Đức Phanxicô lên án một Giáo hội công giáo “phản động” ở Hoa Kỳ

190

Đức Phanxicô lên án một Giáo hội công giáo “phản động” ở Hoa Kỳ

Đức Phanxicô trong buổi nói chuyện với các tu sĩ Dòng Tên ngày 5 tháng 8 nhân Ngày Thế Giới Trẻ Lisbon

challenges.fr, Philip Pullella, 2023-08-28

Đức Phanxicô lên án một Giáo hội công giáo “phản động” ở Hoa Kỳ, nơi mà trong một số trường hợp, hệ tư tưởng chính trị chiêm ưu tiên hơn đức tin. Ngài đưa ra nhận xét này ngày 5 tháng 8 trong cuộc gặp riêng ở Lisbon với các tu sĩ Dòng Tên nhân Ngày Thế Giới Trẻ Lisbon, nhận xét này được đăng ngày thứ hai 28 tháng 8 trên tạp chí Văn minh Công giáo của Dòng Tên.

Kể từ khi được bầu làm giáo hoàng cách đây mười năm, Đức Phanxicô bị các người bảo thủ của Giáo hội Hoa Kỳ chỉ trích, họ phản đối những cải cách như trao vai trò lớn hơn cho giáo dân và phụ nữ, hoặc mong muốn làm cho Giáo hội trở nên thân thiện hơn và ít đạo đức hơn với một số nhóm người nào đó, đặc biệt là với người LGBT.

Trong buổi nói chuyện hỏi-trả lời, một linh mục Dòng Tên Bồ Đào Nha nhận xét trong chuyến đi Mỹ, ông rất buồn lòng trước việc nhiều người công giáo, kể cả một số giám mục đã có thái độ thù nghịch với guồng máy quản trị của giáo hoàng.

Đức Phanxicô trả lời: “Cha thấy đó, tình hình ở Hoa Kỳ không hề dễ dàng: có một thái độ phản động rất mạnh, được tổ chức và định hình sự thuộc về của mọi người, ngay cả ở mức độ cảm xúc.”

Những người bảo thủ tôn giáo ở Hoa Kỳ thường hợp tác với các phương tiện truyền thông có liên kết chính trị để chỉ trích giáo hoàng về một số vấn đề như biến đổi khí hậu, nhập cư, công bằng xã hội, lời kêu gọi kiểm soát súng và phản đối án tử hình của ngài. Ngài nói: “Cha đã đến Hoa Kỳ và cha thấy có một bầu khí khép kín. Đúng, bầu khí này có thể được cảm nhận trong một số tình huống nào đó. Ở đó người ta có thể đánh mất truyền thống chân chính và chuyển sang các hệ tư tưởng để được hỗ trợ. Nói cách khác, hệ tư tưởng thay thế đức tin, tư cách thành viên trong một khu vực của Giáo hội thay thế tư cách thành viên trong Giáo hội.”

Theo ngài, những người chỉ trích ngài phải hiểu, “có một tiến hóa thích hợp trong việc hiểu các vấn đề đức tin, luân lý và việc nhìn về quá khứ là vô ích”.

Ngài lấy ví dụ về sự khoan dung của một số giáo hoàng cách đây nhiều thế kỷ với chế độ nô lệ và sự tiến hóa của Giáo hội kể từ đó.

Trong phần giới thiệu quyển sách xuất bản gần đây của hồng y người Mỹ Raymond Burke, ông là một trong những người Mỹ chỉ trích giáo hoàng nặng nề nhất, ông cho rằng thượng hội đồng giám mục sẽ triệu tập vào tháng 10 sắp tới có nguy cơ “gieo rắc sự nhầm lẫn, sai sót và chia rẽ”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch