Châu Phi đối diện với các linh mục đi truyền giáo ở phương Tây không chịu về giáo phận gốc
Đầu tháng 10, hai linh mục Cameroon bị giám mục của họ đình chỉ mục vụ vì không chịu về giáo phận sau khi đi truyền giáo ở Mỹ. Dù không có tính cách hệ thống, nhưng việc các linh mục từ chối không về lại châu Phi không phải là trường hợp cá biệt.
la-croix.com, Lucie Sarr, 2023-10-22
Nhà thờ Buea, phía tây bắc Cameroon. Đầu tháng 10, giám mục Michael Miabesue Bibi đình chỉ mục vụ hai linh mục trong giáo phận của ngài, họ từ chối về giáo phận sau khi kết thúc sứ vụ ở Hoa Kỳ. ALEXIS HUGUET/AFP
Đầu tháng 10, giám mục Miabesue Bibi, giáo phận Buéa, Cameroon, đã đình chỉ mục vụ của hai linh mục. Nguyên nhân? Dù đã nhắc nhở nhiều lần, nhưng hai linh mục được cử đi làm mục vụ Fidei Donum (thông điệp Hồng ân Đức tin) ở giáo phận Charlotte, Hoa Kỳ đã nhập giáo phận này và đảm nhận các chức vụ mới”.
Châu Phi tìm kiếm vị trí của mình trong Giáo hội hoàn vũ
Tình trạng này không phải là chưa từng có. Cách đây vài tuần, linh mục Kennedy Akwo thuộc giáo phận Mamfé, vẫn còn ở Cameroon, đã tuyên bố “từ chức” trên mạng xã hội và quyết định ở lại Hoa Kỳ nơi linh mục được phái đi truyền giáo. Cách đây không lâu, năm 2018, giám mục Ignace Bessi, khi đó là chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Đảo Ngà (Cecci), đã tố cáo hiện tượng “các linh mục không có một ràng buộc nào, đi lang thang ở các giáo phận phương Tây”, ngài lên án việc các linh mục châu Phi từ chối về giáo phận gốc của họ.
Hợp tác truyền giáo
Việc gởi các linh mục đi truyền giáo các nơi trên thế giới bắt nguồn từ thông điệp Fidei donum (1957) của Đức Piô XII. Ngài khuyến khích tình đoàn kết truyền giáo bằng cách gửi các linh mục đến những khu vực thiếu mục tử và tài trợ cho việc truyền giáo ở những khu vực khó khăn. Sáu thập kỷ sau, nhiều linh mục châu Phi được cử đi truyền giáo ở phương Tây như một phần của sự hợp tác truyền giáo giữa hai giáo phận. Chỉ riêng ở Pháp, khoảng 2.500 linh mục từ các giáo phận châu Phi đang đi truyền giáo.
Một khóa Chào mừng để chào đón các linh mục nước ngoài đến Pháp
Các điều khoản trong thỏa thuận truyền giáo giữa các giáo phận châu Phi và phương Tây, liên quan đến việc tiếp nhận các linh mục châu Phi, rất đa dạng. Tổng giám mục Ignace Bessi, giáo phận Korhogo, Bờ Biển Ngà giải thích: “Hiện nay các hợp đồng là ba năm và chỉ gia hạn một lần”. Linh mục được cử đi truyền giáo nhận thù lao ngang với tất cả các linh mục trong giáo phận có cùng trách nhiệm.
Giám mục Bessi giải thích: “Nhưng các giáo phận tiếp nhận trợ cấp cho giáo phận gốc dưới hình thức xin lễ hoặc giúp đỡ các các công việc mục vụ của các giáo phận này. Ngoài ra, đôi khi các linh mục đi truyền giáo được yêu cầu đóng góp một phần tiền lương của mình.”
Trong một bài báo của linh mục Dòng Tên Ludovic Lao động trên trang La Croix Africa đã lên án khía cạnh tài chánh của các trao đổi này, cha lo ngại cho một sự thái quá của một mô hình như vậy, ngài đặt câu hỏi: “Khi tiền bạc đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác truyền giáo thì sẽ có vấn đề nào?” Trong hàng giáo sĩ, việc gởi đi truyền giáo nước ngoài được xem như một đặc quyền mà chỉ một số người được yêu thích mới được hưởng.
“Tôi không đến Pháp để làm giàu”
Tất nhiên, không phải tất cả linh mục được gởi sang phương Tây đều từ chối đi về. Linh mục Adéchina Samson Takpé, giáo phận Dassa-Zoumé ở Benin khẳng định: “Tôi không biết linh mục châu Phi nào đang truyền giáo ở phương Tây không chịu về bất chấp lệnh cấm của giám mục.” Khi làm mục vụ ở Đức từ năm 2017, linh mục đã chống lại “sự khái quát hóa mang tính lạm dụng”.
Linh mục Émile Dione, ngoài 60, người Senegal đi truyền giáo ở Pháp, chỉ biết một người: “Ở Morlaix này, tôi biết trường hợp một linh mục Cameroon đã cắt đứt liên lạc với giáo phận của mình. Khi hết thời hạn, linh mục không về, vì thế đã bị giám mục và giáo phận sở tại xử phạt.”
Linh mục từ các nơi khác đến: lòng biết ơn và thực tại vào giờ kết toán
Với linh mục Dione, việc ở lại Finistère khi hết thời hạn là điều không thể. Linh mục lấy làm buồn: “Tôi không hiểu làm sao các linh mục lại không vâng lời giám mục của mình, phản bội ơn gọi để sống ở phương Tây”, linh mục cho rằng, hành vi này có khả năng làm cho các nhà truyền giáo châu Phi bị kỳ thị. Ngài nói: “Hai năm nữa, tôi sẽ rời Pháp với cùng bộ áo quần, cùng chiếc ba lô, lái cùng chiếc xe cũ. Tôi không đến đây để làm giàu.”
Tại sao lại từ chối đi về?
Theo cha Lado, vấn đề tài chánh là nguyên nhân chính làm cho một số linh mục không trở về: “Điều kiện vật chất của các linh mục châu Phi đi truyền giáo nước ngoài cao hơn các anh em ở lại rất nhiều, điều này tạo nhiều ước muốn”. Giám mục Bessi cũng xác nhận như vậy, ngài thở dài: “Trên thực tế, việc tiếp xúc với phương Tây với vô số dễ dàng tài chánh có thể làm cho tâm hồn họ thay đổi vì họ đã không vững chắc, họ không dựa trên đời sống cầu nguyện, để rồi cuối cùng rơi vào bùa mê của Thần Tài gian ác.”
Các linh mục từ nơi khác đến, ơn gọi ở đây!
Nhưng đây có phải là lý do duy nhất không? Theo cha Vast-Amour Adjobi, đã đi truyền giáo ở Pháp đã 10 năm, tình trạng này nảy sinh khi có sự phản bội lòng tin của linh mục, hoặc thiếu nhân từ hay minh bạch của một trong hai giám mục. Giống như hoàn cảnh linh mục Đảo Ngà đang truyền giáo ở Pháp và xin giấu tên, cha nói: “Trong trường hợp cụ thể của tôi, tôi rất thất vọng với giám mục của mình. Dù thế nào, tôi cũng không có ý định đi về. Nếu cần, tôi sẽ sống không giấy tờ và làm việc bất hợp pháp vì quay về sẽ là điều không tốt cho tôi.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Các linh mục châu Phi ở phương Tây: “Nhiệt tình hay dịch vụ truyền giáo?”