì vậy, số tiền đó chỉ để dùng vào việc này. Nếu có chuyện gì xảy ra thì phải điều tra.”
Về việc tài trợ cho Caritas của Ozieri: “100 000 âu kim vẫn còn trong tài khoản Caritas. Lần đầu tiên tôi gởi 25 000 âu kim theo yêu cầu của giám mục Sanguinetti lúc đó, sau đó là 100 000 âu kim năm 2018 cho quỹ Caritas. Chính giám mục là người quyết định chi tiêu ở đâu. Đến nay số tiền 100 000 âu kim này chưa được dùng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Hồng y Becciu bị kết án 5 năm tù, bài học từ một phiên tòa ngoại thường