Vụ hai anh em linh mục Philippe: sức mạnh hấp dẫn của chứng quá tự mê
la-croix.com, Jacques Arènes, 2023-02-16
Nhà phân tâm học Jacques Arènes nghiên cứu trường hợp của hai anh em linh mục Philippe. Ông đưa ra tính chất của “sức hấp dẫn phi thường của một số người có chứng tự mê quá đáng”, làm cho họ có thể lừa gạt và lạm dụng rất nhiều người. Ông cũng đặt vấn đề việc các thể chế như Giáo hội đã trở nên yếu thế khi đối diện với những người này.
Linh mục Marie-Dominique Philippe, người sáng lập cộng đoàn đan tu Thánh Gioan mừng kỷ niệm 70 năm linh mục ngày 30 tháng 06 năm 2006, tại Ars, nước Pháp. Jacques COUSIN/CIRIC
Vụ anh em linh mục là không thể tin được. Chính khía cạnh rối trí này đã mở đầu cho quyển sách gần đây của tác giả Tango Cavalin, kể lại cuộc điều tra ông đã thực hiện theo yêu cầu của linh mục giám tỉnh Dòng Đa Minh. Nhà sử học trích dẫn một trong những nhân vật chính của câu chuyện này là linh mục Antonin Motte, trong những năm 1960, linh mục đã viết cho một trong những anh em dòng của mình: “Điều không thể tin được đôi khi lại là sự thật” (trang 12). Nó chính xác và nói rất nhiều về lệch lạc của các kiểu thần bí-tôn giáo này….”
Sử gia Tangi Cavalin: “Anh em linh mục Philippe biết cách xây dựng lại bản thân dù đã bị lên án”
Vụ việc kỳ lạ và rất “có thật” này chất vấn chúng ta dưới nhiều khía cạnh. Trước hết, nó nhấn mạnh đến sức hấp dẫn phi thường của một số người mắc chứng tự mê, đặc biệt là khi họ thông minh xuất sắc, họ có một sức mạnh phi thường làm cho các mạng hỗ trợ họ hành động ở mọi cấp độ của hệ thống phân cấp, kịch tính hóa suy nghĩ và từ đó đưa họ ra sân khấu, tạo một sức mạnh quyến rũ, một quyền lực lạm dụng theo đủ mọi nghĩa của từ này. Câu chuyện đáng kinh ngạc này kéo dài hàng chục năm, thách thức cả với ký ức lẫn với lãng quên, nhưng cũng là sự phủ nhận của người này người kia, từ đó áp đặt chính nó lên nhiều người nam nữ, với những người này là quyến rũ, với những người kia là sức mạnh của lạm dụng.
Một hình thức loạn luân
Bởi vì những người để mình bị cuốn vào “tin” vào đó. Còn về “nhu cầu” tin, tin bất chấp lý trí, tin vào những điều mặc khải riêng liên quan đến một hình thức loạn luân giữa Chúa Kitô và mẹ của Ngài, tin rằng tất cả những điều này có thể được tái hiện một cách rất cụ thể trong mối quan hệ thiêng liêng thì sao? Nó rất mạnh mẽ, nhu cầu rất đặc biệt này với “niềm tin” thu hút sự nhạy cảm về tình dục, với khả năng tiếp thu tưởng tượng không còn chỗ cho nghi ngờ, mà chỉ tin chắc vào “những cuộc viếng thăm”.
Phân tâm học thường nghi ngờ với sự “tràn ngập” tưởng tượng của một số vụ đi tìm tâm linh hoặc một số nhóm tôn giáo nào đó. Vì thế nhà phân tâm học Pháp Jacques Lacan đưa ra sự “chiến thắng” của tôn giáo (chủ đề của một hội nghị) và không chỉ là “tôn giáo chân chính” (ở đây có lẽ ông muốn nói đến truyền thống công giáo) nhưng còn ở một số tôn giáo sai lầm, nơi lòng mộ đạo lan tỏa và đôi khi tà phái tạo ra cảm giác “nếu bạn muốn, thì đây là nơi của bạn”. Nó ám chỉ đến nhu cầu vô tận của một ý nghĩa do một nền văn hóa tạo ra để đi tìm chính nó, và bởi nhu cầu không kiềm chế về sự trấn an nhạy cảm khi đối diện với cái mà vào thời điểm anh em linh mục Philippe bắt đầu hành động, được gọi là “chủ nghĩa hiện đại”.
Các cơ quan điều chỉnh
Đừng để ý đến các thể chế, các quy tắc, các cơ quan quản lý của họ. Tác giả Cavalin nhấn mạnh: “Như thể để gặp Chúa, phải biến mình thành không thể cai trị được trước những người khác” (trang 278). Nhu cầu tin tưởng này liên quan đến tất cả chúng ta. Nó đòi hỏi phải vượt qua lò nung chế biến tâm hệ và từ đó là lý trí. Nhưng nó diễn ra dễ dàng hơn khi, nghịch lý thay, các thể chế này rất mong manh, là con mồi của các cuộc đấu tranh nội bộ.
Làm thế nào mà những người ít “siêu bản ngã” như anh em linh mục Philippe lại có thể lừa dối những người chung quanh họ lâu dài như vậy? Sự hai mặt của các nhân vật này chắc chắn có tầm quan trọng của nó, nhưng họ cũng tin vào chính những điều họ nói, cũng như nhóm nhỏ đã “huấn luyện” và bao quanh họ. Việc sử dụng các cấp độ diễn từ khác nhau là rất cần thiết. Vì thế chúng ta đã quá đà – theo kiểu trò hề – với hình thức khiêm tốn khi triển khai toàn bộ phạm vi theo thói tự mê.
Thất bại của cơ quan chức năng
Do đó, một vấn đề khác được đặt ra: đó là sự thất bại của các nhà cầm quyền tôn giáo trong vai trò chức năng điều chỉnh và bảo vệ con người. Chúng ta có nên đọc lại những sự kiện này chỉ theo nghĩa của một cơ quan quyền lực lạm dụng và không sai lầm hay không? Có một chuyện không chối cãi được trong một số hội dòng hoặc cộng đoàn, cả trong một số giáo phận và trong chính cơ cấu của Giáo hội, đó là xu hướng tự bảo vệ và tồn tại các nhóm liên đới ủng hộ lập trường của các cá nhân sai lầm. Nhưng phải đặt xu hướng này ở trọng tâm của một màu sắc đương đại, mà Giáo hội không tránh khỏi, của sự say mê những nhân vật quyền lực “có sức thu hút” theo nghĩa của nhà xã hội học Max Weber.
Cuộc điều tra lịch sử làm sáng tỏ chính xác vụ hai anh em linh mục Philippe lạm dụng thiêng liêng
Chúng ta hãy cẩn thận với những tác động quyến rũ của sức thu hút và chú ý đến những dàn xếp của thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho chúng. Tại sao chúng ta cần phải tin vào những người này nhiều như thế, những người ngay lập tức – và quá nhanh chóng – tạo được niềm tin, vì họ khơi dậy cảm giác về một năng lực sống, về một tái sinh hay sao?
Quyền lực và thao túng
Do đó, chúng ta phải xác định sự xuất hiện, ở trọng tâm của các tổ chức cổ xưa như Giáo hội, các tình huống quyền lực liên quan đến sự bùng phát không kiểm soát của các đặc sủng cá nhân và từ đó là những ảnh hưởng thao túng. Trong một văn hóa mà chiều hướng tự mê làm mê hoặc, những người thông minh nhất, quyến rũ nhất hoặc hư hỏng nhất đều cảm thấy thoải mái ở đó, họ có thể khoác cho mình bộ mặt hợp pháp dễ dàng, khi đối diện với các người có trách nhiệm thể chế bị chinh phục bởi khả năng thu hút của họ.
Hơn nữa, một quy chiếu ngây thơ về một tầm nhìn “đáng yêu” của đời sống thiêng liêng có thể đưa đến lệch lạc cho những đòi hỏi, đơn sơ đến kinh ngạc, về những mối quan hệ khiêu dâm có thể bị các hình ảnh thiêng liêng hoặc thần thánh khơi dậy, đi theo hướng phổ biến của cảm giác này, của lực hấp dẫn này.
Trường hợp của ông Jean Vanier và anh em linh mục Philippe: gốc rễ của mù quáng
Chúng ta cũng cẩn thận để không phản ứng thái quá, điều này sẽ làm nhân lên các quy tắc và thủ tục, tiến tới một hình thức hợp pháp hóa đời sống thể chế. Hệ thống pháp luật là cần thiết, nhưng nó sẽ không thay thế luật lương tâm đã ghi khắc trong tâm trí mọi người, và sẽ chỉ tạo thành một biện pháp xoa dịu tồi tệ cho các chuẩn mực đã được nội tâm hóa. Sự cân bằng phức tạp giữa khía cạnh tình cảm của đời sống thiêng liêng và một khía cạnh thận trọng khác của tính phản xạ và chủ nghĩa khổ hạnh đạo đức chắc chắn sẽ được (tái) khám phá.
Marta An Nguyễn dịch
Bạo lực tình dục: tác dụng của sự chi phối vẫn còn là điểm mù của Vatican