Cuộc khủng hoảng lạm dụng phải là trọng tâm của tiến trình thượng hội đồng đang diễn ra của giáo hoàng

78

Cuộc khủng hoảng lạm dụng phải là trọng tâm của tiến trình thượng hội đồng đang diễn ra của giáo hoàng

ncronline.org, Massimo Faggioli, 2022-11-15

Một phụ nữ cầm nến trong cuộc tụ họp các nạn nhân bị các giáo sĩ lạm dụng tình dục trước nhà thờ chính tòa Essen, Đức. (CNS / KNA / Andre Zelck)

Như sử gia Dòng Tên người Mỹ, linh mục John O’Malley đã viết ở một trong những bài báo cuối cùng của cha đăng trên tạp chí America tháng hai vừa qua, lịch sử của tính đồng nghị có từ lâu đời hơn bạn nghĩ. Có nhiều giai đoạn khác nhau trong lịch sử của thể chế đồng nghị và cách  cai trị của Giáo hội: từ Giáo hội rất sơ khai đến thời trung cổ, đến thời đầu công giáo hiện đại. Giai đoạn hiện tại là một phần trong những gì Công đồng Vatican II đã nghĩ đến về cải cách Giáo hội: kết hợp giữa cập nhật các vấn đề mới (aggiornamento) và xem lại các nguồn cổ xưa của truyền thống kitô giáo (ressourcement).

Đồng thời, tiến trình đồng nghị hiện nay do triều giáo hoàng Đức Phanxicô khởi xướng không thể hiểu được nếu nằm ngoài cuộc khủng hoảng lạm dụng đang thay đổi thời đại Giáo hội công giáo, một trong những “dấu hiệu của thời” mà Tóm lược Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes của Công đồng Vatican II nói đến: “Giáo Hội luôn có nhiệm vụ xem xét kỹ lưỡng các dấu chỉ của thời và giải thích các dấu chỉ này dưới ánh sáng Tin Mừng.” Sự thật là bây giờ Giáo hội không còn xem xét kỹ lưỡng các dấu chỉ của thời dưới ánh sáng của Tin Mừng nữa. Đó cũng là những dấu hiệu của thời đại – bắt đầu bằng tiếng nói của nạn nhân và những người sống sót sau các vụ lạm dụng – đang xem xét kỹ lưỡng nhà thờ dưới ánh sáng của Tin Mừng.

Đã trở nên rõ ràng, không còn có thể phớt lờ, loại bỏ, xem thường, hoặc đứng ngoài cuộc với các trường hợp lạm dụng, đặc biệt là trong Giáo hội. Lạm dụng dưới bất kỳ hình thức nào – tình dục, thiêng liêng, quyền lực và / hoặc thẩm quyền  – đều mâu thuẫn trắng trợn với phẩm giá cơ bản của mỗi con người. Nhận biết sự kinh hoàng của các vụ lạm dụng này là một phần của quá trình nhận biết và thấu hiểu lâu dài ở mức độ văn hóa xã hội và chính trị (dư luận xã hội, luật pháp, hệ thống tư pháp), nhưng cũng ở cấp độ cộng đồng như cộng đồng công giáo (rộng lớn hơn nhiều so với con số của những người sau khi nhận phép rửa tội trong đời sống Giáo hội).

Đa số các giai đoạn địa phương và quốc gia của tiến trình thượng hội đồng đang diễn ra, tài liệu tổng hợp Vatican công bố ngày 27 tháng 10 năm 2019 đã đề cập đến cuộc khủng hoảng lạm dụng như một yếu tố chính trong việc hình thành nhận thức và hiểu biết về Giáo hội, chứ không phải chỉ do các phương tiện truyền thông mà còn do người công giáo. Mối liên hệ giữa sự cần thiết của một Giáo hội hiệp hành hơn và vụ tai tiếng lạm dụng cũng đã thấy ở những quốc gia chưa có cuộc điều tra quốc gia như ở Anh và xứ Wales (Điều tra độc lập về lạm dụng tình dục trẻ em, 2022), ở Pháp (báo cáo của CIASE năm 2021) hoặc ở Úc (báo cáo của Ủy ban Hoàng gia năm 2017).

Cần phải hiểu các cơ hội của tiến trình thượng hội đồng sẽ sớm bắt đầu giai đoạn lục địa gắn kết chặt chẽ với những gì Giáo hội công giáo đang làm và không làm trong cuộc khủng hoảng lạm dụng. Đó là cuộc khủng hoảng bạo lực dù khi nó không rõ ràng là khủng hoảng bạo lực.

Nếu có một vấn đề mà người công giáo ở nhiều quốc gia sẽ quyết định ở lại hay bỏ đi, thì việc cải tổ Giáo hội là câu trả lời thích đáng với cuộc khủng hoảng lạm dụng. Trong điều này, những ai mô tả tính đồng nghị như một hoán cải thiêng liêng chứ không phải thay đổi cấu trúc thì họ nên nhìn lại  lịch sử. (Thật là sốc khi thấy trong nhóm các chuyên gia họp ở Frascati để soạn thảo tài liệu tổng hợp tháng 10 không có một sử gia nào). Đại đa số người công giáo đã trở nên nhạy cảm với cuộc khủng hoảng lạm dụng, bây giờ họ nhìn vào tương lai Giáo hội và không muốn có một Giáo hội công giáo khác, một Giáo hội công giáo đối lập với Giáo hội hiện có. Họ không muốn một cuộc Cải cách khác chia rẽ đạo công giáo làm đôi.

