Người ngoài công giáo kết hôn với người công giáo sẽ như thế nào?  

191

Người ngoài công giáo kết hôn với người công giáo sẽ như thế nào?

americamagazine.org, Simcha Fisher, 2023-04-19

Hình minh họa

Sau khi sinh được ba ngày, cô Laura Frese đưa con vào bệnh viện để chữa chứng vàng da. Hai mẹ con vừa về nhà chỉ mới 12 giờ, lại đúng vào lúc đang có dịch Covid-19, trước khi tiêm vắc xin, cô phải để hai đứa con khác ở nhà mà không có gia đình giúp đỡ. Tại bệnh viện, cô không thể ra khỏi xe.

Bradford, chồng cô, nói: “Tôi thấy vợ tôi khóc ba lần.” Đó là một trong những giây phút Laura cảm thấy không thể chịu đựng được.

Khi đó Bradford cầm tay cô và đọc Kinh Kính Mừng. Điều này đã an ủi cô, giúp cô bình tĩnh lại để có thêm sức mạnh bước qua cánh cổng bệnh viện.

Có lẽ đó không phải là một chuyện phi thường, ngoại trừ Bradford Frese là người vô thần. Anh không tin vào Chúa hay tin vào lời cầu bàu. Nhưng anh rất yêu vợ. Anh nói: “Tôi đã cố gắng tìm cách nào đó để an ủi vợ trong lúc đó, một giây phút đặc biệt dành riêng cho cô, không chỉ với những gì tôi nghĩ. Không phải nói với cô những gì tôi muốn cô nghe, mà để hiểu những gì có thể mang sức mạnh lại cho vợ tôi lúc đó.”

Anh nhận ra lời cầu nguyện cũng tốt cho các con của mình, giúp cho các con bình an lại, thở đều hơn và dạy cho các con biết có những tiêu chuẩn đạo đức cao hơn. Anh tin điều này có những lợi ích theo kinh nghiệm, nếu không muốn nói chính xác là những lợi ích mà những người có tôn giáo tin tưởng.

Gia đình Frese sống ở Washington, D.C., thuộc thành phần của những người ở trong xu hướng đang phát triển ở Hoa Kỳ. Theo một nghiên cứu của cơ quan thống kê Pew năm 2015, trong những năm 1950, chỉ có 5% hôn nhân ở Hoa Kỳ là giữa người theo kitô giáo và người không theo tôn giáo nào, và dưới 20% là giữa người thuộc các nhóm tôn giáo khác nhau. Nhưng mọi thứ đã thay đổi. Vào thời điểm nghiên cứu, tỷ lệ vợ hoặc chồng thuộc các nhóm tôn giáo khác nhau đã tăng lên 39% và 18% các cuộc hôn nhân là giữa một người theo đạo Thiên Chúa giáo và người “không theo gì”.

Với tư cách là người công giáo, việc hiểu rõ hơn về cách những vấn đề này để đi về “phía bên kia” có thể được làm sáng tỏ – cảm giác thế nào khi một người không công giáo kết hôn với một người công giáo. 

Những cuộc hôn nhân như vậy có thể phổ biến hơn trước đây, nhưng chúng không hề dễ dàng. Có thể cảm thấy, trong những ngày đầu tiên đầy sóng gió của mối quan hệ vợ chồng, như thử tình yêu có thể xoa dịu mọi khác biệt, kể cả những khác biệt giữa một người tin và một người không tin. Trong thực tế, phải có giao tiếp cởi mở, rõ ràng, linh hoạt và có thể phải có thỏa hiệp của cả hai bên. Cách nuôi dạy con là một điểm thường xuyên gây tranh cãi, và các vấn đề về đạo đức tình dục cũng vậy. Với tư cách là người công giáo, việc hiểu rõ hơn về cách những vấn đề này để đi về “phía bên kia” có thể được làm sáng tỏ – cảm giác thế nào khi một người không công giáo kết hôn với một người công giáo.

Không còn “lên án”

Ông Dale McGowan, tác giả quyển Trong đức tin và trong nghi ngờ (In Faith and In Doubt) và một số quyển sách khác về nuôi dạy con cái không theo tôn giáo, cho biết các nhà lãnh đạo tôn giáo thường cảnh báo những cuộc hôn nhân như vậy “sẽ bị lên án, hoàn toàn phải lên án”. “Thực tế điều này ít xảy ra hơn so với trước đây.”

Khi những hôn nhân này trở nên phổ biến hơn, những lời cảnh báo xung quanh chúng đã trở nên ít nghiêm trọng hơn – và nó có lý do chính đáng. Các nguy cơ của việc kết hôn không theo tôn giáo sẽ nghiêm trọng hơn khi những mối quan hệ tương tác này tạo ra rạn nứt với các cộng đồng xã hội, chính trị và tôn giáo quen thuộc của bạn. Nhưng ngày nay, trung bình một người Mỹ dọn nhà 11 lần, và các cộng đồng đồng nhất, biệt lập, cô lập trong quá khứ bây giờ trở thành hiếm hoi và mong manh. Đơn thuần chúng ta gặp những người khác chúng ta hơn trước.

Ông McGowan nói: “Bản thân nền văn hóa đã thích nghi với ý tưởng tiếp xúc với những ảnh hưởng khác nhau.” Và điều này áp dụng cho cả người tin và người không tin trong các cặp vợ chồng hỗn hợp.

Trong trường hợp của anh Frese, anh lớn lên ở một trường trung học tư thục đa dạng về tôn giáo ở Albuquerque, bang New Mexico, nên đã giúp anh biết tôn trọng những người có tín ngưỡng khác nhau từ khi còn nhỏ. Họ là những người theo đạo mormon, công giáo, tin lành luther, trưởng lão, vô thần và người theo thuyết bất khả tri cùng sống chung với nhau, thoải mái nói về niềm tin cũng như về những bất đồng của họ, trong và ngoài lớp học. Anh tiếp thu ý tưởng đa dạng là điều nên mong muốn. Anh thấy những đứa trẻ nghiêm túc với tôn giáo của chúng thường có xu hướng tử tế và điều này đã tạo ấn tượng tốt cho anh.

Anh nói: “Đó là một vấn đề lớn trong cuộc sống cá nhân của họ, và đã thúc đẩy họ, đó không phải là yếu tố gây chia rẽ.” Tuy nhiên cá nhân anh không quan tâm đến việc giữ đạo: “Tôi bị cắt đứt khỏi lối suy nghĩ này. Đó không phải là điều làm cho tôi có động lực để làm hoặc nghĩ đến.”

Ông McGowan cho biết điều quan trọng trong một cặp vợ chồng là phải nói trước những mong chờ của mình để cuối cùng không ai cảm thấy mình bị lừa.

Vài năm sau khi kết hôn với vợ, anh Frese buộc phải suy nghĩ về tôn giáo khi người vợ công giáo của anh bắt đầu thấm sâu vào đức tin của cô. Họ kết hôn trong một vườn nho, trong vài năm đầu tiên, cô chỉ thỉnh thoảng đi lễ. Nhưng cha xứ khuyên cô nên làm đám cưới ở nhà thờ. Cô rất thích nên Frese đồng ý, và sau khi đứa con thứ hai chào đời, họ tổ chức một buổi lễ trong nhà thờ với gia đình và bạn bè. Cô bắt đầu dấn thân nhiều hơn trong đức tin và trong sinh hoạt giáo xứ.

Đứa con thứ ba ra đời là sự kiện trọng đại, sau lễ đính hôn và sau đám cưới, ông McGowan gọi đây là “điểm chuẩn” đã thực sự đưa ra các vấn đề trong hôn nhân giữa người tin và người không tin.

Ông McGowan cho biết điều quan trọng trong một cặp vợ chồng là phải nói trước những mong chờ của mình để cuối cùng không ai cảm thấy mình bị lừa. Và khi có sự thay đổi trong niềm tin, cả hai phải cố gắng uyển chuyển và cởi mở nhất có thể với các quan điểm khác nhau.

Trước khi kết hôn, hai vợ chồng đã có những cuộc thảo luận cởi mở về những gì họ mong chờ, lý tưởng là họ sẽ có hai đứa con, một trai, một gái. Nhưng nếu họ có hai đứa con cùng giới thì họ sẽ sinh đứa thứ ba hoặc nuôi con nuôi (Laura là con nuôi).

Họ có một trai, một gái.

Anh Frese nói: “Thật tuyệt vời, tôi sẽ cắt ống dẫn tinh.”

Anh bị sốc khi vợ xin anh chờ một thời gian, vì có thể cô muốn có đứa thứ ba. Quá trình mang thai của cô khó khăn và phức tạp vì cô bị ốm nghén nặng, nôn mửa mỗi buổi sáng, cuối cùng anh phải vừa đi làm vừa giữ con.

Anh nhớ lại: “Tôi nói, ‘chúng ta đã có một kế hoạch và anh muốn làm theo kế hoạch này, nhưng anh phải bỏ vì em’”. Và thế là Laura có đứa con con gái thứ ba. Cô nói cắt ống dẫn tinh không phải là điều cô tin tưởng, nhưng quyết định là của chồng cô và anh sẽ làm những gì anh cho là tốt cho anh.

“Và đúng như vậy”, anh nói.

Theo ông McGowan, các cuộc hôn nhân có xu hướng đổ vỡ khi người phối ngẫu giữ đức tin mà xa lánh các thành viên kết hôn ngoài đức tin.

Gia đình Frese, dù vợ là người công giáo và chồng vô thần, nhưng về quan điểm chính trị, trong hai người, ông nói ông bảo thủ hơn. Theo nghiên cứu của ông McGowan, sự kết hợp này – giữa một người không tin và một người công giáo cánh tả – là một trong những kết hợp thành công hơn về mặt thống kê giữa những người theo đạo và không theo đạo. Nghiên cứu cũng cho thấy có kết hợp tốt giữa người vô thần với người do thái có văn hóa (nhưng không tôn giáo) và với người theo tin lành chính thống.

Cô Laura Frese, công giáo và anh Bradford Frese, vô thần, là một phần của xu hướng hôn nhân ngày càng tăng giữa những người có niềm tin tôn giáo và tâm linh khác nhau ở Hoa Kỳ. (Ảnh do gia đình Frese cung cấp)

Theo ông McGowan, các cuộc hôn nhân có xu hướng đổ vỡ khi người phối ngẫu giữ đức tin mà xa lánh các thành viên kết hôn ngoài đức tin. Hồi giáo và do thái giáo chính thống tuyệt đối cấm các hôn nhân hỗn hợp (dù hồi giáo đôi khi cho phép đàn ông hồi giáo kết hôn với phụ nữ có đạo “theo sách thánh” – nghĩa là thuộc một tôn giáo khác của Áp-ra-ham, kitô giáo hoặc do thái giáo; và do thái giáo bảo thủ khác với do thái chính thống, họ đang cho thấy có một số dấu hiệu thay đổi). Dù những người theo đạo mormon hay nhân chứng Giê-hô-va không bị cấm kết hôn như vậy về mặt giáo lý, nhưng một số cộng đồng cắt đứt quan hệ với những cặp vợ chồng này, vì thế có thể gây tổn hại cho người phối ngẫu khi họ theo một trong những tín ngưỡng này.

Ông McGowan nói, động lực còn phức tạp hơn vì trên thực tế, có nhiều phụ nữ mà đời sống thiêng liêng và đời sống gia đình của họ gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi ông McGowan (một người vô thần) và vợ của ông thuộc giáo phái tân giáo miền Nam (Southern Baptist) quen nhau ở Los Angeles và thảo luận về tương lai của họ (hiện họ đang sống ở Georgia), bà nói với ông, nếu họ kết hôn, bà sẽ tiếp tục đi nhà thờ. Sau đó, ông phát hiện, yêu cầu này là một kiểu “dành lại quyền” cho quá khứ của mẹ vì mẹ của bà đã kết hôn với một mục sư tân giáo  và mong muốn được sống theo một cách nào đó; nhưng người chồng rời nhà thờ và cấm bà đi lễ, điều này đã lấy đi một phần căn tính của bà.

Ông McGowan cho biết vợ ông “đã chứng kiến cảnh mẹ mình đau khổ khi mất cộng đồng này và những điều đã tạo căn tính cho bà”, bà không muốn lịch sử tái diễn.

Ông đảm bảo với bà, đó không phải là ý định của ông. Ông nói: “Làm như tôi có quyền vậy.”

