Vụ Rupnik: Ai tố ai?

167

Vụ Rupnik: Ai tố ai?

Tranh minh họa: Đầu phụ nữ | Pablo Picasso (1881‑1973)

ilregno.it, Luisa Alioto, 2023-01-16

Vụ Rupnik: linh mục Dòng Tên José Gonzáles Faus trong thư gởi cho linh mục Rupnik bị tố cáo bạo hành tâm lý và tình dục, đã đề cập đến các nạn nhân một cách coi thường và quy tội cho họ.

“Tôi cũng tự hỏi, với tất cả sự tôn trọng của tôi với ngài, bà  ấy là loại nữ tu nào, cô gái đáng thương này được đào tạo như thế nào mà lại dễ dàng nuốt trôi các quy tắc của người linh hướng của cô. Điều này có thể làm nặng thêm tình trạng lạm dụng của ngài, nhưng nó cũng vạch cho thấy một số hội dòng nữ thiếu đào tạo cho tu sĩ của họ” (cha José Gonzáles Faus Dòng Tên gởi cho cha Marko Rupnik cũng Dòng Tên).

Tôi là Luisa, một phụ nữ 35 tuổi, tôi đã được thánh hiến và là nữ tu của một dòng tôi đã sống 8 năm rưỡi kinh nghiệm tuổi trẻ của tôi, tôi đã rời dòng cách đây 6 năm và hôm nay tôi vẫn còn cố gắng đi tìm gumat phụ nữ của tôi trong đời sống này, Giáo hội này, thế giới này, cố gắng tin tưởng vào tiếng nói gọi tên tôi.

Tôi đã đọc bản dịch “Hiến chương gởi Marko Rupnik” của linh mục Dòng Tên José Gonzáles Faus đăng trên WeekNews ngày 29 tháng 12 năm 2022 và tôi đã trải qua một loạt cảm xúc lẫn lộn, giận dữ và muốn phản ứng lại lời  đe dọa này. Khi đọc lần đầu tiên, tôi thấy đây là tu sĩ Dòng Tên, trong một cố gắng vụng về để là người bảo vệ cho công lý và sự thật, khuyến khích đồng hữu của mình đền tội, nhưng ông đã làm điều đó như thế nào? Ông tự hỏi, với tất cả sự tôn trọng của tôi với ngài, bà nữ tu đó là người như thế nào và cô gái đáng thương này được đào tạo như thế nào”. Tôi thấy đây là người đàn ông chỉ vào một nạn nhân, một phụ nữ, và tự hỏi lỗi nào của bà để có thể buộc tội bà.

Một người đàn ông “chỉ tay” vào các dòng nữ và không dám nói đến việc đào tạo thừa tác vụ linh mục và linh hướng. Thậm chí ông còn hỏi người phụ nữ đó là loại nữ tu gì mà không xác định nữ tu đó là ai, như thử có nhiều thứ bậc nữ tu khác nhau và một khi họ là nữ tu, họ không còn phẩm giá để được gọi là phụ nữ, như thử lời khấn và voan che đã che giấu danh tính phụ nữ của họ. Một lần nữa, tôi thấy người đàn ông này muốn bắt bẻ về sự giáo dục của một cô gái nghèo, như thể một phụ nữ bị lạm dụng phải “nghèo” giáo dục để “nuốt chửng” gần như vui vẻ với những lạm dụng.

Chúng tôi là phụ nữ, không phải là những “cô gái nghèo”

Tôi là phụ nữ, có thể tôi cũng là cô gái nghèo, tôi đã là nữ tu, là thuộc thành phần những người yêu thích học hỏi thần học, muốn được đào tạo và muốn có một linh đạo lành mạnh và nhân bản. Tôi đã hết sức đi tìm bản sắc phụ nữ của tôi dưới ánh sáng của Phúc âm và trong trường học của mọi kinh nghiệm, ngay cả khi hệ thống giáo hội và cộng đồng tôi sống đã không ủng hộ tôi điều này, thậm chí còn nghiêm khắc cấm. Tôi là phụ nữ đã sống trong môi trường lạm dụng quyền lực và tôi ở đây quỳ gối, kiệt sức, mệt mỏi, nghẹt thở, nhưng tôi vẫn còn sức mạnh trong trái tim để chia sẻ tiếng kêu của một phụ nữ với thế giới đàn ông và Giáo hội được các ông tạo ra.

Chúng tôi không phạm tội lạm dụng – và hoàn toàn không lạm dụng – chúng tôi là nạn nhân và tôi mong các ông không nhìn chúng tôi như những cô gái tội nghiệp, nhưng như một phụ nữ và chỉ như thế. Tôi không muốn một tính từ nào, tôi không muốn một dấu hiệu bảo vệ nào cảm thấy cần phải coi thường tôi, tôi muốn sự thật, lòng thương xót và sự cứu chuộc đòi hỏi phải thiết lập lại mọi công lý. Tôi đưa ra công việc của Mạng lưới LẠM DỤNG ra đời ở Ý vào năm 2010, hy vọng nhiều người có được can đảm để tố cáo vì sự thật và vì mong muốn được cứu rỗi.

Lòng thương xót đòi hỏi công lý

Tôi không có các yếu tố cần thiết để đánh giá đầy đủ vụ Rupnik, đó không phải là công việc của tôi và sẽ có những nơi và những người chuyên môn về việc này – tôi thực sự hy vọng như vậy -, nhưng tôi cảm thấy cần phải xem xét trước những thực tại xung quanh tôi, chúng đã bao vây, tôi cầu khẩn để có được một lòng thương xót nghiêm túc, trưởng thành, công bằng, không màu hồng vừa ở cả bên tấn công lẫn bên nạn nhân. Muốn có được lòng thương xót thì công lý phải được tái lập và hàn gắn mọi chiều kích của thực tại, của mọi người mà không tước đoạt nhân phẩm hay coi thường nạn nhân, lại càng không thể “gần” với kẻ tấn công để cảm thấy gần với họ hơn. Với tôi, dường như Chúa Giêsu không tự xem mình là người thân cận theo kiểu này, ngược lại sự cứu chuộc của Chúa luôn đi kèm với sự thật và trách nhiệm trọn vẹn.

Tôi đã dành vài năm qua để xem lại, với một quan tâm rất tinh tế về kinh nghiệm của tôi trong ”Giáo hội”, những hệ thống mà tôi đã phải chịu đựng vì những người ở chức vụ phục vụ đã biến thành cơ hội để kiểm soát và lạm dụng quyền lực; tôi tự hỏi tôi đã “có được” hay tôi chính là nguyên nhân làm cho tôi khổ, nhưng hôm nay tôi chính là người phụ nữ mà tôi là. Những đau khổ đã trải qua không phải lỗi của tôi và của những hệ thống quyền lực này tồn tại trong Giáo hội! Chúng thường bị che giấu, ngụy trang và biện minh bằng tinh thần hy sinh tầm thường; nguồn gốc của chúng không liên quan đến giới tính. Nguy cơ trở nên xấu xí, biến dạng nhân tính có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, không loại trừ một ai, cả nam và nữ. Tôi chỉ băn khoăn không biết Giáo hội và các tín hữu kitô có thể tự hỏi mình những câu hỏi gì và những hành động nào là cần thiết để không còn có thể xúc phạm, hoặc để ngày càng có ít nạn nhân hơn và ngay cả ít thủ phạm hơn.

Câu hỏi cho sự thay đổi

Hình ảnh nào về phụ nữ được chấp nhận trong hệ thống đào tạo của mọi cấp xã hội và giáo hội? Bao giờ phụ nữ mới thực sự được lên tiếng nói về phụ nữ? Khi nào thì phụ nữ có thể thực sự cảm thấy “thuộc về giáo hội” chứ không là một công cụ chăm sóc mục vụ dường như chỉ để có tính hội nhập hơn? Khi nào thì có thể nói công khai về thần học giới tính mà không bị hiểu lầm và xuyên tạc? Khi nào thì có thể dạy vấn đề này trong các học viện và phân khoa giáo hoàng? Khi nào thì việc đào tạo nam tu sĩ và những người chịu chức sẽ được xem xét lại? Khi nào sẽ thực sự được tích hợp và nhân bản? Tại sao không nghĩ đến sự đồng hành nghiêm túc của các linh mục ngay cả sau khi được chịu chức? Mỗi quá trình trong bối cảnh thực tế, được yêu cầu cập nhật liên tục và kiểm tra định kỳ. Chúng ta là những phụ nữ, những người đàn ông trong sự tiến hóa không ngừng, chúng ta vấp ngã và chúng ta đứng dậy, chúng ta tất cả đều cần một “giám sát tốt” để không bị tồn tại chỉ vì chúng ta đóng một vai trò nào đó. Khi nào thì nỗi ám ảnh về một thế giới cảm xúc được chia sẻ và xây dựng bởi các ông, các phụ nữ lành mạnh, những người không sợ sẽ bị khắc phục? Tại sao các cơ quan ra quyết định thực sự của Giáo hội vẫn phải đấu tranh quá nhiều để trao quyền cho phụ nữ được phép tham dự vào các quá trình thảo luận?

Chúng ta được mời gọi để tố cáo đau khổ, tìm kiếm sự thật, gần gũi với những người có can đảm tố cáo mọi lạm dụng, nhưng điều này vẫn chưa đủ! Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm nỗ lực tìm kiếm và tìm ra các giải pháp, phương cách thay thế để lòng thương xót chữa lành và công lý được tái lập dù phải trả giá cao. Chúng tôi cảm thấy khẩn cấp không thể trì hoãn các quá trình trong đó chúng ta là tác giả, tác giả của “bóng ma tồn tại” có thể có, trong đó cuộc sống của tất cả chúng ta có thể trôi chảy và có thể làm điều này ngày càng tốt hơn.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Tìm hiểu vụ Rupnik qua sáu câu hỏi chính

Vụ Marko Rupnik, một tu sĩ Dòng Tên làm cả Dòng can dự theo