Khi Vatican nhúng tay vào trí tuệ nhân tạo

159

Khi Vatican nhúng tay vào trí tuệ nhân tạo

Vào cuối tháng 2, Học viện Giáo hoàng về Sự sống đã đưa ra “Lời kêu gọi từ Rôma về trí tuệ nhân tạo có đạo đức” được các công ty IBM và Microsoft ký kết.

la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, 2023-03-30

Vậy Vatican đang làm gì trong công việc này? Và còn nhiều hơn nữa, Học viện Giáo hoàng về Sự sống, cơ quan đứng ra tổ chức hội thảo chuyên đề, thường tập trung vào các tranh luận liên quan đến sự khởi đầu và kết thúc của cuộc sống sẽ làm gì?

Halinska Anna/ – stock.adobe.com

Thoạt nhìn, sáng kiến này ít nhất cũng tạo ngạc nhiên. Được công bố ngày 28 tháng 2 tại dinh Nervi, trung tâm Vatican. Tòa nhà chứa phòng hội nghị, một loại giảng đường nơi các giám mục trên toàn thế giới gặp nhau ở các thượng hội đồng do giáo hoàng triệu tập. Nhưng các thành viên của hệ thống cấp bậc công giáo không tụ tập ở đây ngày hôm đó. Nhưng là các lãnh đạo các công ty kỹ thuật số lớn nhất, như IBM và Microsoft. Trong chương trình của ngày này, một hội thảo chuyên đề về trí tuệ nhân tạo với tiêu đề gợi nhiều liên tưởng: “Thuật toán ‘tốt’ là gì?” Vatican và trí tuệ nhân tạo? Nhưng Vatican đang làm gì trong việc này? Và còn nhiều hơn nữa, Học viện Giáo hoàng về Sự sống, cơ quan tổ chức hội thảo chuyên đề, và thường tập trung vào các cuộc tranh luận liên quan đến sự khởi đầu và kết thúc sự sống sẽ làm gì?

Trên thực tế, vấn đề là ấn định ngày bằng cách ban hành – và đã ký – một “lời kêu gọi từ Rôma về một trí tuệ nhân tạo có đạo đức”. Một văn bản ngắn gọn nhưng đầy tham vọng, nhằm mục đích không gì khác hơn là xác định cách sử dụng thuật toán “đúng đắn”, được củng cố bởi một số nguyên tắc: minh bạch, hòa nhập, trách nhiệm, không thiên vị, đáng tin cậy, bảo mật và tôn trọng quyền riêng tư. Các giá trị thiết yếu để trí tuệ nhân tạo đại diện cho một sự “tiến bộ thực sự, phục vụ lợi ích chung, không có bất kỳ phân biệt đối xử nào” và lâu bền theo quan điểm sinh thái.

Và đây không phải là ít nghịch lý khi Vatican tham dự vào lãnh vực này ngay cả khi các câu hỏi đạo đức về trí tuệ nhân tạo chỉ mới ở bước đầu. Dĩ nhiên các suy nghĩ đã có. Bằng chứng là báo cáo Cnil được công bố cách đây vài tháng cũng như sự hiện diện trong dự thảo sửa đổi luật đạo đức sinh học của một “đảm bảo nhân bản” cho phép các bác sĩ thường xuyên kiểm tra các chẩn đoán do thuật toán đưa ra.

Tuy nhiên, thường thường, và khi các quyển sách về chủ đề này ngày càng nhiều trên quầy các tiệm sách, đạo đức dường như chỉ chuyện phụ. Tháng 3 năm 2018, một báo cáo của nghị sĩ và là nhà toán học Cédric Villani, lúc đó là thành viên của LREM soạn thảo có tựa đề “Mang một ý nghĩa đến cho trí tuệ nhân tạo”, chỉ đề cập đến các câu hỏi đạo đức.

“Trí thông minh nhân tạo sẽ biến đổi một số lớn nghề”

Còn sách trắng về trí tuệ nhân tạo do Ủy ban châu Âu xuất bản trong những ngày gần đây, tiếp thu các khuyến nghị từ một nhóm chuyên gia ban hành năm 2019. Và tại Pháp, Ủy ban Đạo đức Tư vấn Quốc gia (CCNE) vừa thành lập một ủy ban kỹ thuật số cụ thể. Và với tất cả họ, câu hỏi được đặt ra thực sự là câu hỏi được kiểm tra tại dinh Nervi: thuật toán tốt là gì? Thành thật mà nói, có một nhu cầu cấp thiết để cung cấp một số câu trả lời. Bởi vì nếu sự suy nghĩ chỉ mới bắt đầu, thì các nhà công nghiệp, họ không chờ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

CatéGPT, trí tuệ nhân tạo phục vụ Giáo hội

Laurent Alexandre: “Trí tuệ nhân tạo là một thay đổi văn minh mà chúng ta không tiên liệu được nó sắp đến”

Các trường đại học công giáo thúc đẩy để có một đạo đức cho trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo phục vụ truyền giáo?

Trí tuệ nhân tạo dưới mắt của linh mục Paolo Benanti Dòng Ba Phanxicô

Trí tuệ nhân tạo sẽ là chủ đề của Thông điệp hòa bình