Hôn nhân trở nên căng thẳng khi một trong hai không thể công nhận có một cái gì đó có giá trị nơi quan điểm của người kia.

 

Thu hẹp khoảng cách

Hôn nhân trở nên căng thẳng khi một trong hai không thể công nhận có một cái gì đó có giá trị nơi quan điểm của người kia. Một người phối ngẫu vô thần có thể đặc biệt bực bội nếu mới đầu họ kết hôn với một người không mộ đạo nhưng sau nhiều năm lại trở nên kính sợ Chúa. Họ thường có cảm giác bỗng có người thứ ba xuất hiện trong đời sống hôn nhân của họ, đặc biệt là trong phòng ngủ.

Ông McGowan nói: “Bạn nợ một cái gì đó bên ngoài hôn nhân của bạn.”

Một Thiên Chúa mà họ không tin đột nhiên có một thẩm quyền không thể nhầm lẫn và không được mời vào trong quan hệ của họ. Ngay cả khi người phối ngẫu đã trở lại, mô tả đó như một soi sáng, nhưng người vô thần vẫn cảm thấy như người phối ngẫu của họ không còn có thể suy nghĩ tự do nữa.

Ông McGowan cho rằng hôn nhân có thể tồn tại qua những thay đổi mạnh mẽ như vậy (xét cho cùng thì tất cả các hôn nhân bền vững đều phải đương đầu với những thay đổi), nhưng sự uyển chuyển và ý chí đối xử tôn trọng người bạn đời ngay cả khi mình không đồng ý là rất quan trọng. Ngay cả khi cả hai vợ chồng đều theo kitô giáo với niềm tin giống nhau, đôi khi các chi tiết có thể tạo ra sự khác biệt lớn, với khả năng tạo ra hố ngăn cách giữa họ.

Bà Lynnsie Pairitz theo kitô giáo nhưng không lấy căn tính trong một giáo phái cụ thể nào. Bà và người chồng công giáo nuôi dạy bốn đứa con học tại nhà theo công giáo, và đó là điều bà chấp nhận khi hai người kết hôn. Bốn đứa con theo khóa đào tạo đức tin tại giáo xứ địa phương ở Colorado, và chúng vào chương trình hợp tác giáo dục công giáo tại gia mỗi tuần một lần.

Bà nói: “Mới đầu tôi không cảm thấy thoải mái, nhưng thật tuyệt khi tôi gặp các bà mẹ và các đứa trẻ khác. Có một số chuyện mà tôi không biết nơi họ. Tôi đang học với các đứa trẻ. Đó là điều gì đó trong tổng thể hôn nhân của chúng tôi: Nhìn chung, tôi đã phát triển sâu sắc hơn trong đức tin vì tôi đã phải nghiên cứu thêm về đức tin của tôi là gì. Tôi đã phải bảo vệ nhiều hơn cho đức tin của tôi.”

Bà Lynnsie Pairitz là kitô hữu không giáo phái kết hôn với một người công giáo. Họ nuôi dạy bốn đứa con nhỏ, học tại nhà theo chương trình công giáo. (Ảnh do gia đình Pairitz cung cấp)

Một số điều bà học được cho là mới, nhưng vẫn phù hợp với thế giới quan hiện tại của bà. Kể cả kế hoạch hóa gia đình theo tự nhiên bà đã học khi theo khóa chuẩn bị hôn nhân của giáo xứ công giáo. Bà nhận thấy cộng đồng y tế áp dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố mà không quan tâm đầy đủ đến sức khỏe tổng thể và không giải thích rõ cho họ về phương pháp này. Vì thế khi những lập luận đạo đức về kế hoạch hóa gia đình tự nhiên ít thuyết phục hơn, nhưng những lợi ích xã hội và y tế là những chuyện làm bà quan tâm.

Bà nói: “Lý do tôi và chồng tôi kết hôn là vì chúng tôi có nhiều giá trị giống nhau, và đó là lý do vì sao hôn nhân của chúng tôi thành công. Vì chúng tôi đã có những ý tưởng và giáo dục tương tự nhau, nên không có bước nhảy vọt nào phải thực hiện.”

Thỏa thuận về các giá trị chính này là điều mà ông McGowan cho là “cơ bản nhất để giúp hôn nhân bền vững” giữa những người có tín ngưỡng khác nhau. Ông nói, việc phân biệt giữa niềm tin và giá trị là rất quan trọng: “Niềm tin là những quan điểm về điều gì là đúng; giá trị là các quan điểm về điều gì là tốt. Chúng ta có thể có những giá trị giống nhau với những lý do khác nhau.”

Nếu một người từ chối biện pháp tránh thai vì cho rằng trái đạo đức, và người kia từ chối vì cho rằng không lành mạnh, thì họ có thể tránh được những mâu thuẫn chung quanh kế hoạch hóa gia đình.

Ông McGowan nói: “Họ đến được điểm này từ một con đường khác, nhưng họ hoàn toàn chính trực.”

Nhưng không phải tất cả các học thuyết công giáo đều có thể được nắm bắt từ quan điểm thế tục. Trong hôn nhân của bà Pairitz, cũng như hôn nhân của gia đình Frese, bí tích Thánh Thể có khả năng tạo bất hòa.

Bà Pairitz thừa nhận có sự chia rẽ trong gia đình, nhưng bà ý thức cố gắng bỏ đi những quan điểm có thể làm chia rẽ, bà và chồng dành nhiều thì giờ để nói chuyện về những điểm họ không đồng ý.

Bà Pairitz nói: “Tôi gặp khó khăn với ý tưởng về sự biến đổi bản thể (bánh và rượu biến thành Mình Máu Thánh chúa Giêsu), đó là toàn bộ ý tưởng. Và tôi cảm thấy mệt mỏi với việc mình bị bỏ qua một bên.” Bà nói đôi khi bà muốn xem thánh lễ trực tuyến hơn để không cảm thấy mình là người bên ngoài.

Đứa con lớn của bà đang chuẩn bị được rước lễ lần đầu. Bà Pairitz cố gắng đi qua một bên để chấp nhận, tập trung vào việc mua cho con chiếc áo đầm đẹp và chuẩn bị làm tiệc, tránh không băn khoăn về thần học, cũng như giúp con gái con làm là theo ý muốn của con.

Bà Pairitz thừa nhận có sự chia rẽ trong gia đình, nhưng bà ý thức cố gắng bỏ đi những quan điểm có thể làm chia rẽ, bà và chồng dành nhiều thì giờ để nói chuyện về những điểm họ không đồng ý.

Bà nói: “Tôi nghĩ đó là điều giúp cho chúng tôi có cuộc hôn nhân bền vững. Vì chúng tôi có hai quan điểm nên chúng tôi phải thảo luận sâu hơn, thường xuyên hơn, vì thế chúng tôi mạnh hơn và biết rõ quan điểm của nhau. Chúng tôi chỉ đi theo các động lực và không nhất thiết phải biết tại sao.”

Dù đồng ý nuôi dạy con theo đạo công giáo, nhưng bà đã đánh giá thấp việc bà sẽ phải từ bỏ hay điều gì đó sẽ gây tổn thương như thế nào.

Bà nói: “Có lẽ tôi đã không hiểu cam kết của chồng trong việc nuôi dạy con theo công giáo, và những gì bao gồm nó.  Tôi luôn nghĩ, chúng tôi sẽ gặp nhau ở nửa con đường. Tôi cho một chút, anh cho một chút, và đó là nơi chúng ta sẽ gặp nhau. Nhưng nó đã không diễn ra như thế.”

Tuy nhiên, không phải lúc nào bà cũng để cho ông làm theo ý mình.

Khi cha mẹ không đồng ý, chìa khóa để gia đình hòa thuận là nuôi dạy con cái trong hiểu biết, rằng không có câu hỏi nào là bị cấm!”

Bà nói: “Có những trận chiến tôi đã thắng.” Con gái đầu lòng của họ đã được rửa tội ở một nhà thờ tin lành luther. Chồng tôi hơi khó chịu khi đến đây, nhưng chúng tôi đến nhà thờ còn hơn là không.

Giờ đây, xu hướng đã nghiêng về phía công giáo, nhưng đối thoại vẫn còn tiếp diễn. Bà nói khi các con hỏi điều gì đó mà bà không biết, bà thường nói với các con nên hỏi bà nội, bà có một quan hệ nồng ấm với mẹ chồng.

Chìa khóa để gia đình hòa thuận

Theo ông McGowan, khi cha mẹ không đồng ý, chìa khóa để gia đình hòa thuận là nuôi dạy con cái trong hiểu biết, rằng không có câu hỏi nào là bị cấm!”

Ông nói khi các con của ông hỏi Chúa Giêsu có thực sự sống lại từ cõi chết không, ông sẽ trả lời: “À, mọi người đều có những ý kiến khác nhau. Ba không nghĩ Ngài đã sống lại. Ba nghĩ đó là điều mà mọi người nói để giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn với cái chết. Nhưng con nên nói chuyện với mẹ.” Và mẹ của chúng là người theo giáo phái tân giáo miền Nam, sẽ nói cho chúng biết những gì bà cho là đúng.

Ông McGowan nói, cả hai cha mẹ đều phải nói cho con cái: “Các con nên quyết định, và các con có thể thay đổi quyết định cả ngàn lần. Và các con quyết định như thế nào, không vì thế mà cha mẹ bớt thương các con.”

Một người không tôn giáo có thể vô cùng đau lòng khi nhìn con cái của họ được dạy điều gì đó mà họ cho là ngu ngốc hoặc không đúng sự thật.

Ông nhấn mạnh với con cái, niềm tin của các con có thể thay đổi theo thời gian.

Ông nói với các con: “Bản sắc không nhất thiết phải là đôi chân của các con ở trong xi măng.”

Đó có thể là một đảm bảo có lẽ dễ dàng hơn với người không tin hơn là với người tin. Ông McGowan nói, chẳng hạn khi một người tin vào địa ngục còn người kia không, thì việc đồng thuận để nuôi dạy con cái sẽ trở nên khó khăn hơn. Một người công giáo tin vào bất tử sẽ có nguy cơ cao hơn khi đứa con từ bỏ đức tin hoặc bắt đầu thử nghiệm những điều mà cha mẹ cho là vô đạo đức. Nhưng người không tin cũng đau khổ không kém khi họ thấy con họ không đủ hiểu biết trong niềm tin. Một người không tôn giáo có thể vô cùng đau lòng khi nhìn con cái của họ được dạy điều gì đó mà họ cho là ngu ngốc hoặc không đúng sự thật.

Với suy nghĩ này, tấm gương đầu tiên về sự tôn trọng của ông McGowan dành cho vợ đặc biệt đánh động. Ông nói: “Tôi đã yêu một người theo đạo tân giáo miền Nam. Và chẳng lẽ tôi nói điều tệ nhất trên đời là các con tôi sẽ giống vợ tôi khi tôi yêu nàng sao?” Dù không tán thành niềm tin thiêng liêng của vợ, ông yêu vợ nên muốn các con mình giống vợ ở một khía cạnh nào đó. Nhưng cuối cùng vợ ông lại bỏ nhà thờ của bà – và điều này làm cho ông rất đau lòng.

Cả hai đều nghĩ hôn nhân của họ phải phản ánh sự kết hợp của Chúa Kitô với Giáo hội. 

Ông nói: “Các con tôi đang trong giai đoạn trưởng thành và chúng tôi phải làm việc gay go hơn để đảm bảo khi chúng bị tác động từ bên ngoài, chúng phải có nhiều quan điểm khác nhau. Nó giống như các hình thức đa dạng khác. Bạn càng tiếp xúc với nó, bạn càng ít sợ nó hơn.”

Phản ánh sự kết hợp của Chúa Kitô

Trong một số gia đình, sự đa dạng đó rất gần gũi với họ. Con gái của mục sư Jason Wells rất quen thuộc với hai nhà thờ: nhà thờ công giáo chính tòa Thánh Giuse, ở Manchester, bang New Hampshire, nơi bà Courtney Wells, mẹ của cô là trưởng ca đoàn và nhà thờ tân giáo Thánh Matêô cũng ở Manchester, nơi ông Jason là mục sư chủ sự ở đây. Con gái của họ phục vụ tại bàn thờ ở cả hai nhà thờ.

Mục sư Jason Wells

Mục sư Jason Wells nói khi ông 20 tuổi và chưa lập gia đình, ông tự hỏi làm sao ông có thể gặp người yêu vì với tư cách là mục sư của giáo phái tân giáo, ông không được phép hẹn hò với bất kỳ ai trong giáo đoàn của mình. Nhưng một mục sư tân giáo khác biết ông và cô Wells, là một luật sư. Ông biết cả hai đều rất coi trọng đức tin của họ và ông không thể cưỡng lại việc giới thiệu hai thanh niên nhiệt thành đang chăm chỉ làm việc tại các nhà thờ khác nhau ở các góc phố đối diện.

Mục sư Wells nói: “Cô là người ngồi đối diện bàn bên kia, nói tiếng la-tinh, nói về các vị thánh và nghi thức phụng vụ và tất cả những gì có ý nghĩa với chúng tôi.” Hai người đã kết hôn được 13 năm và họ có một cô con gái 12 tuổi.

Ông mô tả sự hiểu biết của họ về thần học hôn nhân là “90 phần trăm giống nhau.” Nhưng dù là mục sư tân giáo, cả hai theo khóa chuẩn bị hôn nhân tiền-Cana tại một nhà thờ công giáo, và ông nhớ đã theo cô Wells cho khóa học bắt buộc của họ.

Ông nhớ lại: “Tôi nhét cổ áo vào túi khi bước vào phòng.” Sau đó, ông đi bộ về nhà thờ của mình để cử hành thánh lễ.

Hai người đã thảo luận kỹ lưỡng về thần học hôn nhân và cách họ muốn sống đời sống thiêng liêng trong gia đình vời một linh mục công giáo, người này cuối cùng là cha đỡ đầu cho con gái của họ. Cả hai đều nghĩ hôn nhân của họ phải phản ánh sự kết hợp của Chúa Kitô với Giáo hội. Mục sư Wells biết rõ tất cả những điều này, vì ông dạy cho các cặp vợ chồng khác khi ông khuyên họ nên kết hôn trong nhà thờ của họ.

Ông nói: “Cô Courtney cảm thấy Giáo hội công giáo tôn trọng các bí tích của Giáo hội tân giáo, vì vậy con gái chúng tôi đã được rửa tội tại nhà thờ tân giáo mà tôi đang phục vụ vào thời điểm đó. Chúng tôi có thể có một số điểm không đồng ý khi nói về hôn nhân đồng giới, nhưng có rất nhiều điều phù hợp với đường lối mà giáo lý công giáo dạy.”

Nhưng mọi thứ trở nên phức tạp hơn một chút khi nói về con gái của họ. Ông nói: “Chúng ta sẽ làm gì với các bí tích, ở nhà thờ nào, theo thứ tự nào?”

Cho đến nay, họ luân phiên đến nhà thờ của nhau.

Ông cho biết: “Courtney cảm thấy Giáo hội công giáo tôn trọng các bí tích của Giáo hội tân giáo nên con gái tôi được rửa tội ở nhà thờ tân giáo mà tôi đang phục vụ lúc đó.

Nhưng con gái tôi lại rước lễ lần đầu ở nhà thờ công giáo ở Manchester. Ông nói: “Chúng tôi đã có buổi nói chuyện trung thực và cởi mở để liệu xem chuyện này có gây tổn thương hay không, hoặc có mất mát gì không nếu làm theo cách này.”

Con gái của họ bây giờ 12 tuổi và mục tiêu của họ là nuôi dạy con làm sao để con thực sự được tự do khi chọn lựa đức tin cho mình. Nhưng việc đưa ra lựa chọn đó đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm.

Họ hy vọng bất cứ điều gì con cái họ tự quyết định về đức tin, thì phải được thực hiện một cách thận trọng, có chủ ý, vì một lý do hợp lý nào đó chứ không phải vì ngẫu nhiên hay vì đó là điều dễ dàng nhất.

Mục sư Wells nói: “Từ khi con gái tôi bước những bước đi đầu tiên, cháu đã ở bên cạnh Courtney ở nhà thờ chính tòa trên gác xép của ca đoàn. Con gái tôi cũng được đến buổi phụng vụ nơi tôi đang phục vụ rất sớm.”

Đó là một điều mà tất cả các bậc cha mẹ trong bài viết này, kể cả ông McGowan đã bày tỏ: Họ hy vọng bất cứ điều gì con cái họ tự quyết định về đức tin, thì phải được thực hiện một cách thận trọng, có chủ ý, vì một lý do hợp lý nào đó chứ không phải vì ngẫu nhiên hay vì đó là điều dễ dàng nhất.

Bởi vì cả hai đều rất tích cực trong đời sống cộng đồng, cả mục sư và bà Wells không chỉ thường xuyên bàn thảo các vấn đề thần học ở nhà, họ còn có xu hướng trở thành người đại diện cho đức tin của họ trước công chúng.

Mục sư Wells nói: “Courtney bị lôi kéo vào cuộc trò chuyện với những người muốn các linh mục có thể kết hôn. Bạn là một màn hình chiếu cho điều đó, ‘đó là lý do vì sao kỷ luật công giáo về đời sống độc thân là sai’. ‘Hoặc có người muốn bàn lại chuyện vua Henry VIII với tôi.” Ông rất vui vì cả hai đều có thể đưa ra cho mọi người một góc nhìn mà họ có thể không tìm thấy một cách khác.

Ông hay nói đùa, đôi khi ông chỉ muốn ngồi uống cà phê và nói chuyện bóng đá, nhưng cuối cùng thì ông cũng phải chấp nhận thử thách mà hôn nhân bất thường của ông mang lại.

Ông nói: “Chính tự nó là ơn gọi, là làm chứng.”

Khi một cặp vợ chồng với các truyền thống đức tin khác nhau đến gặp ông để hỏi ý kiến, là linh mục, ông khuyên họ nên tự hỏi: “Điều gì trong đời sống đức tin của tôi tuyệt đối phải đi theo tôi, và nếu không được, tôi sẽ cảm thấy mất mát hay đau buồn?”

Rất nhiều cách thực hành thiêng liêng phù hợp trong cuộc sống gia đình hơn là một số khác biệt tín ngưỡng như chúng ta tưởng.

Ông nói, rất nhiều cách thực hành thiêng liêng phù hợp trong cuộc sống gia đình hơn là một số khác biệt tín ngưỡng như chúng ta tưởng. “Đó là lời kêu gọi của bất kỳ gia đình nào để biến ngôi nhà của họ thành một thiên đường thiêng liêng. Những cặp này sẽ làm việc này theo cách có vẻ hơi khác một chút, nhưng nếu nó xuất phát từ giao tiếp tốt và trung thực, thì nó sẽ tạo nên một cuộc hôn nhân bền chặt.”

Tuy nhiên, có một nỗi đau mà họ không thể vượt qua với thiện chí và giao tiếp chân thành, đó là không thể cùng nhau rước lễ.

Ông nói: “Sự ly giáo làm đau đớn”

Ông không chắc con gái mình sẽ theo đạo nào, vì ông mô tả cô con gái “thật đáng kinh ngạc, có lẽ cháu thoải mái trong cả hai Giáo hội”. Ít nhất là cháu không thể nói không ai giáo dục cháu về đức tin.

“Bất cứ điều gì con gái tôi chọn, cháu sẽ làm với sự hiểu biết đầy đủ.”

Dù mục sư Wells thường hay cười khi mô tả sự chắp vá đôi khi khác thường trong cuộc sống hàng ngày của họ, nhưng ông thừa nhận rằng tình trạng như ở nhà, không chỉ một mà hai cộng đồng đã làm cho đôi khi ông cảm thấy mình bị bỏ rơi. Ông nói: “Khi bạn ở mọi nơi đều như ở nhà, thật khó để xây dựng một ngôi nhà ở đâu đó. Bạn không thể cảm thấy mình không phải cá cũng không phải gà. Thỉnh thoảng, có một khoảnh khắc đau buồn. Bạn không thể ở cùng với các gia đình khác, và không có gì là của chúng tôi, ngoại trừ bỏ Giáo hội của bạn để đến Giáo hội khác, có thể thay đổi điều đó. Chúng tôi luôn khác một chút so với những gia đình khác, những người mà những truyền thống này dễ dàng theo hơn.”

Ông nhớ lại truyện tranh “Peanuts”, trong đó Charlie Brown thất vọng hỏi Snoopy: “Tại sao tôi không thể là một con chó bình thường, như các con chó khác?”

Ông lại cười và nói: “Gia đình chúng tôi sẽ không bao giờ là một con chó bình thường.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch