Đối với các giáo hoàng (hiện tại và tương lai), lễ đăng quang vua nước Anh là hoài niệm về những chuyện đã qua

105

Đối với các giáo hoàng (hiện tại và tương lai), lễ đăng quang vua nước Anh là hoài niệm về những chuyện đã qua

cruxnow.com, John L. Allen Jr., 2023-05-07

Lễ đăng quang của giáo hoàng Phaolô VI tháng 6 năm 1963 do hồng y Alfredo Ottaviani chủ trì. (Wikipedia commons.)

Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đại diện Đức Phanxicô ở Tu viện Westminster dự lễ đăng quang của vua Charles III và hoàng hậu Camilla ngày thứ bảy 6 tháng 5.

Chúng ta hy vọng ngài sẽ vui, vì ngài sẽ là ứng viên giáo hoàng một ngày nào đó, ngày thứ bảy vừa qua có lẽ gần với ngài hoặc một giáo hoàng tương lai sẽ đăng quang một cách trung thực với Chúa. Kể từ năm 1963, các giáo hoàng đã không còn đăng quang, giáo hoàng Phaolô VI là giáo hoàng cuối cùng mang các dấu hiệu giáo hoàng trong buổi lễ đăng quang. Mặc dù trên lý thuyết, một giáo hoàng tương lai có thể quyết định phục hồi lại mũ miện ba tầng mà các giáo hoàng đã từng đội để tượng trưng cho vai trò “buổi lễ đăng quang. Mặc dù trên lý thuyết, một giáo hoàng tương lai có thể quyết định phục hồi lại mũ miện ba tầng mà các giáo hoàng đã từng đội để tượng trưng cho vai trò “cha của các bậc quân vương”, nhưng gần như chắc chắn, chiếc mũ này sẽ không được các ngài dùng.

Tôi muốn nói, ai mà muốn bắt đầu nhiệm kỳ giáo hoàng của mình bằng một cử chỉ được hiểu là tái khẳng định một cách ngạo mạn về đặc quyền đã qua?

Qua nhiều thế kỷ, có nhiều phiên bản của chiếc mũ miện giáo hoàng. Mũ Đức Phaolô VI đội ngày 30 tháng 6 năm 1963, là chiếc mũ mới, được giáo dân thuộc tổng giáo phận Mila cũ của ngài tặng.

Vào ngày 13 tháng 11 năm 1964, Đức Phaolô VI quyết định từ bỏ các cạm bẫy của chế độ quân chủ trong một thánh lễ theo nghi thức byzantin, được gìn giữ như một phần của Công đồng Vatican II (1962-65). Ngày hôm đó, giáo hoàng đứng dậy khỏi ngai vàng, bước xuống vài bước rồi đặt chiếc mũ miện trên bàn thờ ở Đền thờ Thánh Phêrô, tượng trưng cho việc ngài từ bỏ nó. Tổng giám mục người Ý Pericle Felici, tổng thư ký của công đồng, thông báo Đức Phaolô VI đã được thúc đẩy để làm như vậy qua các cuộc thảo luận về đức khó nghèo tại Vatican II.

Sau đó chiếc mũ miện được bán đấu giá để lấy tiền cho người nghèo. Người công giáo Hoa Kỳ đã mua chiếc mũ này và hiện được trưng bày tại Vương cung thánh đường Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm ở Washington, D.C.

Khi Đức Phaolô VI ra khỏi Đền thờ Thánh Phêrô, giáo dân tung hô ngài: “Vạn tuế giáo hoàng của người nghèo!” (Viva il Papa Povero!), dựa trên lời tung hô truyền thống “Vạn tuế giáo hoàng vua! (Viva il Papa Re!) của thời các triều giáo hoàng là các triều Quốc gia.

(Như một lời chú thích bên lề, một số người hăng say thời đó còn đề nghị các giám mục tập trung về họp Công đồng Vatican II để  thánh giá và nhẫn giám mục của họ tại Quảng trường Thánh Phêrô, bán lấy tiền cho người nghèo. Không cần phải nói, chuyện này không bao giờ xảy ra.)

(Một lời chú thích bên lề khác, Hồng y Alfredo Ottaviani là người trao mũ miện cho Đức Phaolô VI năm 1963, ngài đứng đầu Văn phòng Tòa Thánh và lãnh đạo phe đối lập bảo thủ tại Công đồng Vatican II, ngài ở bên kia thành phố, một hôm ngài gọi taxi và bảo tài xế đưa ngài đến Công đồng Vatican II; nhìn vào kiếng chiếu hậu, ông nhận ra đó là hồng y Ottaviani, ông chở ngài đến… Trent.)

