Kết luận: sách Công giáo trong tự do
Trích sách Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nxb. Salvator, 2019)
renepoujol.fr, René Poujol, 2022-01-30
Nếu tương lai của Giáo hội có một vai trò, đó là điều tôi tin, trong một thế giới phong phú đa dạng của nó, thì bản thân Giáo hội không thể thoát khỏi một số đa dạng nào đó, cũng như các tín hữu không tránh một hình thức trung thành nào đó trong tự do. Tự do của con cái Chúa. Tôi vẫn nghĩ, đó là trực giác sâu đậm của Đức Phanxicô. Nhưng chín năm sau ngài được chọn kế vị Thánh Phêrô, tôi tự hỏi: làm thế nào để thành công trong một cá cược như thế, khi một số người đáng lý nên là nghệ nhân cho sự đổi mới này: các hồng y, giám mục, linh mục… lại nuôi dưỡng sự ngờ vực hay thái độ chờ đợi với sự quan tâm của ngài?
Kết luận
Hôm đó, trong phòng khách căn nhà gia đình chúng tôi, cũng dùng làm phòng ăn trong những ngày lễ, cha tôi tiếp mẹ bề trên của cộng đoàn các nữ tu Saint-Joseph-de-Cluny. Ở Saint-Affrique, nơi chúng tôi sống, dòng điều hành trường trung học tư thục Jeanne d’Arc dành cho các cô gái trẻ, cha tôi làm chủ tịch hội phụ huynh. Đó là chuyến thăm xã giao, trước khi sơ đi nhận nhiệm sở mới. Tôi nghĩ, tôi đã hiểu giữa cha mẹ tôi, rằng có một quyết định hoàn toàn độc đoán chống lại sơ. Tôi không dự buổi nói chuyện. Nhưng tôi hiểu qua bữa ăn chiều, khi mẹ tôi nhắc lại mẫu đối thoại ngắn hài hước:
– Thưa ngài, ngài Poujol, ngài muốn gì thưa ngài, tôi phải vâng theo thánh ý Chúa!
– Theo thánh ý Chúa hay theo mẹ bề trên của sơ?
Năm đó tôi khoảng 14 hoặc 15 tuổi. Ngày đó tôi hiểu, trong Giáo hội, hai điều đó có thể không nhất thiết phải trùng hợp.
Đây là giai thoại đến trong đầu tôi một cách tự nhiên nhất, khi tôi nghe một linh mục trẻ khoảng bốn mươi, thường mặc áo chùng vui mừng cởi mở cho biết mình “dễ bảo với Chúa Thánh Thần” của các thế hệ thanh niên công giáo ngày nay, “họ không có chuyện gì phải giải quyết với Giáo hội”. Quý vị nhìn ánh mắt của tôi…
Bạn có nói “bạn dễ bảo với Chúa Thánh Thần” không?
Dễ bảo với Chúa Thánh Thần hay vâng lời với một quyền lực mới của hàng giáo sĩ? Và nếu đó là một “dễ bảo với Chúa Thánh Thần” mà cách đây nửa thế kỷ đã cảm hứng cho nhà văn trong quyển tiểu thuyết của tôi, chỉ chấp nhận nhận phần gia sản “sau khi kiểm kê tài sản” không? Vì có quá nhiều nguyên tắc kế thừa từ quá khứ, rút ra từ sách giáo lý, nên với nhân vật này, dường như trái ngược với lý lẽ đơn giản cũng như những gì nhân vật này hiểu và yêu thích từ các sách Phúc âm! Và nếu vẫn còn cùng “sự dễ bảo với Chúa Thánh Thần” mà tôi thấy mình nơi nhân vật của tôi, thì tôi đã cảm thấy được mời gọi, trong suốt cuộc đời, ít tái tạo điều tương tự hơn là đào sâu vào truyền thống tôn giáo của riêng tôi, để khám phá những phong phú đằng sau bẩn quặng những bổ sung liên tiếp, những táo bạo vượt ra ngoài những hãi sợ được dựng lên, những lời mời đối thoại chống lại sự cám dỗ của sự rút lui và tự tách biệt?
Trong một vài thập kỷ, nếu cuộc ly giáo âm thầm này đã làm cho hàng triệu người được nuôi dạy trong đạo công giáo xa rời Giáo hội, cũng là một hình thức còn tận căn hơn sự “dễ bảo với Chúa Thánh Thần” không? Tai tiếng ư, một số người sẽ nghĩ! Làm sao hình dung một sự bội giáo như vậy lại do Thần Khí soi dẫn? Nhưng ai đã nói về bội giáo nếu không phải là Vatican, như thể để biện minh tốt hơn cho sự bất động của họ, sự bất lực của họ để cân nhắc các câu hỏi của một số tín hữu? Bằng cách từ chối bất kỳ việc đặt vấn đề nào!
Tương lai của phúc âm cũng bị đe dọa trong các xã hội kỹ thuật và đô thị hóa của chúng ta
Đức Phanxicô có nói điều gì khác khi ngài phát biểu trước các giám mục Brazil ngày 27 tháng 7 năm 2013: “Có lẽ Giáo hội đã có câu trả lời cho thời thơ ấu của con người, nhưng không có cho tuổi trưởng thành của họ”. Khi nghe câu này, cả một gánh nặng mặc cảm tội lỗi được trút bỏ khỏi trái tim tôi. Người này hiểu chúng ta, đồng ý với ý tưởng rằng tương lai của phúc âm hóa cũng đang bị đe dọa ở đất nước chúng ta, không qua một lệ thuộc mới nào của kiến thức- quyền lực giáo sĩ mà qua “sự hòa nhập văn hóa của đức tin trong một xã hội dư thừa, kỹ thuật cao, khoa học, đô thị hóa, phức tạp” (Hervé Legrand) nơi mà lời nói của mỗi người đã rửa tội phải được nghe và chính trong sự phủ nhận của mình, một phần, đã làm cho nhiều con cái của Giáo hội xa Giáo hội.
Nhiều người trong số những người bị cho là “bội giáo” này sẽ đơn giản nhận ra chính mình trong hành trình thiêng liêng của tác giả Gustave Thibon: “Với tôi, Chúa trước hết là toàn năng là luật pháp cho tôi; rồi mới đến ánh sáng và tình yêu; cuối cùng là sự vắng mặt và màn đêm: và có lẽ trong chính điều này mà Ngài giống với chính Ngài nhất. Tôi sẽ chết như một đứa con hoang đàng của Giáo hội. Nhưng tôi hầu như không có hương vị của bầy đàn. Tôi như con chiên lạc trốn bầy vì tình yêu thầm kín với Mục tử. Chúa dường như thích người trở lại với Ngài hơn là người chưa bao giờ rời bỏ Ngài. Có lẽ vì họ đã đi tìm Ngài thay vì đi theo Ngài.”
Vượt lên những cãi vã xưa cũ
Trong kịch bản quyển tiểu thuyết của tôi, tôi đã hình dung sự cố tình cắt đứt giữa nhân vật của tôi và người bạn thơ ấu của anh, người ủng hộ một “Giáo hội muôn thuở”phải được bảo vệ bất chấp mọi trở ngại và nhất là cơn gió công đồng “đầu hàng” trước thế giới, sẽ chỉ kết thúc hai hoặc ba thế hệ sau đó. Và bây giờ, kinh nghiệm cụ thể của cuộc đời tôi kể từ những năm 1970, là nhà báo rồi sau đó là giám đốc biên tập, một giáo dân dấn thân trong đời sống Giáo hội của tôi, người hoạt động liên kết… đã xác nhận trực giác lãng mạn này. theo tôi và những người cùng lứa tuổi của tôi, những người ngày nay tiếp tục dạy một vụ kiện không-chuyển tiếp, thuộc thế hệ ngay sau thế hệ chúng tôi. Và không nghi ngờ gì, một thế hệ có thể đã cảm thấy mồ côi và bị bỏ rơi. Và đảm nhận sứ mệnh cuối cùng làm điều mà chúng tôi đã từ chối làm: truyền tải. Trong khi dòng đời trôi qua không chút khó khăn với những người trẻ ba mươi: Samuel, Paul, Grégory, Pierre, Domitien… những người không quan tâm đến những cuộc cãi vã này, những người hiếu kỳ, nhân từ nhận “câu chuyện cuộc đời” của tôi, nếu tôi biết chân thành và tôn trọng hành trình và cam kết của riêng họ! Sai lầm là luôn muốn nhắm việc trao truyền của người lớn tuổi nhất qua người trẻ tuổi nhất. Đã có lần khi tiếp xúc với họ, tôi cảm thấy tôi là người thừa kế đàn em của tôi. Và tôi tự hào được như vậy.
Và nếu chính những trang của quyển sách tôi sắp viết xong này là một dạng “dễ bảo với Chúa Thánh Thần” thì sao? Bởi vì những trang này muốn làm chứng, cùng với nhân vật trong quyển tiểu thuyết thời non trẻ của tôi, rằng trọng tâm đức tin không bị phá hủy mà được hồi sinh bằng cách tìm kiếm, không mệt mỏi, điều cốt yếu dưới phụ kiện, để “thở ở độ cao”, để chấp nhận rủi ro của cuộc gặp gỡ và đối thoại trong sự thật xô đẩy các xác tín của chúng ta.
Cái bóng luôn luôn hiện hữu của Quan tòa Dị giáo
Điều gì sẽ xảy ra nếu “sự dễ bảo với Chúa Thánh Thần”, ngày hôm nay cũng như hôm qua đơn giản chỉ là lời mời gọi con cái Chúa tự do chống lại mọi chủ nghĩa giáo quyền, cổ xưa hay hiện đại, thế tục hay trong hàng giáo sĩ, bảo thủ hay tiến bộ? Có một góc kín đáo trong thư viện của tôi, nơi lưu giữ khoảng mười lăm quyển sách tôi thường thích đọc lại. Có Nhật ký của Jean-René Huguenin, Có Các ghi chép thân mật của Marie Noël, có Sổ tay của Etty Hillesum, nhưng cũng có sách của Serge de Beaurecueil, Denis Vasse, Jean Delumeau, Marie-Alain Couturier, Albert Camus, Simone Weil… Trong “thánh của các thánh” này ẩn chứa một quyển sách rất nhỏ bề ngoài khắc khổ, vỏn vẹn vài chục trang: “Huyền thoại của Quan tòa Dị giáo“ của Dostoïevski. “Câu chuyện trong một câu chuyện” này trích từ sách Anh em nhà Karamazov, kể về sự trở lại của Chúa Giêsu Kitô ở Seville vào thời điểm khủng khiếp nhất của Tòa án Dị giáo. Ở đó Chúa Giêsu gặp những người như ngày xưa ngài đã gặp ở Ga-li-lê và làm rất nhiều vụ chữa lành, một lần nữa Ngài lại tạo sự hỗn loạn trong mắt những kẻ có quyền. Ngài bị bắt và bị tống vào tù theo lệnh của Quan tòa Dị giáo. Và chính ở đó, trong nhà tù, diễn ra cuộc đối thoại này, hay chính xác hơn là cuộc độc thoại không có một loại nào tương đương như thế trong văn học của chúng ta:
“Tại sao anh lại đến làm phiền chúng tôi? Tất cả đã được anh truyền cho giáo hoàng, nên mọi thứ bây giờ phụ thuộc vào giáo hoàng. Anh đừng đến đây làm phiền chúng tôi, ít nhất là trước (cuối) thời gian. Anh không muốn tước đoạt tự do của con người. Nhưng để tước đoạt tự do của con người thì phải cho nó bình an lương tâm. Vậy anh quên con người thích bình an và thậm chí thích cả cái chết, hơn là tự do phân định cái tốt cái xấu sao? Ồ! chúng ta sẽ biết cách thuyết phục để họ chỉ thực sự tự do bằng cách từ bỏ tự do của họ để có lợi cho chúng ta!”
Người chính thống giáo là Dostoïevski chắc hẳn đã rất vui khi viết quyển sách nhỏ này chống lại những người thần phục giáo hoàng ly giáo. Nhưng cả là một gánh nặng! Một sức mạnh!
Không có sự trung tín thật sự mà không có tự do
Đúng, tự do! Có thể có một quy tắc nào khác để hướng dẫn trong những thời điểm bất ổn và sụp đổ này không? Tự do đích thực giả định trước sự trung tín, cũng như lòng trung thành không thể được hình thành nếu không có tự do! Tự do “cho” nhiều hơn tự do “của”, để sử dụng một sự khác biệt thân thiết của Cha xứ Pierre. Bởi vì tự do không thể tự nó là cùng đích. Giáo hội dạy chúng ta, người phán xét cuối cùng cho hành động chúng ta là chính lương tâm chúng ta. Nhưng một “lương tâm sáng suốt” có vội vàng thanh minh không. Chúng ta không làm lại! Và chúng ta đoán được ở đây lời mời gọi khẩn thiết xem lại Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, tôi học được từ việc đọc sách của linh mục Timothy Radcliffe, cựu Bề trên Tổng quyền Dòng Đa Minh, rằng hồng y Newman vừa được phong thánh, “phân định ba thẩm quyền phân biệt rõ ràng trong Giáo hội: thẩm quyền của truyền thống, thẩm quyền của lý trí và thẩm quyền của kinh nghiệm, mà ngài đặt lần lượt trong hệ thống phẩm trật, trong trường đại học và trong cộng đồng tín hữu.”
Tự do cần ba hiểu biết này vượt ra ngoài giới hạn của huấn quyền. Và khi Đức Phanxicô, trong Tông huấn Niềm vui của Tình yêu, Amoris Laetitia, mở quyền tiếp cận các bí tích – trong một số điều kiện nào đó – cho cả những người ly dị và tái hôn và những người đồng tính, chúng ta có thể thấy rõ, ngài tôn trọng cách đọc này của thẩm quyền nơi huấn quyền, cân nhắc đến việc nghiên cứu thần học cũng như yêu cầu của các tín hữu, tóm tắt đó là cảm thức đức tin của người tín hữu, sensus fidei fidelium. Vì vậy, chỉ là rất cổ điển, dù cho một số người có thể lên án ngài!
Từ thực hành nghĩa vụ đến thực hành xác tín
Cuộc khủng hoảng mà Giáo hội đang trải qua không chỉ do tích tụ của các vụ bê bối về giáo quyền hoặc lạm dụng đủ loại, mà chúng ta còn lâu mới biết đến phần kết. Trong cuốn sách Làm thế nào thế giới của chúng ta không còn là kitô giáo (Comment notre monde a cessé d’être chrétien 1) tác giả Guillaume Cuchet đã đặt giả thuyết về sự sụp đổ của việc giữ đạo – của những ơn gọi có từ trước – tại bước ngoặt này vào những năm 1960 khi chúng ta “thoát khỏi văn hóa giữ đạo bắt buộc”. Ngắn gọn, sự xông tới của quyền tự do tin hay không tin, giữ đạo hay không trong một thế giới bị khoa học tràn vào, khám phá ra các tôn giáo khác, thói dửng dưng và chủ nghĩa vô thần gia tăng. Chúng ta có nên tiếc nuối, và nhân danh điều gì để từ giữ đạo bắt buộc qua giữ đạo vì xác tín không? Vào giữa thế kỷ trước, ở thời điểm thể chế giáo xứ còn hưng thịnh, François Mauriac đã nhận định: “Rước lễ lần đầu của đứa trẻ là dấu hiệu chính thức được tất cả mọi người công nhận rằng nó sắp từ bỏ Chúa Kitô và Giáo hội.”
Ngày chúa nhật, ở giáo xứ đầy màu sắc của tôi bên bờ sông Marne, vào lúc rước lễ, các trẻ em khoanh tay trước ngực lên bàn thờ rước lễ từ linh mục hoặc từ giáo dân phát bánh thánh và làm dấu thánh giá trên trán. Khi tôi được mời để cho rước lễ, tôi muốn thêm vài lời sau đây: “Xin Chúa chúc phúc và gìn giữ con.” Tôi rất ngưỡng mộ những người bỏ thì giờ để thức tỉnh niềm tin này. Nhưng tôi tự hỏi, trong mười lăm năm nữa, có bao nhiêu em bé này sẽ hoàn toàn tự do quyết định mình có tiếp tục là tín hữu kitô hay không? Như tôi đã nói, với những người cùng thế hệ tôi, “vết thương” vẫn còn nóng khi nghe mình bị trách móc, hơn cả lý do, vì sao đã không thể trao truyền đức tin. Và thường cũng từ muệng những người này nhắc nhở chúng ta, đó là “ơn Chúa.” Tôi nhớ tôi đã tranh luận chủ đề này trên mạng xã hội với cha Grosjean ở Padreblog. Nhưng chính ngài, ngày 6 tháng 11 năm 2018 trên kênh RCF đã ngạc nhiên khi thấy:
“Có bao nhiêu người trẻ, những người đã nhận được tất cả mọi thứ, đã đi hướng đạo, đã sinh hoạt trong giáo xứ, trong các ban tuyên úy, đôi khi đã buông hết ở tuổi 25. Chuyện gì đã xảy ra? Họ “nhận” vậy mà hôm nay họ không còn đi lễ, không còn giữ đạo, không đi xưng tội nữa.”
Từ bỏ cá nhân hay những biến động của nền văn minh?
Vì thế, sẽ không chỉ có chúng ta “thất bại”… mà thực sự có thất bại không?
Và nếu chính chúng ta, như chúng ta thường bị cáo buộc, là mắt xích yếu đuối trong việc truyền tải, thì trách nhiệm thuộc về phần nào, ở nguồn, ở những người là cha mẹ, là nhà giáo chúng ta không? Vì rốt cuộc, có phải họ cũng đã thất bại trong việc chia sẻ hiểu biết và xác tín với chúng ta, không cho chúng ta biết hương vị hoặc lý do để đến lượt chúng ta, chúng ta truyền tải cho một thế giới bị đảo lộn không? Một phiên tòa vô nghĩa không tính đến những đứt gãy văn hóa đã đánh dấu thời buổi này và áp đặt lên tất cả. Phiên tòa vô nghĩa gấp đôi, để trấn an những người nuôi dưỡng nó, yêu cầu chúng ta vạch ra thủ phạm ở những nơi không có. Thể chế đã dùng ngôn ngữ kép trong vấn đề này. Tôi vẫn còn nghe hồng y Jean-Marie Lustiger phỉ báng trên các phương tiện truyền thông những người công giáo “nguội lạnh” này về tội không trao truyền. Ngài nói, ngài thấy ở đây nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng mà Giáo hội đang phải trải qua. Nhưng đồng thời, ngài là khách mời danh dự trong bữa ăn tối do Tạp chí Hai Thế giới (Revue des Deux Mondes) tổ chức, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đại sứ, trí thức và công chức cao cấp, tôi nghe ngài bình tĩnh giải thích với cử tọa, rằng đã tìm được nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này, cũng như nhiều cuộc khủng hoảng khác, trong những biến động văn minh mà chúng ta không có chìa khóa.
