Những gì còn lại trong phim của Gad Elmaleh? Còn nhiều lắm
Gad Elmaleh và cha mẹ của ông trong phim Con ở lại một chút. © Laura Gilli
fr.aleteia.org, Jean Duchesne, 2022-11-22
Một trong những công lao to lớn của phim “Con ở lại một chút” là nhắc lại, biên giới giữa do thái giáo và kitô giáo đã được thấm. Vì Giáo hội đã nhận rất nhiều từ Do thái như cố hồng y Aron Jean-Marie Lustiger đã cho thấy. Nhà văn Jean Duchesne là người thực hiện di chúc văn chương của ngài.
Còn gì để nói về phim Con ở lại một chút của Gad Elmaleh? Các phương tiện truyền thông công giáo đã nói nhiều, viết nhiều vì cuốn phim nói về một người do thái sắp rửa tội. Các nhà phê bình điện ảnh bình luận rất nhiều về cuốn phim bất bình thường nhưng họ lại sở trường: chứng từ biến thành hư cấu, khi các nhân vật chính ngoài đời đóng vai của mình trong phim. Dĩ nhiên các trang “đại chúng” khai thác câu chuyện gia đình chung quanh nhân vật nổi tiếng dám phiêu lưu ra ngoài lãnh vực nổi tiếng của mình. Và nam diễn viên kiêm đạo diễn, được nhiều người mời cũng đã trả lời rất nhiều phỏng vấn, ông tự giải thích, không để mình bị xếp vào một ô nào riêng biệt. Nhưng chúng tôi cũng mạo hiểm đưa ra một vài phản ánh.
Tôn giáo: nội tâm nhiều hơn là ngoại tâm
Trước hết chúng ta không nên kén chọn khi tin tức thời sự tự nó làm nổi bật vấn đề “tôn giáo” để khơi lên mối quan tâm gần như phổ biến và các thách thức của các tín ngưỡng, việc giữ đạo và những đam mê mà tôn giáo khơi dậy một cách bất khả kháng, thay vì mê hoặc với những chuyện kỳ quặc làm nó bị biến dạng, hoặc định lượng tác động của nó với văn hóa và xã hội, như thể nó là một hiện tượng thuần túy hình thức và bên ngoài, có thể dùng khoa học để đo, dù bị nguyên tắc thế tục kìm nén trong không gian công cộng. Nhưng ngược lại, bộ phim của Gad Elmaleh nhấn mạnh vào nội tâm, mối quan hệ cá nhân – thậm chí là mật thiết – một điều khó để nắm bắt từ bên ngoài, nhưng điều này lại làm cho bản thân trở nên dễ tiếp cận hơn qua truyền thống, qua nhiều dấu hiệu và qua những cử chỉ nhỏ hướng cái nhìn về thế giới, cuộc sống, người khác và bản thân.
Một người công giáo được thuyết phục và có học, chắc chắn sẽ không nhận ra đức tin trọn vẹn của mình với kitô giáo, điều đã làm cho nhân vật chính say mê mà không quyết định từ bỏ hoàn toàn bản thân mình. Nhưng bộ phim không có ý định dạy giáo lý, lại càng không là một khảo luận thần học hệ thống. Có bao nhiêu tổ tiên hoặc người đi trước chúng ta xứng đáng được hưởng thiên đàng mà không cần biện minh cho việc giữ đạo của họ, cũng không là người tín hữu hoàn hảo đó sao? Một trong những câu nói nhỏ nhưng mãnh liệt nhất giữa người con trai và cha mẹ, những người nghĩ rằng họ sẽ mất con nếu con rửa tội là lời khẳng định nghịch lý, không phải đứa con tự chọn và không ai thao túng nó.
Các sứ giả của Chúa
Dù không biết cách giải thích về mặt lý thuyết, nhưng ông được Chúa thu hút, kêu gọi, không trực tiếp như Chúa hiện ra với ông, nhưng qua các đại diện và sứ giả ít nhiều có ý thức hoặc vô thức, đã không làm ông mất tự do, nhưng làm ông triển nở, làm ông cam kết đi tìm mà không tham vọng chiếm đoạt. Và phạm vi của các sứ giả này đi từ việc kính mến Đức Mẹ, thắp nến trong nhà thờ đến một linh mục, một nữ tu và một cô gái trẻ sáng chói (người không chịu đóng vai của mình). Cô chăm sóc một cụ già bị vỡ mộng, bị chán ngán mà ông rửa chân như Chúa Giêsu đã làm với các môn đệ của Ngài. Kết quả là một loạt các cảnh quay trái khuấy làm các nhà phê bình không nói nên lời và Gad Elmaleh không buồn bình luận trong nhiều cuộc phỏng vấn của ông.
Do đó, chúng ta khám phá một đức tin được sống mà không bị tuyên xưng trong các quy tắc, không lay chuyển nhưng không cứng nhắc nhưng lại dành chỗ cho hài hước. Không đùa, vì mỉm cười là từ chối phán xét khi đối diện với sự thiếu sót của một logic liên quan đến thực tế mà lẽ ra nó phải quản lý. Vì thế đây là một hình thức khiêm tốn, có thể thấy được trong tập phim (hư cấu) khi cha mẹ xem như bị lây theo khi tìm thấy tượng Đức Mẹ trong va-li con mình, hay khi nghệ sĩ chết lặng trước sự rắc rối của thời khóa biểu giờ kinh ở tu viện, như dòng Xitô đón ông một cách lạnh nhạt.
Gad Elmaleh kể lại đức tin của ông: “Tôi mơ giây phút chúng ta sẽ thực sự nói chuyện với nhau”
Các thách thức với Giáo hội và với Israel
Hài hước độ lượng (ngược với mỉa mai chế giễu) với những yếu kém (nhỏ) của con người xuất hiện ở đây như một khía cạnh của do thái giáo mà phần nào đó trong kitô giáo thiếu. Điều này chắc chắn sẽ được khám phá lại từng chút cội nguồn Kinh thánh và sự không thể tách rời giữa Cựu ước đầu tiên và Tân ước trong thần học, trong phụng vụ và trong tâm linh của nó ở thế kỷ 20 này. Còn phải đo độ trung thành các lời hứa của Chúa với dân Israel. Dân được chọn không thể hủy bỏ này có nghĩa là do thái giáo không phải là một nguồn gốc xa xôi, mà là một nguồn sống mãi mãi, được tô màu bằng hài hước qua các thử thách đáng lý sẽ diệt bất cứ căn tính nào. Như thế đạo công giáo sau kỷ nguyên bành trướng, dường như không thể đảo ngược ở miền xứ chúng ta, cũng phải học cách tồn tại, đừng quên mỉm cười, không còn thù địch, nhưng từ đó trở nên thờ ơ và tan biến trong mốt hiện nay.
Israel vẫn còn thách thức trong việc định vị sự phát triển của kitô giáo trong lịch sử của chính mình, sau nhiều thế kỷ bị đàn áp.
Israel vẫn gặp thách thức trong việc định vị sự phát triển của kitô giáo trong lịch sử của chính mình, sau nhiều thế kỷ bị kiềm nén (cấm vào nhà thờ công giáo!) trước hàng loạt người ngoại giáo sùng bái thần tượng, để đối phó với bắt bớ và khinh thường. Cuối cùng người tín hữu kitô giáo cũng như do thái giáo phải hiểu Chúa là Chúa Cha của tất cả, sẽ hiện thực, không thể sai lầm, nhưng không phải trước ngày tận thế, cũng không phải nhờ cố gắng và đạo đức của họ – mà họ không được miễn gì trong khi chờ đợi. Những căng thẳng này tất nhiên là động lực cuối cùng của phim, và là lý do vì sao hồng y Aron Jean-Marie Lustiger, sinh ra là người do thái, đảm bảo ngài vẫn là người do thái, là điểm quy chiếu được lặp lại: nếu Gad rửa tội, tên thánh của ông sẽ là Jean-Marie.
Tấm gương của hồng y do thái
Câu chuyện của hồng y Aron Jean-Marie Lustiger dĩ nhiên khác với câu chuyện của Gad Elmaleh: hồng y là con của một gia đình ashkenazim không sùng đạo lắm, và em gái của hồng y theo ngài cách tự phát; còn gia đình Gad là gia đình sépharade truyền thống hơn, và chị Judith của Gad nghĩ em mình đang ở trong cơn khủng hoảng tuổi trung niên. Và trên hết, cậu bé 14 tuổi năm 1940 đã đi hết con đường, được rửa tội và cuối cùng chỉ còn một bước là làm giáo hoàng, trong khi, trong phim, người đàn ông đó khoắc tay ở giây phút cuối cùng. Tuy nhiên, hồng y tổng giám mục tương lai của Paris đã mở ra một con đường mà cho đến nay vẫn bị cản khi ngài nói với cha mẹ: “Đường con đi không làm cho con từ bỏ con là người do thái, nhưng trái lại, con tìm thấy nó, đón nhận nó với trọn ý nghĩa.”
Giáo hội đã học được khá nhiều điều từ người do thái này, trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của mình. Bất chấp những gì người giáo sĩ do thái thiện cảm tiếp nghệ sĩ Gad Elmaleh nói, hồng y không giảng bằng tiếng yiddish trong lễ nhậm chức năm 1981 tại Nhà thờ Đức Bà Paris, nhưng ngài đi xa hơn khi tuyên bố “như thể những cây thánh giá bắt đầu mang ngôi sao vàng”. Và cây đàn kaddish trước nhà thờ chính tòa này trong đám tang hồng y năm 2007 chỉ là khúc dạo đầu cho một thánh lễ, giống như Giao ước Mới đến thay thế Giao ước đầu tiên. Do đó, ông cho thấy biên giới giữa Israel và Giáo hội đã thấm nhập và luôn như vậy.
Chúng ta đừng quên hài hước cũng như được chọn
Người công giáo vẫn còn nhiều điều học hỏi ở do thái giáo – và không chỉ Kinh thánh và Luật Môsê, những thứ họ mượn từ đó và không có quyền chiếm đoạt chúng. Họ bắt đầu đánh giá cao hài hước: xem thành công của vở kịch Cha xứ lên cơn khủng hoảng (Monsieur le curé fait sa crise) đang lưu diễn khắp nước Pháp, do đạo diễn Mehdi Djaadi thực hiện chuyển thể từ tiểu thuyết của cố văn sĩ Jean Mercier, nhà báo ở báo La Vie. Đạo diễn Mehdi Djaadi trở lại từ đạo hồi và là diễn viên, xuất hiện trong phim Con ở lại một chút. Bước tiếp theo có thể nhận ra, cũng giống như người ta không thể không còn là người do thái, thuộc về một quốc gia mà bản sắc đã được xây dựng, dù muốn hay không, trên đức tin kitô giáo thành một loại được chọn, cự lại mọi lãng quên và phủ nhận, và điều này cho phép tất cả người con hoang đàng trở về.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Điều cấm trong phim Con ở lại một chút: người do thái và hồi giáo cấm con cái của họ vào nhà thờ công giáo