Michel Onfray: “Không có sức mạnh thiêng liêng nào có thể chống lại chủ nghĩa man rợ sắp tới”

96

Michel Onfray: “Không có sức mạnh thiêng liêng nào có thể chống lại chủ nghĩa man rợ sắp tới”

lepoint.fr, Samuel Dufay và Valérie Toranian, 2023-09-02

Triết gia Michel Onfray đưa ra lời cảnh báo chống lại “chủ nghĩa toàn trị lịch sự” đang áp bức chúng ta, dựa trên việc hàng hóa hóa cơ thể và tâm trí.

Thì hiện tại theo Michel Onfray? Một cơn ác mộng xứng đáng với những cơn ác mộng của George Orwell trong tác phẩm 1984 và của  Aldous Huxley trong Điều tốt nhất của các thế giới. Trong một bài tiểu luận rất đen tối, triết gia Michel Onfray đọc lại 1984Le Meilleur des mondes (Điều tốt nhất của các thế giới), những câu chuyện đoán trước của hai tiểu thuyết gia người Anh, để xác định “chủ nghĩa toàn trị” mới đang nhẹ nhàng áp bức chúng ta: hàng hóa hóa cơ thể và tâm trí. Với xác quyết sự tha hóa của chúng ta là không cứu vãn được. Phỏng vấn.

Le Point: Làm thế nào để các xã hội đương đại của chúng ta lại giống như các xã hội đã được dự đoán trong tác phẩm 1984 của George Orwell và Điều tốt nhất của các thế giới của nhà văn Aldous Huxley? 

Michel Onfray: Dưới sự điều khiển của Big Brother (Người Anh cả), ngày nay được thực hiện bằng thuật toán Gafam (Google, Amazon, Facebook ‘Meta’) Apple, Microsoft) với Orwell. Theo chủ nghĩa khoái lạc của người tiêu dùng và của chính phủ bằng ma túy và thuốc an thần trong trường hợp của tác giả Huxley. Chủ nghĩa toàn trị quân sự hóa của xã hội Orwellian đã nhường chỗ cho “chủ nghĩa toàn trị lịch sự” của Huxley. Chế độ độc tài đội mũ bảo hiểm, có vũ trang, ủng của tác giả Trại súc vật, ít nhất là ở châu Âu, đang nhường chỗ cho một chủ nghĩa toàn trị mới tươi cười, lịch sự, thơm tho, tóc tai chải chuốt, hoạt động với các phương pháp thuyết phục, đưa ra quan điểm nhằm tạo ra sự nô lệ tự nguyện của những công dân bị ảnh hưởng bởi việc dùng đến gây nghiện các vật dụng chuyển tiếp là điện thoại di động, công cụ mà đa số giao phó mọi thứ trong đời sống của họ, trở thành một nguồn lợi lớn cho chính trị và kỹ thuật số của các gã khổng lồ Gafam, những người do đó cai trị lương tâm.

Đọc bài của ông, châu Âu Maastrichtian của thế kỷ 19 là một “nhà nước toàn trị” ru ngủ người công dân cậy vào thuyết ưu sinh, vào nghiện ma túy, tình dục, nội dung khiêu dâm, vào màn hình… Ngược lại, đó có phải là không gian tự do chưa từng có trên quy mô Lịch sử không?

Chúng ta có thể im lặng với việc sử dụng rượu, ma túy, nội dung khiêu dâm, màn hình mang tính chính trị góp phần biến người dân Pháp của tổ tiên Michelet thành cộng đồng của Đời đẹp biết bao nếu quả tim muốn như vậy, vì thời đại mà mọi thứ đều là chính trị đã nhường chỗ cho thời điểm mà không còn gì là chính trị nữa, trong khi mọi thứ vẫn như vậy.

