Linh mục Hans Zollner: “Một bước tiến lớn, dù đã đến rất trễ”
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2022-11-08
Linh mục Hans Zollner, giám đốc Viện Nhân chủng học tại Giáo hoàng Học viện Gregorian, Rôma cho rằng Hội đồng Giám mục Pháp nên công bố tên các giám mục liên quan, để không gây ra nghi ngờ chung cho mọi người.
La Croix: Cha phản ứng như thế nào trước các tiết lộ của Hội đồng Giám mục Pháp ngày thứ hai 7 tháng 11?
Linh mục Hans Zollner: Trước hết tôi rất sốc và ngạc nhiên. Điều này cho tôi thấy đây là một thất bại của thể chế trong hàng chục năm qua. Nó rất rõ ràng. Nhưng nghịch lý thay, tôi cũng thấy trong cách tiếp cận này, một bước tiến lớn của các giám mục Pháp, dù đã rất trễ.
Ở Rôma, rụng rời sau khi công lý cáo giác vụ mười một giám mục Pháp lạm dụng
Tuy nhiên việc này thiếu một chiều kích thiết yếu: nếu pháp lý cho phép, Hội đồng Giám mục Pháp nên công bố tên các người vi phạm. Nếu không sẽ có nguy cơ nghi ngờ lan cho tất cả mọi người. Chúng ta phải luôn công nhận và nói sự thật, với sự rõ ràng cần thiết.
Có nên hướng tới sự minh bạch của các biện pháp trừng phạt giáo luật không?
Đây là một tranh luận đã có nhiều năm. Với tôi đương nhiên là phải công bố các quyết định theo quy tắc về tính minh bạch được nêu ra trong hội nghị thượng đỉnh về lạm dụng tình dục Đức Phanxicô triệu tập tại Vatican năm 2019. Như chúng ta có thể thấy, trong thời kỹ thuật số, thật ảo tưởng nếu muốn che giấu những chuyện mà sớm muộn gì cũng bị lộ, cùng với tai tiếng đi kèm. Đây là quy tắc giao tiếp mà chúng ta chưa được học.
Như thế phải có những thay đổi?
Đúng, phải có. Trong Giáo hội chúng ta vẫn chưa hiểu cách thức hoạt động của truyền thông trong thế giới ngày nay. Cần phải nhớ, các vụ việc sớm muộn gì cũng ra ánh sáng. Vì thế chúng ta phải minh bạch và chân thành, đồng thời phải tôn trọng luật dân sự.
Liên quan đến tính minh bạch của các biện pháp trừng phạt giáo luật, nạn nhân cũng phải có quyền xem hồ sơ. Và đó là điều chúng ta chưa làm được bây giờ.
Cả sắc phong và các danh dự cũng không bảo vệ được một khi đã phạm lỗi
Các quy trình bổ nhiệm giám mục có nên xem xét lại không?
Phải phân biệt các vấn đề. Một mặt, chúng ta không bao giờ có thể ép ai nói sự thật nếu họ không muốn tiết lộ, có nghĩa là, khi một ứng viên đã có những hành vi có hại mà họ không nói ra và họ không tự tiết lộ thì sẽ không có quy trình bổ nhiệm giám mục nào có thể có.
Vụ giám mục Santier làm nổi bật sự rối loạn chức năng rõ rệt của các sứ thần
Ngược lại, chúng ta có thể dự kiến những thay đổi trong nhóm những người phỏng vấn, chẳng hạn chuyển sang những người không ở trong Giáo hội nhưng đã biết và hợp tác với ứng viên, kể cả trong các bối cảnh khác.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Hồng y Ricard Giáo hội Pháp một lần nữa rơi vào tình trạng hỗn loạn