Họ không muốn một “Phản-Cải cách” giống như phản ứng chống lại những người cải cách tin lành vào thế kỷ 16. Những gì họ muốn là một cải cách công giáo mang lại sức sống mới cho những cấu trúc hiện có, không sợ loại bỏ những cấu trúc không còn chức năng ý nghĩa và chắc chắn sẽ không còn trong tương lai, và can đảm tạo ra những cấu trúc mới.

Đúng như các nhà lãnh đạo thượng hội đồng đã nói nhiều lần, tiến trình thượng hội đồng là thành quả chín muồi của Công đồng Vatican II. Nhưng nó sẽ là lời hứa thất bại – một dấu hiệu đáng ngại về tình trạng tiếp nhận Công đồng Vatican II – nếu thượng hội đồng hiệp hành không giải quyết được cuộc khủng hoảng lạm dụng, đặc biệt trong tiến trình của thượng hội đồng quốc gia, kể cả ở Hoa Kỳ, Úc, Áo và Pháp. Tuy nhiên, ấn tượng mạnh là thường, thì nỗi đau của các nạn nhân bị lạm dụng trong Giáo hội được trình bày như một trong những vấn đề quan trọng không kém khác. Quan trọng hơn, việc đề cập đến “tính minh bạch cao hơn, trách nhiệm và đồng trách nhiệm” (như điểm 20 của tài liệu Vatican công bố tháng 10) dường như không thực sự dẫn đến việc giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống cơ bản ở bên cạnh cuộc khủng hoảng kép: lạm dụng và thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo trong giáo hội – và do đó là nhu cầu thay đổi cơ cấu, đặc biệt là trong việc quản trị Giáo hội và các mô hình thừa tác vụ.

Một thành viên lần hạt ngày 1 tháng 10 năm 2018, trong một phiên họp công khai về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục tại Hội trường Giáo xứ Our Mother of Confidence ở San Diego. (CNS / David Maung)

Muốn phớt lờ hoặc tối thiểu hóa tác động của cuộc khủng hoảng lạm dụng có thể được thúc đẩy bởi hai lý do.

Mặt khác, nhiều người nghĩ lạm dụng đã được nói đến quá lâu và quá nhiều, và cuối cùng người ta nên quay về với những vấn đề mục vụ “thực sự”. Điều này tùy thuộc vào sở thích, theo tự do hay bảo thủ của tâm lý pháo đài. Nó để qua một bên cuộc khủng hoảng kép – nỗi kinh hoàng của bạo lực tình dục do hàng giáo sĩ, nam nữ tu sĩ và những người khác trong Giáo hội, và nỗi kinh hoàng lớn về sự thất bại của các nhà lãnh đạo Giáo hội trong việc ngăn chặn lạm dụng – chẳng hạn khi nói về tính đồng nghị và cách thức của Giáo hội trong hiện tại. Tất cả những gì có thể làm xáo trộn bầu khí tâm linh của một khởi đầu mới, đã được mong chờ sau bao nhiêu vụ tai tiếng, hoặc một định hướng chiến tranh văn hóa đều phải bị loại bỏ.

Mặt khác, một số – kể cả những người điều khiển tiến trình theo đường lối thượng hội đồng quốc gia của Đức – thấy mình bị cáo buộc là người đang sử dụng các vụ lạm dụng như một cái cớ để thúc đẩy các yêu cầu chính trị thường được đưa ra như phong chức cho phụ nữ, mà không cần trải qua một quá trình phân định thiêng liêng thực sự.

Nguy cơ vốn có khi để các vụ tai tiếng lạm dụng ra khỏi xu hướng chủ đạo của các cuộc thảo luận thượng hội đồng (điều này có thể hiểu được theo quan điểm của con người về sự đau khổ không thể chịu đựng được của những người bị ảnh hưởng và sự thất bại của ban lãnh đạo Giáo hội) là rất lớn và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Sự thất vọng sâu sắc, tức giận, cam chịu và xa lánh của nhiều người công giáo, ngay cả từ cốt lõi của các giáo xứ và các cơ sở giáo hội khác, sẽ đơn giản bị gạt sang một bên – và sẽ vĩnh viễn đưa nhiều giáo dân dấn thân và gia đình của họ vào cảnh biệt xứ thiêng liêng.

Hơn nữa, tiềm năng sáng tạo to lớn để đổi mới thể chế và thiêng liêng thực sự dẫn đến một Giáo hội an toàn, minh bạch và trung thực hơn cũng sẽ không bị loại bỏ. Cái giá phải trả dường như quá cao đối với nhiều người, những người không nhận ra và không công nhận, không có giải pháp nào nhanh chóng và kỳ diệu, cả cánh tả lẫn cánh hữu.

Đồng thời, trước nhiều cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong xã hội và trên thế giới, đây là dấu hiệu cần thiết nếu Giáo hội công giáo ý thức mình đối diện với cuộc đối đầu vất vả và tuyệt vọng với quá khứ và hiện tại rất hỗn độn của mình. Khi làm như vậy, đây sẽ là một ví dụ về việc làm thế nào, với những thất bại và tiềm năng của mình, một phát triển thực tế và hiệu quả hơn nữa về những gì ở thời kỳ đầu của kitô giáo có thể diễn ra: lòng vị tha với những người khao khát nhất được Chúa chữa lành và cứu rỗi.

Bài do giáo sư Massimo Faggioli, giáo sư thần học lịch sử tại Đại học Villanova và linh mục Dòng Tên Hans Zollner viết, linh mục là giám đốc Viện Nhân chủng học tại Giáo hoàng Học viện Gregorian và là thành viên của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch