Những người di cư ở Malakal, Nam Sudan chờ Đức Phanxicô

34

Những người di cư ở Malakal, Nam Sudan chờ Đức Phanxicô

Trong chuyến tông du Nam Sudan, chiều thứ bảy 4 tháng 2, Đức Phanxicô sẽ gặp những người tản cư trong nước. Các cuộc xung đột vẫn còn tiếp diễn đã làm cho hàng ngàn người dân không nhà không cửa. Những người tị nạn mới này hy vọng Đức Phanxicô sẽ tạo áp lực lên các nhà lãnh đạo của họ.

la-croix.com, Augustine Passilly, Malakal, 2023-02-04

Một phụ nữ bên ngoài khu trại được dựng lên ở Malakal, Nam Sudan tháng 6 năm 2016. ALBERT GONZALEZ FARRAN/AFP

Các căn lều đã là nơi ở của học sinh ở Malakal, thủ phủ của tỉnh bang Thượng sông Nile, giáp với Sudan. Đi chân không trên nền đất đầy bụi, các em bé chơi đùa giữa các căn lều có in logo Liên Hiệp Quốc. Que kẹo mút là còi thổi, đất pha loãng là sơn… Mỗi lon nước buổi sáng, Angelina Ajak trượt ngã giữa những khuôn mặt trẻ thơ mũm mĩm và những cụ già bám vào cành cây làm gậy. Một người đàn ông mệt mỏi nói: “Trong 10 năm, chúng tôi đã chạy từ nơi này đến nơi khác.”

Người cựu nông dân này là một trong những người sống sót sau làn sóng xung đột khác bắt đầu tháng 8 năm 2022 và vẫn còn tiếp diễn. Bất chấp hiệp định hòa bình được ký kết năm 2018, cuộc nội chiến vẫn tiếp tục đẫm máu ở quốc gia non trẻ nhất thế giới này. Ba năm trước, Đức Phanxicô đã hôn chân hai nhà lãnh đạo chính để xin họ hòa giải, nhưng vô ích. Tuy nhiên những người tị nạn đã về Malakal hy vọng sẽ thấy cuộc sống của họ được cải thiện nhờ chuyến đi của Đức Phanxicô, ngài đến đây từ ngày thứ sáu 3 tháng 2 đến chúa nhật 5 tháng 2, thủ đô chỉ cách đây 500 cây số nhưng chỉ có thể đến bằng máy bay.

Các em bé trong trại viết thư cho giáo hoàng

Một phái đoàn sẽ lên đường. Nyango Gabriel, 12 tuổi, sẽ đại diện các em trong trại để nói với Đức Phanxicô: “Con sẽ làm cho tiếng nói của chúng con được nghe.” Trong một thư gởi cho Đức Phanxicô, cô gái bày tỏ sự khẩn cấp của “hòa bình, an ninh, bảo vệ, tự do ngôn luận và giáo dục vì các em bé không được đến trường”.

Hầu hết các lớp học đã bị ngưng khi các cơ sở bị chiếm đóng, do thiếu các địa điểm phân bố vì có hơn 13.000 người mới đến, ngoài 34.000 người phải di cư vì các cuộc đụng độ trước đó và lũ lụt tàn phá. Trong những trường hợp này, cha mẹ học sinh không thể trả học phí.

Bà Achol Aban nói: “Tôi không có gì cho các con ăn khi chúng thức dậy, cả ly trà cũng không có. Người mẹ có 7 đứa con này đã mất chồng khi chạy trốn khỏi ngôi làng bị tấn công. Để bổ sung cho khẩu phần lúa miến, đậu lăng và dầu ăn ít ỏi hàng tháng do Chương trình Lương nông Liên Hiệp Quốc phân phát, người góa phụ bán củi nhặt quanh trại, công việc không có bao nhiêu thu nhập so với việc bà nấu bia trước đây. Bà là tín hữu tin lành, bà nói: “Điều duy nhất chúng tôi có thể làm là cầu nguyện, tôi mong giáo hoàng sẽ làm ngưng tiếng súng.”

Người tị nạn chứng kiến sự lạm dụng

Bà Josephina John cũng là tín hữu tin lành, bà nói: “Ngài là người của Chúa. Ngài sẽ cầu nguyện cho Nam Sudan và điều đó sẽ làm thay đổi tình hình. Có thể hòa bình sẽ đến và chúng tôi có thể về nhà,” trước đây bà bán bánh rán, bà vào trại ngày 15 tháng 12, sau cuộc hành trình kéo dài một tháng.

Khi đi trốn để thoát khỏi sự tấn công dữ dội của dân quân, bà bị một dân quân bắt, bà có 8 đứa con, bà nói: “Họ giết chồng các ông chồng của chúng tôi trước mặt chúng tôi, họ đánh đập, cắt cổ hoặc bắn các nạn nhân.” Cô Monica James, 19 tuổi, đã chứng kiến các hình thức lạm dụng này trước khi trốn thoát. Chị, dì và bạn của cô không được may mắn như cô: “Những kẻ tấn công này đã lấy các bà, các cô họ bắt làm vợ”, cô thở dài kể, cô nghi không biết giáo hoàng có thuyết phục được các chính trị gia hay không.

Giáo viên người công giáo Rajpiny Liebo đã phải di cư năm 2015 nói: “Những chia rẽ trong dân chúng là kết quả của chiến thuật của các nhà lãnh đạo. Họ dùng sự bất ổn để chiếm đoạt tài nguyên của chúng tôi. Trong khi mọi người phải lo chiến đấu hoặc chạy trốn khỏi xung đột, họ không đòi phải có đường xá, bệnh viện hoặc nước uống. Trách nhiệm là của các nhà lãnh đạo, họ phải lo cho dân nhưng họ không lo. Đức Phanxicô đến Nam Sudan làm chứng cho tình đoàn kết của ngài với người dân Nam Sudan, nhưng vấn đề là ở nơi các nhà lãnh đạo chúng tôi, không phải của người công dân bình thường.”

Cách trại 5 cây số, thành phố Malakal còn lưu lại vết tích của chiến tranh. Xác những chiếc xe cháy đen chưa bao giờ dọn sạch. Nhưng một bình yên tương đối được ổn định nhờ cố gắng của chính quyền địa phương. Từng chút một, những người lưu vong tái định cư, hồi sinh thành phố đã từng có hơn 100.000 người dân và gần như bị bỏ hoang vào cao điểm của cuộc xung đột.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Một Giáo hội cúi xuống nỗi đau của những người sống bên lề

 Tại Nam Sudan, Đức Phanxicô gặp các các người tị nạn

Tại Nam Sudan, Đức Phanxicô nhắc các nhà lãnh đạo giữ lời hứa hòa bình của họ

Chiều thứ bảy 4 tháng 2, Đức Phanxicô gặp những người tản cư trong nước tại Hội trường Tự do.

Cảnh đau thương trong các trại.