Từ đó đến nói về “không gian tự do chưa từng có” do châu Âu Maastrichtian mở ra, chân tay tôi rụng rời! Đúng là tự do chưa từng có, để cho cáo sống trong chuồng gà. Quyền tự do chưa từng có để mua bán trẻ em, thuê tử cung, quyền tự do chưa từng có để sản xuất ra những đứa bé chưa biết chữ nhưng đầu óc đã đầy ý thức hệ ở trường, quyền tự do chưa từng có để sản xuất những sản phẩm văn hóa hạ cấp, thay thế những tác phẩm kinh điển bằng bùa chú, quyền tự do chưa từng có để chết ở phòng cấp cứu hoặc bị từ chối ở đó, quyền tự do chưa từng có để mua thịt đặc biệt nếu có tiền, quyền tự do chưa từng có để chờ 4 tháng mới được chụp quang tuyến khi đã phát hiện ra một khối u sau khi sờ nắn. Trên thực tế, trên quy mô lịch sử, một ngày nào đó chúng ta sẽ nói, đối với hậu duệ, vào thời đó chúng ta đã trải qua một sự thoái lui chưa từng có về các quyền tự do.

Theo ông, chúng ta đang sống trong một “nền dân chủ phi tự do (…), xem lợi nhuận là luật duy nhất, tôn giáo duy nhất”. Sự lựa chọn “bất cứ giá nào” khi đối diện với Covid, những hy sinh cam chịu để bảo vệ những người mong manh nhất, chẳng phải đã cho thấy điều ngược lại đó không?

Sự lựa chọn này là cú thọc bi-da chỉ đánh lừa những người ngây thơ: nó cho phép tổng thống Macron trước tiên chơi con bài Nhà nước bảo trợ trên các phương tiện truyền thông nhằm buộc Pháp mạnh hơn về mặt chính trị đối với Nhà nước Maastrichtian bằng cách làm cho đất nước cam kết lâu dài hơn vì các khoản vay đã ký hợp đồng sẽ phải được hoàn trả. Khoản vay này đã thắt chặt mối ràng buộc của những gì vốn đã bóp nghẹt chúng ta. 

Liệu một quốc gia có chi tiêu công chiếm hơn 58% tài sản quốc gia có thể được cho là tự do về kinh tế như ông thường nói không?

Về mặt hệ tư tưởng, quý vị có quan niệm sai lầm về chủ nghĩa tự do, như thể chúng ta vẫn còn ở thời đại của Mandeville hay Adam Smith vậy! Bàn tay vô hình điều hòa thị trường, lý thuyết nhỏ giọt nhờ đó sự giàu có của người giàu có thể làm giàu cho người nghèo, Truyện ngụ ngôn về loài ong dạy rằng, thói xấu cá nhân làm nên đức hạnh công cộng, chiến tranh không thể xảy ra do tính đô thị của những trao đổi thương mại, như triết gia Montesquieu nói: đây là hệ tư tưởng đã cho thấy sự sai lầm của nó. Chủ nghĩa tự do chỉ tạo ra sự bần cùng hóa.

Đối với châu Âu Maastrichtian, tôi xin nhắc lại, việc ca ngợi “cạnh tranh tự do và không bị bóp méo” vốn là luật ở Pháp còn lâu mới được cho phép ở nhà nước Xô Viết, như một số người theo chủ nghĩa tự do thường nói. 

Với ông, cánh tả là “phản kháng lại với việc vật thể hóa thế giới”. Làm thế nào để ông giải thích nó đã phản bội nhiệm vụ này đến mức này?

Bởi vì nó đã thất bại hai lần: lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 3 năm 1983, khi cố tổng thống Mitterrand lưu ý rằng ông không biết cách quản lý cánh tả ở Pháp sau khi trở thành Tổng thống nước Cộng hòa và rằng ông đã mở một dấu ngoặc đơn tự do không khác gì việc áp dụng chính sách Chương trình Chủ nghĩa Châu Âu tự do của Giscard, một dấu ngoặc đơn không bao giờ đóng lại; lần thứ hai với sự sụp đổ của Đế chế Xô Viết ngày 26 tháng 12 năm 1991, làm cho Đảng Cộng sản Pháp do ông Gros-Jean dẫn đầu. Dân chủ-xã hội và chủ nghĩa cộng sản Pháp thấy mình thiếu ý tưởng. Không có người xã hội chủ nghĩa nào, không người cộng sản nào có khả năng đề xuất một hệ tư tưởng thay thế. Để được dễ dàng, thỏa mãn với việc thực thi quyền lực và muốn ở lại đó, họ đã chọn chìa khóa trao tay cho hệ tư tưởng wokist, để được xem là cánh tả như trong khuôn viên các trường đại học ở Mỹ. Nhờ hệ tư tưởng thay thế này, cánh tả đã có thể duy trì quyền lực với sự đồng lõa của cánh hữu mà về cơ bản vẫn nghĩ như vậy, cho đến ngày nay – kể cả tổng thống Macron.

Bài viết của ông cực kỳ đen tối. Mọi thứ có thực sự tốt hơn trước đây không?

Trước hết, tôi chưa bao giờ nghĩ, nói hay viết rằng trước đây mọi thứ thực sự tốt hơn, đó chỉ là bức tranh biếm họa buộc tôi phải nói như vậy.

Điều đó không ngăn tôi nghĩ có những điều trước đây quả thực đã tốt hơn: rằng một đứa con của một công nhân nông nghiệp và một bà lao công như tôi có thể sống được nhờ vào trường nhà nước, trong khi bây giờ không còn có thể được đối với một đứa trẻ xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn, đúng, trước đây khá hơn. Bệnh nhân có thể được điều trị ngay khi họ đến bệnh viện, dù họ ở địa vị xã hội nào, đúng, điều này trước đây tốt hơn. Sự kỳ thị đồng tính, chế độ dân chủ, chủ nghĩa khinh thường phụ nữ, chủ nghĩa bài do thái đã bị hình sự hóa hoàn toàn trong khi ngày nay, dưới vỏ bọc tôn giáo, chúng ta dung túng những điều này, đúng, trước đây tốt hơn. v.v.

Là tác giả của Luận thuyết về vô thần học năm 2005 (Traité d’athéologie), hôm nay ông tiếc cho sự suy tàn của văn minh do thái-kitô giáo. Ông có thay đổi không? Vì sao?

Chúng ta có thể phân biệt tôn giáo kitô giáo với văn minh kitô giáo! Nói đơn giản hơn: chúng ta không cần phải tin Mẹ Maria là trinh nữ dù Mẹ cảm hứng để chúng ta thích các bài cantata của nhạc sĩ Bach hay tranh của họa sĩ Rembrandt.

Tôi thay đổi rất ít nên tôi vừa viết xong quyển sách có tựa đề Lý thuyết về Chúa Giêsu (Théorie de Jésus) cố gắng chứng minh rằng Chúa Giêsu không tồn tại trong lịch sử, và một quyển sách khác sắp xuất bản có tựa đề Kiên nhẫn trong đống đổ nát (Patience dans les ruines) mời gọi đồng hành với những người bảo vệ văn minh do thái-kitô giáo bị tấn công từ mọi phía. 

Liệu sự lôi cuốn của hồi giáo có thể hiện sự phản kháng với quá trình hàng hóa hóa thế giới mà ông lên án không?

Quý vị đang nói về đạo hồi nào? Từ những kẻ buôn bán ma túy ở ngoại ô, từ những người bài do thái và kỳ thị đồng tính, từ những kẻ bênh vực thói bắt nạt vợ và khinh thường phụ nữ, hay của người tỉnh ngộ và khoan dung, của các giáo sĩ ở Bordeaux và Drancy? Của vua Ma-rốc, một ông vua đã phương Tây hóa, hay của Taliban, thời trung cổ? Của Tổ chức Anh em Hồi giáo hay của Malek Chebel quá cố? Kinh Koran cấm cho vay nặng lãi có trong khoảng mười câu trong toàn kinh. Kết quả là, nó phải tạo một phê phán thực sự với chủ nghĩa tư bản tự do. Nhưng chủ nghĩa tự do không làm phiền họ…

Những lãnh thổ bị mất của nước Pháp thể hiện chủ nghĩa tự do ở dạng thuần túy nhất: thị trường làm ra luật pháp, đạo đức không tồn tại, chỉ có kinh doanh là quan trọng. Lợi nhuận và lợi nhuận đi trước, quản lý theo sau…

Ông cho rằng các quốc gia sẽ bị diệt vong ở châu Âu của Maastricht. Có phải trào lưu “chủ nghĩa dân túy”, từ Brexit ở Anh đến chiến thắng của bà Giorgia Meloni, thủ tướng Ý là sự trỗi dậy của các quốc gia không?

Chủ nghĩa dân túy là sự xúc phạm mà những kẻ diệt chủng dân túy dùng để chống lại những người dân chủ khi họ nhắc nhở, dân chủ là sức mạnh của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân. Ví dụ, khi chính phủ đưa ra kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm 2005 chống lại hiệp ước châu Âu và yêu cầu đa số Quốc hội Maastricht bỏ phiếu chống lại cuộc bỏ phiếu của người dân năm 2008 với Hiệp ước Lisbon, chúng ta bước vào một kỷ nguyên phi tự do. Tôi không thấy có sự gia tăng các quốc gia, tôi thấy các chính trị gia quan tâm đến những người nắm quyền.

Có phải sự kháng cự đáng kinh ngạc của Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga là bằng chứng cho tình cảm yêu nước bền bỉ và khát vọng dân chủ trên lục địa châu Âu đó không?

Đây là bằng chứng cho thấy dân tộc chống lại Đế quốc, chủ nghĩa dân tộc chống lại chủ nghĩa đế quốc, là một điều tuyệt vời ở Ukraine – cũng như mọi nơi khác, bao gồm cả Pháp.

Vì thế chủ nghĩa dân tộc không phải là chiến tranh, như người ta lặp lại một cách ngu ngốc câu thô tục của cựu tổng thống Pháp Mitterrand khởi xướng ở Bundestag, mà là phản ứng trước các hoạt động của chủ nghĩa đế quốc vốn giả định trước mong muốn chinh phục những không gian mới, những quốc gia mới. Nhà nước Maastrichtian là đế quốc.

Ông nhấn mạnh vào vai trò thiết yếu của Hoa Kỳ trong việc xây dựng một “nhà nước tổng thể” sắp loan báo. Còn Trung Quốc, nơi xã hội giám sát là một thực tế và đang chuẩn bị nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới thì sao? Cuộc đấu tranh của ông có quá trễ không?

Chủ nghĩa đế quốc đứng về phía Mỹ, nó nằm trong DNA của họ từ nạn diệt chủng người Mỹ bản địa cho đến việc họ dính líu đến Ukraine. Tôi không biết trong đầu người Trung Quốc có chủ nghĩa đế quốc tư tưởng toàn cầu không. Họ buôn bán và các Quốc gia yếu kém, trong đó có Pháp để họ làm… nhân danh chủ nghĩa tự do!

Hơn nữa, nếu quý vị muốn đi trước một bước, quý vị có thể tưởng tượng, cuộc cách mạng hành tinh thực sự không chỉ đơn giản là kinh tế mà còn mang chủ thuyết siêu việt hóa con người và rằng, trong bí mật, người Trung Quốc đang thực hiện dự án này, giống như người Mỹ ở bờ biển phía tây. Cuộc chiến để trì hoãn là cuộc chiến của những người theo chủ nghĩa tự do, những người không thể nhìn xa hơn ngoài mục đích cuối cùng của hệ tư tưởng của họ. 

Liệu tình cảm yêu thương có thể tồn tại trước “chủ nghĩa hư vô xác thịt”, được công nghệ kỹ thuật số yêu chuộng như ông đề cập đến không?

Tình cảm tự nhiên này không thể tách rời khỏi cấu trúc xã hội. Trong thời gian, chúng ta không còn yêu thương như thời Trung Cổ, như thế kỷ 18; trong không gian, chúng ta không yêu ở ngôi làng nông thôn và ở quận 6 của Paris giống nhau, ở vùng nông thôn Trung quốc và các siêu đô thị trên thế giới. Cuộc cách mạng kỹ thuật số, dự án chủ thuyết siêu việt hóa con người, sự kết thúc của do do thái-kitô giáo, sự xuất hiện của chủ nghĩa hư vô đồng bản chất với nó, tất cả những điều này đang làm xáo trộn các quân bài. Tình yêu bây giờ phải tính đến cái ảo. Nó sẽ cứu các cá nhân, như trong tác phẩm 1984 và Điều tốt nhất cho các thế giới, nhưng không phải xã hội hay nền văn minh.

Nếu động lực chết chóc hướng dẫn tiến trình trí tuệ nhân tạo, nó sẽ tạo ra những tác động hủy diệt đáng kinh ngạc.

Trí tuệ nhân tạo chỉ là mối đe dọa đối với nhân loại hay nó có thể là nguồn lợi ích?

Trí tuệ nhân tạo có thể làm một số việc nào đó tốt hơn con người: như  đọc hàng triệu ảnh quang tuyến trong thời gian kỷ lục và so sánh chúng để có được kết quả chẩn đoán tốt hơn so với chẩn đoán do con người làm và một số công việc khác tốt hơn nếu động lực sống quản trị việc sử dụng nó. Nếu động lực chết hướng dẫn tiến trình của nó, thì nó sẽ tạo ra những tác động hủy diệt đáng kinh ngạc. Đó là cuộc đấu tranh vĩnh viễn giữa thiện và ác: bản chất con người, cái tốt là thiểu số và ngoại lệ…

Trớ trêu thay, ông lại dành tặng tác phẩm này cho tổng thống Emmanuel Macron, “diễn viên vĩ đại của điều tốt nhất của các thế giới”. Ngược lại, tổng thống Macron có phải là tổng thống khá cổ điển, thậm chí hơi lỗi thời đó sao?

Cổ điển, đúng, vì ông là một phần của dòng dõi của cố tổng thống Pompidou, dòng dõi không chừa nguyên thủ quốc gia nào kể từ khi đại tướng De Gaulle qua đời, cả cánh hữu lẫn cánh tả.

Nhưng đồng ý, chúng ta sẽ vô ích tìm kiếm thứ gì đó mang tính xã hội ở Pompidou, trong khi nó đáp ứng hai nhiệm vụ của Macron. Một tổng thống Pháp khẳng định, không có văn hóa Pháp không lỗi thời cũng không cổ điển, ông dùng ngôn ngữ của những kẻ man rợ. Và đây là lần đầu tiên… Vì thế đó là cách tôi mỉa mai tặng. 

Đứng trước quá trình hàng hóa hóa tổng quát này, một bộc phát liệu có thể bắt đầu hay đã quá muộn?

Thực sự là đã quá muộn. Cánh tả đã chuyển sang phe của chủ nghĩa tự do bằng cách đóng vai những kẻ ngốc hữu ích trên thị trường. Ba tôn giáo đơn thần lớn ít nhiều đều tuân theo những logic này. Không có sức mạnh thiêng liêng nào có thể chống lại sự man rợ sắp xảy ra này. Cũng không có đạo đức nào có thể chống lại. Nền văn minh do thái-kitô giáo đã có thời của nó, hai ngàn năm đã là một thời gian dài. Những người phản kháng duy nhất đã phản kháng nhờ đức tính khắc kỷ. Nhưng làn sóng những kẻ gian ác đang ập đến với chúng ta.

Sự Tôn sùng và Hàng hóa (Le Fétiche et la Marchandise, Michel Onfray, nxb. Bouquins)

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch