Đức Phanxicô: nhà cách mạng ở Vatican
Ngày hôm sau ngày được bầu chọn 13 tháng 3 năm 2013, Đức Phanxicô về lại Nhà Thánh Marta để tự trả tiền phòng trong những ngày ngài ở đây trước mật nghị.
lepoint.fr, Jérôme Cordelier, 2023-09-08
Nhà báo Jean-Marie Guénois kể câu chuyện nội bộ về triều giáo hoàng rất chính trị của Đức Jorge Bergoglio. Thật ngạc nhiên.
“Ngài đi như người nông dân.” Lời nói khiếm nhã của một hồng y chống Đức Phanxicô nói lên rất nhiều điều về con đường thập giá mà giáo hoàng Argentina gần gũi với người dân này đã chịu đựng, kế vị của một Đức Bênêđíctô XVI tế nhị. Đức Jorge Bergoglio bị những kẻ gièm pha chĩa mũi dùi nhưng ngài vẫn lèo lái con thuyền của ngài, “con thuyền Thánh Phêrô” như Đức Joseph Ratzinger từng nói, trong vùng biển nhiều song ba bảo táp dữ dội.
Giáo hoàng đầu tiên không phải người châu Âu này không phải lúc nào cũng được hiểu rõ, nhưng kể từ khi ngài được bầu ngày 13 tháng 3 năm 2013, ngài ở trong quá trình cải cách sâu sắc Giáo hội công giáo. Nếu dựa vào tựa đề quyển sách của nhà báo Jean-Marie Guénois thì chính ngài là cuộc cách mạng, nhà báo phụ trách chuyên mục “tôn giáo” của tờ Le Figaro, một trong những người sành sỏi nhất về đạo công giáo đương thời và là một trong những nhà quan sát am tường nhất về triều giáo hoàng Phanxicô. Đó là câu chuyện bên trong, hấp dẫn, vì qua ngòi bút sống động và mô phạm, ông đưa độc giả vào những khúc mắc bí mật của Vatican, mà nhà báo tinh tế này mời họ khám phá, không phải kiểu hào nhoáng hay kiểu ba phải. Không nhượng bộ, ông mô tả một giáo hoàng vừa rất thiêng liêng – dĩ nhiên – nhưng nhất là chính trị, một lãnh vực trong cương vị một tu sĩ Dòng Tên, ngài rất giỏi, tác giả giải mã những dòng chính của một triều giáo hoàng thường bị chỉ trích và không phải lúc nào cũng có thể hiểu được, khi đằng sau hậu trường là thời gian kế vị đang đến gần.
“Cải cách bình đẳng”. Theo tác giả, Đức Jorge Bergoglio là tổng tư lệnh của một “kiểu Chiến tranh Trăm năm”, đối diện với sự suy tàn mà Giáo hội công giáo đã bước vào từ thế kỷ 20 và càng trở nên trầm trọng hơn với các vụ bê bối tình dục và tài chính hiện nay. Chính giáo hoàng của “cải cách bình đẳng” là người đã đặt chính quyền của Giáo hội theo phương thức chiều ngang, dựa vào các hội đồng giám mục và làm giảm quyền lực theo phương thức chiều dọc của một giáo triều la-mã cực mạnh, quản trị bởi các giám chức người Ý, dĩ nhiên có hiệu quả nhưng quá dư, quá cứng nhắc và bị tác hại bởi các đặc quyền.
Một ông chủ đôi khi tức giận, đương đầu với các hồng y mà ngài chỉ trích họ là những người theo thói thời thượng, dù phải duy trì sự khiếp sợ giữa họ và nhân lên những sự sỉ nhục, đặt các người ở cấp cao và cấp dưới ngang hàng, sự việc được kể theo quan điểm của nhà báo Guénois. Tóm lại, “người Argentina nhạy cảm”, với cách nói chuyện thân tình dễ dàng, lối sống giản dị, sẽ cứu Vatican khỏi bị đất đá tê cứng bao quanh – vì thế tác giả nhắc lại, chính Đức Gioan-Phaolô II gần đây là người đã bỏ chiếc ghế khiêng giáo hoàng. Hào nhoáng bên ngoài không làm khuất sứ mệnh. Giống như mọi tín hữu kitô, tác giả nhấn mạnh trước hết giáo hoàng là “người đi tìm nước Chúa” và trên hết sức mạnh của ngài được nuôi dưỡng hằng ngày bằng đời sống nội tâm, với những giờ cầu nguyện lâu dài.
Tự do. Giáo hoàng 86 tuổi, sinh tại Buenos Aires ở khu phố bình dân trong gia đình người Ý nhập cư. Theo tác giả, ở cấp độ địa chính trị, ngài là người khởi xướng “cuộc cách mạng của tình anh em” với người hồi giáo (đặc biệt qua tình bạn của ngài với Sheikh Ahmed el-Tayeb, lãnh đạo Viện hồi giáo Al-Azhar ở Cairo, người có thẩm quyền tinh thần lớn nhất của người Sunni), với người di cư, người nghèo, và những người bị loại trừ bằng cách hướng dẫn triều của ngài chống lại “sự thờ ơ toàn cầu”.
Nhưng chính trị gia Bergoglio cũng là người mang lại “cách mạng tự do”, gắng sức giải thoát giáo dân khỏi sự đạo đức quá mức, khỏi những điều cấm đoán, cố gắng mở rộng quyền lãnh đạo Giáo hội cho phụ nữ – ngài vẫn còn một con đường dài trước mặt phải đi… – cho cộng đoàn giáo dân của những người ly dị và tái hôn, đến cả những người đồng tính – chúng ta đều nhớ câu nổi tiếng của ngài “Tôi là ai mà phán xét.” Tự do, bình đẳng, bác ái. Theo nhận xét đắn đo của nhà báo Jean-Marie Guénois, “tự do, bình đẳng, bác ái” đã hướng dẫn cuộc cách mạng của Đức Bergoglio. Vẫn còn xem liệu “tự do, bình đẳng, bác ái” có mang đến tiến bộ đáng kể ở thượng hội đồng giám mục về tương lai của Giáo hội, rất được mong đợi sẽ tổ chức tại Rôma vào tháng 10 này hay không.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nhà báo Jean-Marie Guénois của Le Figaro và là nhà quan sát Vatican từ nhiều thập kỷ, ông tìm cách đào sâu nhân cách của giáo hoàng trong quyển sách mới của ông, “Giáo hoàng Phanxicô. Cuộc cách mạng” (Pape François. La révolution, nxb, Gallimard).
“Đam mê Thiên Chúa, khôn ngoan và có đầu óc chính trị xuất sắc”: Đức Phanxicô, giáo hoàng cách mạng
Nhà báo Jean-Marie Guénois: “Đức Phanxicô rất can đảm trong việc lãnh đạo Giáo hội”