Chúa nhật 3 tháng 7-2020, Đức Phanxicô cử hành thánh lễ theo “nghi thức zarois” tại Đền thờ Thánh Phêrô với các linh mục Congo. Đây là hình thức duy nhất của nghi thức Rôma thích ứng với văn hóa địa phương, vì tôn trọng cả truyền thống thánh lễ Rôma và Congo.
lavie.fr, Caroline Celle, 2022-07-07
Hôm nay Đền thờ Thánh Phêrô trang nghiêm mang khung cảnh rực rỡ với màu sắc và niềm vui. Ngồi mỉm cười, Đức Phanxicô chào đoàn rước Congo trong y phục truyền thống, vừa đi vừa nhảy múa dâng lễ vật trước bàn thờ.
Những hình ảnh lạ lùng này là theo nghi thức thánh lễ của “Sách lễ Rôma cho các giáo phận Zaïre” còn được gọi là “Nghi thức zaïrois” vì phụng vụ được điều chỉnh để phù hợp với văn hóa của đất nước. Một thánh lễ như vậy chỉ diễn ra một lần trong lịch sử của Đền thờ Thánh Phêrô năm 2019.
Tháng 7 năm 2022, bị buộc phải hủy chuyến tông du Cộng hòa Dân chủ Congo vì lý do sức khỏe, Đức Phanxicô đã cử hành một thánh lễ rất đặc biệt. “Nghi thức zaïrois” trên thực tế là nghi thức duy nhất được Tòa thánh chấp thuận, như một thể loại khác của nghi thức rôma. Linh mục tuyên úy người Congo ở Paris, cha Noël Mpati đã đi Rôma để dự thánh lễ này, cha chỉ đứng cách Đức Phanxicô mười mét, cha nói: “Khi tôi đứng trước bàn thờ với khoảng ba mươi linh mục của nghi lễ zạroi. Khi bước vào Đền thờ Thánh Phêrô, tôi vô cùng xúc động vì chúng tôi thực sự ở trọng tâm của Giáo Hội Mẹ!”
Một công việc lâu dài
Thánh lễ châu Phi được cử hành tại Vatican đã làm nhiều người ngạc nhiên vì ca hát nhảy múa theo nhịp trống là điều không bình thường ở đây và cũng không phải là một phần của phụng vụ phương Tây. Tuy nhiên, nghi thức zaïrois (từ Zaïre, tên của Cộng hòa Congo cũ) hoàn toàn phù hợp với phụng vụ của Giáo hội, và tiêu biểu cho một mô hình hội nhập văn hóa. Thuật ngữ kitô giáo và truyền giáo này có nghĩa là Tin Mừng thích ứng với văn hóa của các quốc gia địa phương.
Nỗ lực thích ứng đòi hỏi hàng chục năm làm việc giữa các giám mục Congo và Tòa Thánh. Thực sự là từ Công đồng Vatican II, với hiến chế Sacrosanctum concilium, các giáo hội của mỗi quốc gia đã có thể bỏ thánh lễ tiếng la-tinh và cử hành thánh lễ bằng ngôn ngữ bản địa.
Cha Noël Mpati nhắc lại: “Ở châu Phi, chỉ những người trí thức mới hiểu được thánh lễ la-tinh. Vì thế, các giám mục Congo đã tận dụng Công đồng Vatican II để tạo một phụng vụ sống động và ý nghĩa cho giáo dân. Họ đưa ra các đề xuất với bộ Phụng tự Rôma, bộ đã xem xét và sửa chữa bản thảo của họ trong những năm 1970, trước giai đoạn thử nghiệm kéo dài một thập kỷ tại các giáo hội địa phương.”
Năm 1988, nghi thức zaïrois được Tòa Thánh chính thức phê chuẩn vì dựa trên Sách Lễ Rôma. Giáo dân ngày nay cử hành cùng những lời cầu nguyện, cùng một Bí tích Thánh Thể và có cùng một lịch như Nghi lễ Rôma.
Giơ tay lên trời
Họ là một phần không thể thiếu của Giáo hội la-mã và xem giáo hoàng là “người đứng đầu” Giáo hội, nghĩa là người bảo vệ cho tất cả người công giáo. Chức năng bảo vệ này phản ánh lại hình ảnh các nhà lãnh đạo truyền thống châu Phi, đại diện của các cộng đồng lãnh thổ có quyền lực dựa trên uy tín và thiêng liêng. Trang phục của các linh mục theo nghi thức zạroi, qua các trang sức cũng biểu tượng cho “quyền thủ lãnh” của Chúa Kitô.
Với mong muốn thích ứng phụng vụ la-mã và với văn hóa địa phương, các thánh lễ Congo rất năng đông, với một công chúng rất ủng hộ, họ ca hát và nhảy múa trên băng ghế nhà thờ. Khi bắt đầu thánh lễ, linh mục cầu nguyện với các thánh và tổ tiên, và các nhạc cụ địa phương như trống thay cho đàn organ. Linh mục Noël Mpati, giáo xứ Thánh Bênađô của người Congo ở Paris, giải thích: “Đôi khi giáo dân Pháp đến dự thánh lễ của chúng tôi, họ bị sốc vì tiếng ồn và những trao đổi sôi nổi xung quanh họ. Họ là những người duy nhất vỗ tay khi kết thúc bài hát vì họ xem bài hát là bài trình diễn, nhưng với chúng tôi, đây chỉ là đơn thuần tham gia vào phụng vụ. Thật vậy, chúng tôi cử hành như Thánh vịnh nói: bằng cách vỗ tay, và giơ tay lên trời.”
Trong cộng đồng công giáo Congo, các vấn đề khác về phụng vụ vẫn còn đang được thảo luận như việc điều chỉnh bánh và rượu của bí tích Thánh Thể sao cho phù hợp với văn hóa địa phương. Vì thế việc dùng hạt kê thay cho lúa mì sẽ giúp tránh được vấn đề cung cấp trong các giáo xứ, vì loại ngũ cốc này được trồng nhiều ở châu Phi.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Nghi thức zaïrois, mô hình phụng vụ độc đáo thích ứng với văn hóa châu Phi