Đức Phanxicô sẽ đi dự hội nghị COP28 tại Dubai

126
Đức Phanxicô sẽ đi dự hội nghị COP28 tại Dubai
Một số nguồn tin cao cấp của Vatican xác nhận với nhật báo La Croix, Đức Phanxicô sẽ đi Dubai để tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quốc tế, bắt đầu từ ngày 30 tháng 11 đến 12 tháng 12-2023. Đây là lần đầu tiên một giáo hoàng đi dự hội nghị này.
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2023-10-23
Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần ngày thứ tư 18 tháng 10 tại Vatican. Aessandra Tarantino/AP
Thông tin này đã được hai phương tiện truyền thông Anglo-Saxon là The Pillar và Reuters công bố như một giả thuyết, các nguồn tin cấp cao của Vatican đã xác nhận với nhật báo La Croix. Đức Phanxicô sẽ đi dự hội nghị COP28 ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được tổ chức từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12. Ngài đã có quyết định trong những ngày gần đây, sau cuộc gặp ngày 11 tháng 10 tại Vatican với chủ tịch được chỉ định của hội nghị khí hậu này của Liên Hiệp Quốc. Tại đây ngài sẽ có một bài phát biểu quan trọng.
Trong cuộc gặp với Sultan Al Jaber, người được bổ nhiệm làm người đứng đầu COP28 vào tháng 1, đồng thời là chủ tịch của Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi và là bộ trưởng công nghiệp và công nghệ đổi mới của quốc gia, Đức Phanxicô và ông đã đặc biệt nói về sự cần thiết của một “hành động cụ thể” để thực hiện Thỏa thuận Paris, được ký năm 2015, qua đó các bên cam kết duy trì “mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp và tiếp tục cố gắng hạn chế gia tăng nhiệt độ tới 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp”. Một cơ chế bị suy yếu do Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2017.
Lần đầu tiên, một giáo hoàng tại COP
Trong khi chờ Tòa thánh chính thức xác nhận, sự hiện diện của một giáo hoàng tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu sẽ là lần đầu tiên. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Đức Phanxicô dự định tham dự một hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khí hậu. Tháng 11 năm 2021, ngài đã lên kế hoạch đi Glasgow, Scotland để tham dự COP26, trước khi phải hủy dù đã chuẩn bị kỹ. Đứng trước sự thất bại như được thông báo trước của cuộc họp, Đức Phanxicô thà rút lui thay vì mạo hiểm đi, bị ban tổ chức đưa ra nhằm che giấu kết quả tồi tệ.
Nhưng lần này, có vẻ như ngài vượt lên những sợ hãi này, vì sự cấp bách của vấn đề với ngài là rất quan trọng. Năm 2015, ngài cũng cảm thấy cấp bách như vậy khi ngài gấp rút công bố thông điệp về sinh thái và xã hội Laudato si’, để thông điệp này được công bố trước hội nghị thượng đỉnh Paris.
Tám năm sau, ngài thực hiện một tính toán tương tự, khi ngày 4 tháng 10 ngài ký tông huấn Laudate Deum về khủng hoảng khí hậu. Trong tông huấn này, ngài kêu gọi một thỏa thuận mang tính đòi hỏi, đồng thời lên tiếng mạnh mẽ chống lại những người hoài nghi về khí hậu và kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động. Dù điều này làm cho một số người công giáo khó chịu, họ đặt câu hỏi về thực tế của biến đổi khí hậu. Cũng chính văn bản này, được công bố vài tuần trước hội nghị khí hậu tiếp theo của Liên hiệp quốc nhằm tăng áp lực lên các cuộc đàm phán, ngày 11 tháng 10, ngài đã trao cho chủ tịch được chỉ định của COP.
Trong tài liệu này, ngài đưa ra một lịch sử đáng kinh ngạc về các hội nghị thượng đỉnh quốc tế này, những thành công và thất bại của chúng, nhưng kết luận, về tổng thể, đây là công cụ ít tệ nhất hiện có của cộng đồng quốc tế để giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu.
Cứu ngôi nhà chung
Ngài viết: “Nói rằng không có gì để hy vọng sẽ là một hành động tự sát, có thể dẫn đến việc đẩy toàn thể nhân loại, đặc biệt là những người nghèo nhất, trước những ảnh hưởng xấu nhất của biến đổi khí hậu,” từ đầu triều của ngài, ngài luôn nhấn mạnh đến việc bảo vệ “ngôi nhà chung”.
Chuyến đi này cũng xác nhận mức độ biến đổi khí hậu là trọng tâm trong các ưu tiên của ngài, ngài sẽ tròn 87 tuổi vào tháng 12 tới. Một người bạn thân của ngài được báo La Croix phỏng vấn gần đây đã phân tích: “Chúng ta đã trải qua mười năm triều của ngài và sức khỏe của ngài đã yếu hơn trước. Ngài nhấn mạnh và tăng các chủ đề quan trọng của ngài.” Trong số đó, sinh thái chắc chắn là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối diện.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch