Các trường đại học công giáo thúc đẩy để có một đạo đức cho trí tuệ nhân tạo  

64

Các trường đại học công giáo thúc đẩy để có một đạo đức cho trí tuệ nhân tạo

Tám trường đại học công giáo trên toàn cầu đã kết thúc một hội nghị kéo dài hai ngày ở Milan trong mục đích phát triển một chiến lược 5 năm để giáo dục giới trẻ và theo đuổi nghiên cứu về tác động xã hội của trí tuệ nhân tạo.

Giáo sư Marco Carlo Passarotti phát biểu tại hội thảo AI ở Milan

vaticannews.va, Devin Watkins, 2023-07-18

Mạng lưới quốc tế SACRU (Liên minh Chiến lược của các trường Đại học Nghiên cứu Công giáo, Strategic Alliance of Catholic Research Universities) đã tổ chức một hội thảo khoa học kéo dài hai ngày tại Đại học công giáo Thánh Tâm ở thành phố Milan nước Ý.

Hơn 80 giáo sư và nhà nghiên cứu từ tám trường đại học công giáo ở Chi-lê, Tây Ban Nha, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Brazil và Tây Ban Nha đã gặp nhau để thảo luận về những thách thức và cơ hội do những tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại.

Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và nhân văn đã tham dự hội nghị có chủ đề “Tương lai của các trường đại học công giáo trong thời đại AI”.

 Kết thúc sự phân chia giữa khoa học và khoa học nhân văn

Trong các cuộc thảo luận khác nhau trong các ngày 13-14 tháng 7, các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận, A.I. sẽ dẫn đến sự chồng chéo đa ngành giữa khoa học cứng và khoa học xã hội.

Giáo sư Marco Carlo Passarotti tại Đại học Thánh Tâm, cho biết sự tách biệt giữa các ngành khoa học và khoa học nhân văn có thể sẽ lùi vào quá khứ do ứng dụng của A.I.

Trong một thông cáo báo chí của SACRU, giáo sư Passarotti lưu ý: “Các nhà khoa học nhân văn luôn dùng các dữ liệu, nhưng trong tầm tay của họ, họ chưa bao giờ có một lượng dữ liệu lớn như vậy và một chất lượng xử lý lớn như vậy.”

Những tiến bộ của A.I. cũng đặt ra những thách thức mới cho các nhà nghiên cứu nhưng không đe dọa xóa bỏ vai trò của họ.

Giáo sư nói: “Bước đột phá về điện toán này đặt các dữ liệu và các tương quan giữa các dữ liệu vào tay họ hơn bao giờ hết. Và làm cho công việc của họ có thể nhân rộng được.”

Chỉ đạo phát triển AI một cách có đạo đức

Các giáo sư SACRU đồng ý rằng A.I. có thể cho phép mọi người hiểu rõ hơn về thế giới và về chính họ, nếu nó được sử dụng đúng cách và có đạo đức.

Các trường đại học cung cấp phương tiện để nắm bắt sự phát triển của công nghệ AI và sử dụng chúng theo cách đặt con người vào trọng tâm.

Giáo sư Passarotti cho biết: “Các trường đại học công giáo có nhiệm vụ trong việc thông báo về tác động của AI, điều quan trọng là phải nhận ra và khai thác tác động đó để hướng sự phát triển của AI theo hướng tiếp cận sẵn sàng tôn trọng phẩm giá con người, tránh giao phó trách nhiệm đạo đức cho máy móc”.

Giáo sư Pier Sandro Cocconcelli phát biểu tại hội thảo AI

Sứ mệnh giáo dục trong thời đại A.I.

Để đáp ứng với những thách thức do A.I. đưa ra, mạng lưới SACRU xây dựng một chiến lược 5 năm để giáo dục những người trẻ và thúc đẩy sự hợp tác giữa tám trường đại học công giáo.

Giáo sư Pier Sandro Cocconcelli, Phó viện trưởng Viện Đại học Thánh Tâm và Tổng thư ký của tổ chức SACRU, cho biết hội nghị tập trung vào việc nắm bắt bối cảnh công nghệ đang thay đổi trong lĩnh vực giáo dục.

Ông nói: “Tám trường đại học có chung sứ mệnh và tầm nhìn: giáo dục thế hệ trẻ và tạo ra những nghiên cứu có tác động thực sự đến xã hội.”

Kết quả từ hội nghị sẽ được tổng hợp và công bố vào cuối năm, nhằm giới thiệu đến công chúng các đề xuất của các trường đại học về cách điều chỉnh nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu của họ cho phù hợp với thời đại của A.I.

Về SACRU, Liên minh Chiến lược của các trường Đại học Nghiên cứu Công giáo

SACRU, (Strategic Alliance of Catholic Research Universities), là mạng lưới gồm tám trường Đại học công giáo trên bốn lục địa – được trường Đại học công giáo Thánh Tâm ở Milan điều phối – cùng hợp tác trong mục đích thúc đẩy giáo dục toàn cầu vì lợi ích chung và nghiên cứu liên ngành lấy cảm hứng từ giáo huấn xã hội công giáo.

Mạng lưới được thành lập năm 2020, bao gồm Đại học công giáo Úc (Úc), Cao đẳng Boston (Mỹ), Đại học Pontificia Católica de Chile (Chi-lê), Đại học Pontifícia Católica do Rio de Janeiro (Brazil), Đại học Sophia (Nhật Bản), Đại học Católica Portuguesa (Bồ Đào Nha) và Đại học Ramon Llull (Tây Ban Nha).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

CatéGPT, trí tuệ nhân tạo phục vụ Giáo hội

Laurent Alexandre: “Trí tuệ nhân tạo là một thay đổi văn minh mà chúng ta không tiên liệu được nó sắp đến”

Trí tuệ nhân tạo phục vụ truyền giáo?

Trí tuệ nhân tạo dưới mắt của linh mục Paolo Benanti Dòng Ba Phanxicô