Và Phanxicô đã đến!
Trong suốt những năm này, tôi làm việc trong ngành báo công giáo, tôi quan sát thấy sự già đi của những người có đức tin, dù có những làn gió tươi mát của những Ngày Thế Giới Trẻ và ngoại lệ của một số giáo xứ thành thị, nhưng không đủ để lật ngược xu hướng; tôi đã gặp các linh mục, phó tế, tu sĩ, nam nữ giáo dân, các giám mục, say mê và kiệt sức vì sứ vụ; bên cạnh một vài vị thánh; tôi khâm phục trí thông minh bền bỉ và lòng dũng cảm của các thần học gia bạn; xúc động với niềm tự hào và lòng biết ơn với một số sáng kiến của giáo hoàng; bị cản trở với quá nhiều căng thẳng, rụt rè và sự khép kín về mặt giáo lý; chiến đấu cơn buồn bã Savonarola; từ chối dự vào các chiến lược chỉ trích thể chế có hệ thống; đau khổ, cùng với những người khác, chịu đựng những tai tiếng đã làm ô uế Giáo hội và thậm chí còn nhiều hơn nữa do xu hướng bóp nghẹt; nghe thố lộ đau đớn của các ông, và cả các bà, những người cảm thấy bị anh em đức tin loại trừ mình; với quả tim nặng trĩu thấy sự từ bỏ mà không hề hối tiếc rõ ràng nào về việc giữ đạo hoặc thuộc về tôn giáo của những người bạn cũ; ca ngợi nhiệt huyết, trí tưởng tượng và lòng quãng đại của thế hệ trẻ; tố cáo sự trỗi dậy của chủ nghĩa khinh miệt tôn giáo trong xã hội chúng ta, sự tẩy chay và thiếu văn hóa của nhiều phương tiện truyền thông; lấy làm tiếc về việc một số môi trường công giáo từ chối đối thoại với thế giới; đôi khi giả định rằng những lời chỉ trích và những lời chê bai như cái giá của một quyền tự do ngôn luận nào đó; và cũng biết ơn vì những những chứng từ công nhận và sự tin tưởng luôn kín đáo, đến “từ trên cao”; tuyệt vọng, thường xuyên, khi thấy tổ chức bị tê liệt bởi điều mà theo tôi dường như là tầm nhìn sai lầm, thậm chí tồi tệ hoặc tự mãn về sự vâng lời của người kế vị Thánh Phêrô…; và cuối cùng cầu nguyện để Giáo hội của tôi thức tỉnh! Và Phanxicô đã đến!
Ngài đến để khẳng định các định hướng của công đồng, vốn đã nuôi dưỡng hy vọng cho những năm tháng tuổi trẻ của tôi, ngài nói đến chào đón, cởi mở, tha thứ và dịu dàng cho những tổn thương của cuộc sống; mời chúng ta lắng nghe thế giới chúng ta đang sống, đó không chỉ diệt vong; phải nhanh chóng bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta và không đóng cửa với người nước ngoài; ngài thúc đẩy sự đa dạng trong đường lối mục vụ hợp pháp để đáp ứng với các thực tại của chính những đa dạng mà không sợ làm suy yếu sự hiệp nhất của Giáo hội hoặc sự toàn vẹn đức tin; hãy tưởng tượng một chỗ đứng công bằng hơn cho phụ nữ và giáo dân trong Giáo hội, quyền tự quyết cao hơn cho các giám mục quốc gia, tự do hơn cho việc nghiên cứu thần học, không bị ám ảnh về việc biện minh cho các quan điểm của Huấn quyền… Khi làm như vậy, ngài đã không ngăn cuộc khủng hoảng làm nặng thêm hay cũng không ngăn được những người gièm pha tuyên bố ngài sẽ chịu một phần trách nhiệm nặng nề.
Tôi thấy phác thảo của những phản xạ co cụm căn tính
Đứng trước mối đe dọa của những sụp đổ mới, với giáo sĩ khan hiếm, với lượng tín hữu sút giảm, với khó khăn tài chính, những lời chỉ trích phát sinh từ mọi phía… tôi thấy phác thảo của những phản xạ co cụm căn tính, để phòng thủ, để bảo vệ. Tôi quan sát gần đây các nhà sử học nổi tiếng xuất bản các tác phẩm, họ triển khai một loại biện giải cho công giáo mà không có một tự phê bình hay xem xét thực tế nào. Tôi thấy việc triển khai các phương thức tổ chức dường như đã lỗi thời với tôi. Tôi cảm nhận có những pháo đài của các giáo phận mà ngày mai sẽ chỉ còn là những lâu đài cát. Tôi quan sát thấy sự say mê của một thế hệ linh mục mới với một viễn tượng về chức tư tế mà theo tôi dường như không còn phù hợp với sự trưởng thành tín hữu kitô. Tôi bực tức khi nghe từ miệng người này, người kia rằng bậc sống độc thân linh mục là “kho tàng quý giá nhất của Giáo hội” (Cha xứ Amar), trong khi kho tàng này là Chúa Kitô và cùng với Ngài là những người đã được rửa tội. Tôi nhận thấy các chiến lược truyền bá phúc âm lớn không che được các chiến lược quyền lực khác, với rủi ro, phi lý thuyết, khi nhìn các cộng đoàn đã đặc biệt thành khối u nang của những Giáo hội trong Giáo hội.
Khiêm tốn lắng nghe thế giới
Tôi thấy nảy sinh một loại cám dỗ chống lại thế giới, với lý do nó phớt lờ chúng ta, coi thường chúng ta hoặc chống lại chúng ta, những đức tính của một đô thị kitô đầy mộng tưởng, hoàn toàn không có mọi thỏa hiệp. Như thể các Quốc gia Giáo hoàng, cho đến khi nước Ý thống nhất, đã để lại ký ức về sự hóa thân hoàn hảo của Đô thị của Chúa! Như thử khẩn cấp là phải biến mình thành khuôn mẫu hoặc cứu, bằng cách bảo tồn nó, “bầy đàn nhỏ” sắp tuyệt chủng. Dĩ nhiên phải hiểu trong suốt lịch sử, sức mạnh của dân tộc do thái, “những người được chọn” ít có khuynh hướng thuyết phục người tân tòng, là từ khả năng, thường là anh hùng của họ để tồn tại trong lòng trung tín. Nhưng ngược lại, thiên tài của kitô giáo mang tính phổ quát, có thể chết cho chính mình để tái sinh vào các nền văn hóa và nền văn minh mới để được “vỗ béo bằng Phúc âm” như tác giả yêu mến Joseph Delteil đã viết đó sao? Thêm một lần nữa, thách thức bây giờ là thách thức của một hội nhập văn hóa, mà trước hết là giả định, khiêm tốn lắng nghe thế giới như nó vốn là, chứ không như chúng ta mơ ước đó sao? Và liệu chúng ta còn ở đó không nếu chúng ta vẫn thận trọng trong lời “ở trong thế gian mà không thuộc về thế gian”. Khi đó, chúng ta buộc phải nghi ngờ Charles Péguy: “Bởi vì họ không có đủ can đảm thuộc về thế gian, họ nghĩ rằng họ là của Chúa.”
Điều gì sẽ xảy ra nếu trong những thời khải huyền này, mà người công giáo nên biết đó là những thời ít thảm họa hơn là thời mạc khải, thì “sự dễ bảo với Chúa Thánh Thần ” đã mời gọi họ dám đa dạng hóa trong tự do và trung thành đó không? Ích gì kéo dài quá nhiều cuộc cãi vã, thường đi kèm với việc loại nhau ra khỏi giao tiếp, thực tế là phải biết liệu sự cấp bách sẽ là ánh sáng của thế giới, hơn là muối của đất hoặc men của bột, khi các sách Phúc âm kêu gọi cả ba không? Bởi vì nếu thực tế, đặt một ngọn đèn dưới bình chữa cháy không có ý nghĩa gì, thì việc từ chối chôn muối hoặc men trong bột cũng không có ý nghĩa gì hơn! Và những lời ca ngợi đạo công giáo “rõ ràng” và “mạnh mẽ” thì cũng đừng quên câu chuyện trên đường Ê-mau, các môn đệ hầu như không hé một lời khi Chúa Giêsu “giải thích cho họ bằng tất cả Kinh thánh những gì liên quan đến Ngài” nhưng chính ở bàn quán trọ, họ mới nhận ra Ngài khi Ngài “bẻ bánh”.
Sợ rằng sự đa dạng đến đe dọa sự thống nhất…
Nhưng sự đa dạng là đáng sợ hay ít nhất là nó chất vấn. Tháng 10 năm 1981, cùng với người bạn Jean-Claude Escaffit, ký giả của báo La Vie, chúng tôi tổ chức một hội thảo báo chí ở Lộ Đức, trong khuôn khổ cuộc hành hương Mân Côi do các cha dòng Đa Minh tổ chức. Mỗi ngày, chúng tôi bình luận thời sự “trong ngày” cho khoảng hàng ngàn khách hành hương tụ tập tại một trong các sảnh của thánh địa. Hôm đó, chúng tôi phải vội vàng làm sáng tỏ vụ ám sát Tổng thống Anouar el-Sadat ở Cairo, người vừa phải trả giá bằng mạng sống của mình cho các cuộc đàm phán hòa bình với Israel. Vì đã có sự đồng ý ít nhiều giữa chúng tôi về việc phân tích sự kiện và như chúng tôi đã đề cập, một ngày trước đó, trước những khó khăn của báo chí công giáo, một người tham gia đã đặt câu hỏi với chúng tôi: “Tại sao báo chí công giáo lại đa dạng như vậy, có nguy cơ làm suy yếu nó, trong khi các bạn tất cả đều quy chiếu vào một Tin Mừng?” Câu hỏi hay mà tôi thường thấy trong suốt sự nghiệp làm báo của tôi. Chúng tôi trả lời liên quan đến “cùng một Tin Mừng”, nhưng, trong sự khôn ngoan cao cả của mình, Giáo hội đã chọn bốn trong số đó, không phải tất cả đều nói cùng một điều, để tường thuật về cuộc đời của Chúa Kitô và cố gắng làm cho chúng ta thấm nhập vào mầu nhiệm của Ngài.
Vào thời điểm nhà xã hội học Yann Raison du Cleuziou, trong một tác phẩm hấp dẫn2 xác định “các quan sát viên” là thiểu số phản kháng (bảo thủ) nhất của công giáo Pháp, có nguy cơ ám chỉ chính từ họ mới phác họa ra sự canh tân của họ, những người muốn thành “tín hữu kitô cởi mở” kêu gọi mở Công đồng Vatican III để kết thúc sự đổi mới của Công đồng trước đó. Tôi không tin, ngày mai, có cơ may quay trở lại hình thức Giáo hội tiền công đồng, cũng không tin một hội đồng giám mục thế giới mới không thể tổ chức ở một nơi duy nhất, chỉ tính đến số lượng của họ. Và tôi nghĩ, để thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan này, Đức Phanxicô cố gắng mở ra cho chúng ta chủ nghĩa đa nguyên, kể cả học thuyết và tính đoàn thể. Chắc chắn ngài nhận thức được, việc bám vào sự bảo vệ quyết liệt về tính đồng nhất có thể phản tác dụng, nơi dường như sự hiệp nhất không tồn tại hoặc không còn tồn tại. Từ những ngày Essentiel’Mans của tháng 10 năm 2013, được giáo phận Sarthe tổ chức, nơi tôi được giao làm điều phối viên sinh hoạt, tôi nhớ suy nghĩ này của sư huynh Émile của cộng đoàn Taizé: “Nơi mà chúng ta nghĩ sự hiệp nhất có được, quyền lực được kích động bởi sự sợ hãi đi chệch khỏi sự thật; nơi mà tính hiệp nhất còn phải làm, thì quyền lực đương nhiên chú ý đến tính phức tạp của sự thật.” Có lẽ đây là bước quyết định đã được thực hiện giữa Đức Phanxicô và các vị tiền nhiệm của ngài.
Ảo tưởng quay về với “Giáo hội muôn thuở…”
Tôi cũng không tin vào những hoang tưởng đồi trụy được nuôi dưỡng trong một số môi trường nào đó, thích một mật nghị mới, mà cuối cùng sẽ đến, quay về một con lắc “cứu” Giáo hội. Nhìn lại, Đức Phanxicô chưa bao giờ là một “thời kỳ tồi tệ để trôi qua” trước khi tìm lại một Giáo hội như mọi khi. Điều này sẽ lên án người công giáo chẳng khác gì một giáo phái không dính gì với thực tế, trong chốc lát đã nằm ngoài lịch sử nhân loại. Liệu sự “cởi mở” của Đức Phanxicô có đủ để đưa những người đã xa Giáo hội và những người chưa hoàn toàn đoạn tuyệt với di sản này trở lại không? Hay ngược lại, sự cởi mở này có củng cố họ về tính hợp pháp của một sự mơ hồ dính kết mà không dấn thân và tham gia vào đời sống của cộng đồng không? Ở đây, với từng người, chúng ta có một lời mời về tính nhất quán và trách nhiệm. Chúng ta có thể đổ lỗi cho Giáo hội vì sự bất động của Giáo hội và khi một giáo hoàng mạo hiểm thay đổi, thì chúng ta lại làm như không có gì xảy ra không? Vì thế, có thể trong ngắn hạn, Đức Phanxicô sẽ thất bại và các đối thủ của ngài sẽ làm ngài phải trả giá đắt cho điều này, với ý định đã nêu – ảo tưởng – là “cứu những gì còn có thể cứu được” và ngài sẽ phải hy sinh. Tuy nhiên, không trút bỏ thử thách, không đặt vấn đề, thì không có bước vọt lên để cứu. Tôi tin Đức Phanxicô biết điều này và ngài chấp nhận, bất kể ngài phải trả giá nào, là giáo hoàng, là người sẽ tạo ra thời khắc quyết định này trong lịch sử Giáo hội. Bởi vì ngày nay, và đối với Giáo hội, thử thách chủ yếu không phải là chinh phục và chiêu dụ dưới hình thức truyền bá phúc âm hóa, nhưng là sự thật với chính mình và với thông điệp của nó.
Mặt đất, bỗng sụt đi
Các cánh cửa mở ra với Công đồng Vatican II, ngay cả khi chúng làm gió thổi ngược, sẽ không đóng lại, bởi vì chúng đánh dấu sự hiểu biết sâu sắc hơn về sứ điệp kitô giáo trong một thế giới đang trải qua nhiều thay đổi sâu sắc. Một hồng y đã từng hỏi đại tướng De Gaulle: liệu chúng ta có thể tiếp tục ca ngợi Giáo hội về lòng can đảm tiên tri của Công đồng Vatican II, ngay cả khi khan hiếm ơn gọi và nhà thờ không còn giáo dân không? Đại tướng trả lời, vào năm 1959, vụ vỡ đập Malpasset làm 423 người thiệt mạng không phải do cấu trúc đập mong manh, nhưng do đất, đột ngột sụt.
Do đó, chúng ta phải liều lĩnh, với đôi mắt rộng mở, chủ nghĩa đa nguyên mà Thánh Phaolô đã hiểu từ Giáo hội sơ khai và đã làm cho ngài khôn ngoan viết trong thư thứ nhất gởi tín hữu Cô-rin-tô: “Những sự chia rẽ giữa anh em, thế nào cũng có, nhưng nhờ vậy mới rõ ai là người đạo đức chắc chắn.”
Nói điều tương tự, nhưng một cách khác!
Qua các trang sách này, tôi muốn nói với Giáo hội của tôi, rằng qua nhiều thế kỷ và cho đến tận bây giờ, quá nhiều chủ nghĩa tập trung, giáo quyền, giáo điều, chủ nghĩa đạo đức… đã dập tắt ngọn lửa nhiệt thành của Tin Mừng và làm nản lòng nhiều tín hữu “thiện tâm”, họ đã ra đi! Với anh em kitô giáo của tôi, tôi muốn chia sẻ niềm xác tín của tôi, rằng chúng ta bước đi trong tình huynh đệ bên cạnh những người cùng thời với chúng ta dường như cấp bách đối với tôi hơn là không ngừng giảng cho họ, và đối với chúng ta, hãy chấp nhận bản thân là khác biệt trước khi đưa ra những vụ kiện ngụy tạo chống nhau về sự bất trung. Đối với các bạn công dân đất nước tôi, những người mà tôi cùng chung số phận, tôi muốn nói, người công giáo chúng ta không đòi hỏi độc quyền về đức hạnh hay lòng quãng đại, nhưng việc tin vào Thiên đàng không làm cho chúng ta có quyền lên tiếng công khai trong các cuộc tranh luận liên quan đến tương lai chung của chúng ta và hành trình đi tìm ý nghĩa của dân tộc chúng ta.
Trong nửa thế kỷ, ước muốn của nhân vật anh hùng trong quyển tiểu thuyết của tôi chỉ chấp nhận di sản kitô giáo “dưới quyền lợi của việc kiểm kê”, đã trở thành động cơ của cuộc đời tôi và chắc chắn là số phận chung – số phận có hàng trăm khuôn mặt – của thế hệ mà tôi thuộc về. Hôm nay tôi nghĩ tôi có thể kết luận, cùng với thần học gia Yves Congar, rằng khi nói đến trọng tâm đức tin mà tôi hằng gắn bó: “Cách duy nhất để nói cùng một chuyện, trong bối cảnh đã thay đổi, là nói cách khác.”
Và rằng cuộc chiến này là vô tận!
- Làm thế nào thế giới của chúng ta không còn là kitô giáo (Comment notre monde a cessé d’être chrétien, Guillaume Cuchet, nxb. Seuil, Paris)
- Một cuộc phản cách mạng của công giáo (Une contre-révolution catholique, Yann Raison du Cleuziou, Nxb. Seuil, Paris)
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Hệ sinh thái, di cư: thách thức ở hai đầu