Nhà thơ Michiel Bakker viết bài hát về trận hồng thủy hiện đại: “Những ngày thời ông Nô-ê sắp đến”

45

Nhà thơ Michiel Bakker viết bài hát về trận hồng thủy hiện đại: “Những ngày thời ông Nô-ê sắp đến”

Nhà thơ Michiel Bakker nhận thấy những điểm tương đồng giữa thời ông Nô-ê và thời chúng ta. Nhà thơ viết một bài hát và có thông điệp dành cho những ai suy nghĩ: sau tôi, ai bị lụt thì kệ. Nhưng, lũ lụt này đang đến, chúng ta đã chuẩn bị chưa?

nd.nl/nieuws, Carin Slotboom, 2023-09-06

Nhà thơ Michiel Bakker: “Dù những con đê của chúng ta vững, nhưng cuối cùng chúng ta cũng bị nạn.” Hình ảnh Daisy Ranoe

Nhà thơ nghĩ: “Đã có một câu chuyện rồi, tôi chỉ cần viết lại nó.” Ông muốn nói đến câu chuyện ông Nô-ê và trận hồng thủy trong Cựu ước. Nhà triết học và nhà thơ nhận thấy những điểm tương đồng giữa thời của người đóng tàu Nô-ê và thời đại chúng ta, ông viết một bài hát về thời đó. Bài hát “Những ngày Nô-ê sắp đến” phát hành tuần này có châm ngôn: “Bài hát mới cho trái đất cũ, bài hát cũ cho thời đại mới”.

Những ngày thời ông Nô-ê mà Chúa Giêsu nói đến trong đoạn 24 phúc âm Thánh Mattêô khi Ngài đề cập đến Con Người sắp ngự đến. Người ta ăn uống, cưới hỏi như không có chuyện gì xảy ra cho đến khi lũ cuốn trôi tất cả. Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại đó, thi sĩ Bakker nói: “Tôi thường nghĩ: làm sao chúng ta có thể không sống vội vã? Trong 50 năm qua, chúng ta đã biết chúng ta sống quá đông đúc và hậu quả ngày càng rõ. Chúng ta đã thấy hạn hán và lở đất.

Việc chúng ta không quan tâm nhiều có thể được giải thích về mặt tâm lý, nhưng ở mức độ hiện hữu sâu đậm hơn thì điều này là không thể hiểu được. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta trải qua chuyện này. Ngay cả thời ông Nô-ê, người ta đã nhẹ nhàng chế nhạo ông khi nghe ông cảnh cáo sắp có hồng thủy. Họ xem nhẹ cảnh cáo. Câu chuyện Cựu ước rất phù hợp với thời chúng ta bây giờ.

Sức mạnh của thơ

Chúng ta có thể thảo luận về cuộc khủng hoảng khí hậu và cách giải quyết nó, nhưng nhà thơ Bakker không tin mọi người sẽ tin vào những lập luận. Cho dù lý lẽ hay lập luận của chúng ta có mạnh đến đâu thì luôn có một lập luận này thuyết phục hơn lập luận kia. Có một làn sóng tiềm ẩn bên trong chúng ta mà lý trí không thể kiểm soát được. Thơ nói với chúng ta theo một cách khác. Trong khuôn khổ của một bài hát, chúng ta có thể nói một điều gì đó chỉ bằng vài câu đơn giản để nó có sức thuyết phục hơn so với việc đưa ra một lập luận đầy đủ.

Nhà thơ vừa phát hành album “Zes Liedjes” đầu năm nay, ông hy vọng bài hát của ông sẽ chất vấn người nghe và họ sẽ hành động. Ông hát: “Chúng ta sẽ thấy khi đập bị vỡ.” Đặc biệt đề cập đến nguồn gốc Zealand của ông: “Trận lũ lụt thảm khốc năm 1953 đã khắc sâu trong ký ức chung của người dân Zealand. Một số người vẫn còn nhớ cảm giác khi dòng nước hủy diệt ập đến. Dù những con đập của chúng ta kiên cố tới đâu, cuối cùng chúng ta cũng bị nạn. Những khu vực nghèo nhất thế giới bị ảnh hưởng trước chúng ta và nó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta.

Từ ngữ sẽ không bao giờ có thể nắm bắt được toàn bộ cuộc khủng hoảng khí hậu. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là đặt tên cho một điều gì đó, và bắt đầu thực hiện nó.

Bakker lớn lên theo phong cách Cải cách tin lành và thường lấy cảm hứng từ các văn bản Kinh thánh cho các tác phẩm của ông, nhưng ông không cho mình là tín hữu kitô nữa. Vì thế ông thường có quan điểm khác với gia đình Zealand của ông, nhưng ông có thể nói về biến đổi khí hậu với họ. Ông nói: “Điểm xuất phát của chúng tôi thường khác nhau, nhưng chính trong lĩnh vực này mà chúng tôi dễ gặp nhau. Chẳng hạn gần đây anh tôi nói: ‘Chúng ta cần phải chấp nhận sự thật là chúng ta không hiểu rõ bằng cha mẹ mình’”. Vậy, tôi có thể chấp nhận tôi. Tôi cố gắng sống tốt nhất có thể trong những giới hạn của hành tinh.

Tuy nhiên, tôi không đồng ý với quan điểm của gia đình về biến đổi khí hậu. Ví dụ: tôi sẽ tham gia cuộc biểu tình Cuộc nổi dậy tuyệt chủng trên đường A12 vào ngày thứ bảy, dù tôi được nuôi dạy phải tuân theo chính phủ và việc phản đối sẽ không phù hợp với điều này. Dù sao thì tôi cũng sẽ đi, vì thật không may, việc lên tiếng sẽ không làm thay đổi, nhưng tôi nghĩ việc phản đối sẽ có tác dụng.

Sau tôi nếu có lũ lụt thì cũng kệ

Nhà thơ Bakker tin vào sức mạnh kết nối và tác động của ngôn ngữ, dù ông nghĩ nó không phổ biến: “Từ ngữ sẽ không bao giờ có thể diễn tả hết toàn bộ cuộc khủng hoảng khí hậu. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là đặt tên cho một điều gì đó và bắt đầu thực hiện nó. Lũ lụt đang đến. Nhưng chúng ta đã chuẩn bị chưa, chúng ta đã thích nghi với thực tế mới chưa? Chẳng hạn, chúng ta có sẵn sàng sống ở một châu Âu khi ở đó các chính sách biên giới sẽ trở nên tồi tệ hơn tình trạng hiện nay?

Nhà thơ Michiel Bakker có một thông điệp dành cho những ai suy nghĩ, sau tôi thì mặc cho lũ lụt đến, nó sẽ không còn xảy ra cho chúng ta nữa. “Bạn có bao giờ bị lụt chưa? Nếu rồi, bạn nên nói khác đi. Và quan trọng hơn: liệu bạn có còn ở đây sau trận lũ lụt này không? Nó sẽ không chỉ bắt đầu vào ngày thứ năm trong tuần mà, mà đã bắt đầu.”

Ba khổ thơ cuối của bài hát “Những ngày thời ông Nô-ê sắp đến”, được xuất bản dưới nghệ danh J.M. Baccus

Hẹn gặp nhau những ngày ông Nô-ê.
Có lẽ bạn đã hy vọng điều ngược lại
nhưng hy vọng mang lại sự sống và cuộc sống là một cái gì đó
mà không vị thần nào của bạn bán.
Có lẽ giấc mơ đã xa rồi
nhưng bên ngoài, có một bằng chứng hoàn toàn mới
vì đêm nay chim đang hót
bài thánh vịnh của băng tan.
Hẹn gặp nhau những ngày ông Nô-ê.
Tên trộm không buồn hóa trang
Vì thế dù bạn có chờ tên trộm trong đêm bao lâu đi chăng nữa,
bạn biết – tên trộm sẽ đến.

Marta An Nguyễn dịch