Khi Đức Phaolô VI ban hành tông hiến Bầu cử giáo hoàng la-mã (Romano Pontefici Eligendo) năm 1975, ngài đặt các quy tắc bầu chọn người kế vị, ngài vẫn đưa ra quy định về lễ đăng quang, có lẽ ngài muốn dành quyền quyết định cho giáo hoàng tiếp theo. Ngài viết điều khoản cuối cùng: “Cuối cùng, Đức Thánh Cha sẽ được Hồng Y phó tế đăng quang và, trong một thời gian thuận tiện, sẽ nhận Đền thờ Lateran theo nghi thức quy định.”

Nhưng Đức Gioan-Phaolô I từ chối lễ đăng quang, một quyết định được Đức Gioan-Phaolô II khẳng định. Trong bài giảng nhậm chức ngày 22 tháng 10 năm 1978, ngài giải thích lựa chọn của mình: “Giáo hoàng Gioan-Phaolô I, người mà ký ức còn sống trong lòng chúng ta đã không muốn có mũ miện; người kế vị ngài hôm nay cũng không muốn. Đây không phải là lúc để trở lại với một buổi lễ và một vật được xem là biểu tượng của quyền lực tạm thời của các giáo hoàng một cách sai lầm.”

Ngài nói: “Thời đại chúng ta kêu gọi chúng ta, thôi thúc chúng ta, bắt buộc chúng ta phải nhìn lên Chúa và đắm mình trong suy niệm khiêm nhường và sốt sắng về mầu nhiệm quyền năng tối cao của chính Chúa Kitô.”

Mười tám năm sau, khi Đức Gioan-Phaolô II ban hành bộ quy tắc riêng của ngài để bầu chọn giáo hoàng tiếp theo trong tông hiến Đoàn chiên phổ quát của Chúa (Universi Dominici Gregis), ngài không đề cập đến lễ đăng quang. Thay vào đó, ngài viết điều khoản cuối cùng: “Đức Giáo Hoàng, sau nghi lễ long trọng nhậm chức và trong một thời gian thuận tiện, sẽ nhận Đền thờ Lateran theo nghi thức quy định.”

Thật vậy, không chỉ các giáo hoàng gần đây từ chối chiếc mũ miện trần gian mà họ còn trở nên dè dặt về những mô tả mang tính biểu tượng của nó. Cả Đức Gioan Phaolô I và Đức Gioan Phaolô II đều có hình ảnh mũ miện trên huy hiệu giáo hoàng của họ, nhưng Đức Bênêđictô XVI đã phá vỡ điều này, thay vào đó là chiếc mũ giám mục đơn giản, và Đức Phanxicô cũng theo gương người tiền nhiệm của ngài.

Và trớ thêu thay, có một nghịch lý giữa Vatican và Vương quốc Anh về vấn đề này – ở Vương quốc Anh, các quốc vương đã giữ vương miện nhưng mất đi phần lớn quyền lực của họ, trong khi trong Giáo hội công giáo, các giáo hoàng từ bỏ mũ miện, nhưng cơ bản họ vẫn giữ uy quyền mà chiếc miện này tượng trưng.

Đôi khi người ta nói một cách sai lầm, các giáo hoàng đã mất quyền lực trần gian năm 1870 với sự sụp đổ của các Quốc gia Giáo hoàng. Trên thực tế, họ bị mất lãnh thổ nhưng không mất quyền lực. Giáo hoàng vẫn là một nhà vua trần gian, dù các ngài cai quản một quốc gia cực kỳ nhỏ – chỉ cần hỏi mười bị cáo hiện đang bị tòa dân sự giáo hoàng xét xử về tội vi phạm tài chính là hiểu. Đức Phanxicô vẫn được trao quyền quyết định mọi vấn đề, thế tục và thiêng liêng, trong lãnh thổ Vatican từ học thuyết đến luật đi đường.

Theo thuật ngữ giáo hội, thẩm quyền của giáo hoàng chắc chắn vẫn là tuyệt đối. Điều 882 của Bộ Giáo Luật nêu rõ: “Giáo hoàng Rôma với tư cách là Đại diện của Chúa Kitô, và là mục tử của toàn thể Giáo hội, có quyền lực đầy đủ, tối cao và phổ quát trên toàn thể Giáo hội, một quyền lực ngài luôn thi hành mà không bị cản trở.”

Để diễn giải theo Shakespeare, vì thế khi nói đến một giáo hoàng, có nhiều lý do để cái đầu của ngài không yên, cả khi ngài không có mũ miện.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Lễ đăng quang của vua Charles III: nghi lễ tôn giáo giữa truyền thống và hiện đại

Mũ miện của các giáo hoàng: Đức Gioan-Phaolô I, Đức Gioan-Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô